Không dưng nhớ những ổ cửa sổ tí hon ở quê nhà.
Nhà Nội có khung cửa sổ nhỏ màu xanh. Trẻ con như tôi ngày đó nếu đứng trên cái giường nhỏ kê phía dưới nhìn ra ngoài, sẽ giống như bức chân dung người ta hay chụp làm giấy tờ. Mỗi sáng khi hồi công phu khuya đổ hồi, Nội lê dép kéo cửa kính, mở toang hai cánh cửa gỗ nhỏ. Trời đất vẫn còn tối mờ mờ, rồi nằm nhìn hừng đông từ từ dọi về. Kế đó, thể nào cũng là tiếng xịt- phù, xịt- phù của chú Hoàng con bà Năm bên cạnh.
Từ ngày chú xuất hiện (tôi nghĩ là chú được thả về sớm từ trại học tập), thanh niên con nít xóm tôi vẫn hay dòm ngó chú. Chẳng là vì chú khác lắm với những người xóm tôi. Sáng nào cũng ra trước sân tập tạ và chạy vòng vòng quanh sân. Người chú lực lưỡng, rắn chắc, trông khỏe mạnh hơn những thanh niên gày còm trong xóm. Con nít như tôi sợ chú một nước, chẳng phải vì sự đô con lực lưỡng mà vì con mắt giả tròn vo của chú. Tụi tôi vẫn lén gọi chú là chú Hoàng chột.
Mỗi năm hè về, bác cho ba anh lên thăm nội. Cả ba họp lại với anh Hai suốt ngày chơi trò con trai, tôi hay lẽo đẽo theo sau như kẻ ngoại đạo. Những ngày mưa, ra sân không được, bốn anh hay ngồi trên giường kể chuyện đông tây rồi cười ha hả. Tôi nhớ có lần tôi ngồi nơi mép giường nghe lén được bốn anh đang bàn nhau chuyện ước gì. Họ bàn nhau có một đêm tối trời nào đó, lại đem khiêng chú Hoàng cột chung với cô Liên bẳn tính của nhà bà bún lên xà nhà. Chả biết vì lí do gì mà lại đi ghét người ta tới vậy. Con nít, chắc thường thương ghét theo nhận xét của mình hay qua lời kể của người khác. Chuyện củ rích vậy, có hỏi anh họ cũng không nhớ vì sao lại tưởng tượng ra cái trò trói người kiểu đó.
Vườn sau nhà nội trông ra phía sau hẻm là nhà mệ Sáu. Mệ bị liệu nặng. Có lần lúc thơ thẩn trước cổng ôm con búp bê bằng cái gối (là cột túm đầu cái gối lại làm thành cái đầu rồi lấy áo quần của mình bận vô cho nó), tôi xảy tay làm rớt nó xuống đất, nhằm lúc mệ Sáu đi ngang, mệ la hoảng, ‘mày đái tao ị, à không, tao ị mày đái… chết em rồi con ơi….’ một tràng rồi chửi mồ tổ cha mi. Tiến thoái lưỡng nan nghe. Đứng nhe răng cười thể nào cũng có chuyện nên lại lui cui lượm cái gối chạy ù vô nhà. Động ai nhưng đừng bao giờ động tới mệ Sáu. Chuyện lớn nhỏ chi mệ cũng ra cái am trước nhà thắp nhang rồi chửi. Làm ràm, đều đều thôi mà dai dẳng từ sáng tới chiều, tới khuya đi ngủ, sáng sớm ra thắp nhang chửi tiếp. Khi nào đã nư, mệ tạm tha, chờ hồi sau tính tiếp.
Hôm qua đi làm về thấy cành chanh chìa qua bên phía nhà hàng xóm gãy nhánh nằm chỏng chơ. Phản ứng đầu tiên là nghĩ tới người hàng xóm ghét nhánh lòa xòa nên tự tay dứt bỏ. Người đàn ông lớn trong nhà tôi bận tà lỏn ở trần bắt ghế ngó qua nhà họ định ‘hỏi tội’. May mà họ đi đâu không có ở nhà. Tới tối nằm vắt tay nghĩ ngợi nói cành chanh lúc lỉu trái cỡ đó mình không đỡ thì chắc nó tét cành là phải rồi. Tôi hỏi có còn may là mình chưa có cơ hội nổi nóng vô cớ với hàng xóm. Khi giận là vậy, khi nguội ngồi nghĩ lại mọi chuyện đều khác đi nhiều lắm, ví như từ con voi xẹp xuống thành con kiến.
Nằm trằn trọc vớt từng cơn gió tưởng tượng ngoài cửa sổ lại loanh quanh nhớ tới khung cửa xanh nhỏ nhà nội. Với cơn nóng lên trăm độ và nhà không có máy lạnh, tôi cần những ô cửa sổ lớn hơn, lớn hơn gấp vạn lần.
Nghĩ lẩn thẩn cửa sổ hẹp có giới hạn tầm nhìn trong góc mắt mình không biết nữa? Rồi cửa sổ to lớn thế này, không chịu nhìn thì thể nào mọi thứ cũng nhỏ hẹp. Lẩn thẩn thiệt tình!
