Vài tuần trước, trường con cho mượn hội trường cho ba buổi hội thảo của ông Michael Clark về cách giáo huấn con cái, cách phân loại và ứng phó với từng loại người, và cân bằng bản thân. Tuần đầu mình bỏ lỡ vì... quên. Tuần sau, cô giáo Nì gởi email mời đi, 'đừng cho là con của mình không có vấn đề mà bỏ qua những buổi thảo luận này, có thể giúp ích sau này đó.' Vậy là đi!
Qua nửa tiếng đầu tiên, thấy tiếc là mình đã bỏ lỡ tuần đầu. Có nhiều thứ họ nói nghe thông lỗ tai. Họ bàn về vấn đề dạy con, tập tính kiên nhẫn để đối phó với những tình huống căng thẳng. Còn nói về cách nhận xét hành vi, cách sống, và phản ứng của những người mình giao tiếp mỗi ngày để phân loại họ thuộc nhóm người nào để ứng phó.
Cùng một vấn đề, nhưng mỗi người phản ứng mỗi khác. Vậy nên đừng lấy suy nghĩ của mình áp đặt lên người khác. Điều này đôi lúc cũng khó làm vì vẫn tự hỏi tại sao người ta lại nghĩ/làm như vậy.
Ba Nì ngồi với mình trong suốt hai buổi nói chuyện. Ít nhiều cũng nhận ra những quan điểm khác và giống về cách dạy con. Anh amazed với cái chú thông dịch viên cho người khiếm thính. Giống như chuyện can thiệp khi người khác đang la dạy con. Những lúc mình la con, ba Nì hay cà rỡn cười cười để làm dịu tình hình. Mình là mình ghét lắm, làm cho người ta bực bội thêm nên hay cau có nói anh không giúp được gì em còn làm con nghĩ chuyện em la nó là trò đùa. Còn khi anh la hay đét con, mình nóng ruột hay nhảy vô can thiệp. Khi bàn về tình tiết này, ông Clark nói, những lúc này, bên này nếu không đồng tình với bên kia, nên giữ im lặng, kiềm chế cảm xúc của mình, đợi sau khi nguội lại, sẽ kêu bên kia ra nói rõ quan điểm của mình rằng mình không đồng ý với cách dạy, cách nói đó...
Điều mà ông Clark nhấn mạnh, calm yourself, khi nóng lên thì nhìn mọi thứ đều đỏ rực. Điều này ai ít nhiều cũng có dự phần hết. Recentering là quan điểm của ổng. Thở sâu, thả lỏng cơ mặt và thân thể, nhắm mắt 'đẩy' attention xuống trung tâm của thân thể- vùng bụng, 'đẩy' lên rồi thở ra.
Có ông bố kể rằng sau khi tham gia phần đầu chương trình, ông về thực hành liền với thằng con. Cũng tập recenter rồi hạ tầm nhìn nhìn vào mắt thằng con mà nói chuyện nhưng kết quả là thằng con vẫn lì lợm và ngang bướng. Thầy giáo hỏi vậy ông có quên điều gì tôi dặn không, như là thả lỏng cơ mặt chẳng hạn. Ông bố lúc đó mới à, tui quên thả lỏng, chắc lúc đó mặt mày còn đỏ lự, mắt long sọc lên dữ tợn nên thằng con không những không thấy sợ mà còn phật lòng nữa.
Còn nhiều câu chuyện của nhiều bậc cha mẹ kể ra. Những tình huống dở khóc dở cười. Nên khi bạn Thuận lúc ăn trưa cuối tuần rồi, nói nhà tq khỏe rồi nhé, không phải lo thức đêm thức khuya lo thay tả hay chăm ăn. Con lớn lo chuyện lớn hơn thôi nè. Đôi lúc không phải chạy theo lo cho con từng tí, nhưng những phân vân, thắc mắc về tâm tình và tính cách của con, nhiều lúc cũng đau đầu.
Chiều nay nhà mình đi dự hội thảo recentering này.
À, ông Clark có mở hai khóa học này vào tháng 7 ở Malcolm X Library và Harold J. Ballard Parent Center. Sáu tuần và miễn phí. Có chổ trông coi trẻ con, có thông dịch viên tiếng Mễ và khiếm thính.
9 comments:
Quỳ cũng thích đi đến những buổi hội thảo như vậy á . Học hỏi được nhiều điều bổ ích lắm hơ. Nhất là trong cách ứng xử mỗi ngày á!
Học chữ "nhẫn" nhiều khi khó quá chừng, nhưng vẫn phải ráng học nè.
Em cũng thích đến những nơi này.
Nhưng ở Sài Gòn vẫn chưa có nhiều những buổi nói chuyện kiểu như vầy chị à.
Đúng là con nít nó để ý lắm. Cha mẹ phải cùng một hướng để dạy chứ không là chúng làm nũng ra liền hà, mình cầm lòng cũng không đặng nữa.
Năm cặp nhà này cặp nào cũng đẹp đôi quá xá:)
ước gì có một đứa con trai, một đứa con gái, và một ông chồng tối tối ngồi nhai bắp rang cùng nhau :))
Mía: Từ giờ tới khi có được cái điều ước ấy,cứ tối tối qua rủ Q với M ngồi ăn bắp rang cùng đi. hihihi....
Quỳ, có thời gian, Q cũng muốn tham gia mấy khóa nói chuyện vậy, nghiệm ra được nhiều điều. "nhẫn" thì mình học luôn cả đời á.
Bảo Quyên, em có thể tham khảo được nhiều tài liệu online. Nhưng mà nghe người ta nói thì dễ nhập tâm hơn nhiều ha.
Chị Thảo. Cảm ơn chị! :)
Mía, à, à, cái bức tranh hạnh phúc này thì ai cũng muốn vẽ ra à. Đôi lúc có sẵn trong tay cũng khó lòng thực hiện, một, hai, hay nhiều lí do.
Thôi nghe BQ đi! :)
Post a Comment