Nhà Nội có khung cửa sổ nhỏ màu xanh. Trẻ con như tôi ngày đó nếu đứng trên cái giường nhỏ kê phía dưới nhìn ra ngoài, sẽ giống như bức chân dung người ta hay chụp làm giấy tờ. Mỗi sáng khi hồi công phu khuya đổ hồi, Nội lê dép kéo cửa kính, mở toang hai cánh cửa gỗ nhỏ. Trời đất vẫn còn tối mờ mờ, rồi nằm nhìn hừng đông từ từ dọi về. Kế đó, thể nào cũng là tiếng xịt- phù, xịt- phù của chú Hoàng con bà Năm bên cạnh.
Từ ngày chú xuất hiện (tôi nghĩ là chú được thả về sớm từ trại học tập), thanh niên con nít xóm tôi vẫn hay dòm ngó chú. Chẳng là vì chú khác lắm với những người xóm tôi. Sáng nào cũng ra trước sân tập tạ và chạy vòng vòng quanh sân. Người chú lực lưỡng, rắn chắc, trông khỏe mạnh hơn những thanh niên gày còm trong xóm. Con nít như tôi sợ chú một nước, chẳng phải vì sự đô con lực lưỡng mà vì con mắt giả tròn vo của chú. Tụi tôi vẫn lén gọi chú là chú Hoàng chột.
Mỗi năm hè về, bác cho ba anh lên thăm nội. Cả ba họp lại với anh Hai suốt ngày chơi trò con trai, tôi hay lẽo đẽo theo sau như kẻ ngoại đạo. Những ngày mưa, ra sân không được, bốn anh hay ngồi trên giường kể chuyện đông tây rồi cười ha hả. Tôi nhớ có lần tôi ngồi nơi mép giường nghe lén được bốn anh đang bàn nhau chuyện ước gì. Họ bàn nhau có một đêm tối trời nào đó, lại đem khiêng chú Hoàng cột chung với cô Liên bẳn tính của nhà bà bún lên xà nhà. Chả biết vì lí do gì mà lại đi ghét người ta tới vậy. Con nít, chắc thường thương ghét theo nhận xét của mình hay qua lời kể của người khác. Chuyện củ rích vậy, có hỏi anh họ cũng không nhớ vì sao lại tưởng tượng ra cái trò trói người kiểu đó.
Vườn sau nhà nội trông ra phía sau hẻm là nhà mệ Sáu. Mệ bị liệu nặng. Có lần lúc thơ thẩn trước cổng ôm con búp bê bằng cái gối (là cột túm đầu cái gối lại làm thành cái đầu rồi lấy áo quần của mình bận vô cho nó), tôi xảy tay làm rớt nó xuống đất, nhằm lúc mệ Sáu đi ngang, mệ la hoảng, ‘mày đái tao ị, à không, tao ị mày đái… chết em rồi con ơi….’ một tràng rồi chửi mồ tổ cha mi. Tiến thoái lưỡng nan nghe. Đứng nhe răng cười thể nào cũng có chuyện nên lại lui cui lượm cái gối chạy ù vô nhà. Động ai nhưng đừng bao giờ động tới mệ Sáu. Chuyện lớn nhỏ chi mệ cũng ra cái am trước nhà thắp nhang rồi chửi. Làm ràm, đều đều thôi mà dai dẳng từ sáng tới chiều, tới khuya đi ngủ, sáng sớm ra thắp nhang chửi tiếp. Khi nào đã nư, mệ tạm tha, chờ hồi sau tính tiếp.
Hôm qua đi làm về thấy cành chanh chìa qua bên phía nhà hàng xóm gãy nhánh nằm chỏng chơ. Phản ứng đầu tiên là nghĩ tới người hàng xóm ghét nhánh lòa xòa nên tự tay dứt bỏ. Người đàn ông lớn trong nhà tôi bận tà lỏn ở trần bắt ghế ngó qua nhà họ định ‘hỏi tội’. May mà họ đi đâu không có ở nhà. Tới tối nằm vắt tay nghĩ ngợi nói cành chanh lúc lỉu trái cỡ đó mình không đỡ thì chắc nó tét cành là phải rồi. Tôi hỏi có còn may là mình chưa có cơ hội nổi nóng vô cớ với hàng xóm. Khi giận là vậy, khi nguội ngồi nghĩ lại mọi chuyện đều khác đi nhiều lắm, ví như từ con voi xẹp xuống thành con kiến.
Nằm trằn trọc vớt từng cơn gió tưởng tượng ngoài cửa sổ lại loanh quanh nhớ tới khung cửa xanh nhỏ nhà nội. Với cơn nóng lên trăm độ và nhà không có máy lạnh, tôi cần những ô cửa sổ lớn hơn, lớn hơn gấp vạn lần.
Nghĩ lẩn thẩn cửa sổ hẹp có giới hạn tầm nhìn trong góc mắt mình không biết nữa? Rồi cửa sổ to lớn thế này, không chịu nhìn thì thể nào mọi thứ cũng nhỏ hẹp. Lẩn thẩn thiệt tình!
3 comments:
Hổng phải lẩn thẩn đâu, mà tại có người .....giữ nhiều thứ trong đầu quá nên dzậy á :) :)
Chèng, chắc chuyện "ngày xửa, xưa" lại nhớ ĐL thiệt á nhen :( :(
Quỳ, chắc tại không biết để đâu, thôi để trong đầu á. :)
Q. ui, để trong đầu riết coi chừng ...chật chỗ đó nhen. Lôi ra kể chiện "ngày xửa, xưa" tiếp đi.
DQ nhiều lúc nhớ ra nhiều chiện xưa lắm, nhưng khi ngồi xuống viết thì viết hổng ra chữ á ...hic ..hic ...
Post a Comment