Thông suốt cuốn truyện là những đoạn hồi ký về tuổi thơ của anh ở Sài Gòn và Phan Thiết, về những chuyến đi thăm nuôi ba anh ở trại cải tạo Minh Lương, về chuyến vượt biển và những ngày mới hội nhập ở quê hương mới, về mối tình của anh, về bà Ngoại, và về cả những điều rất riêng tư trong chính gia đình của anh. Lối kể chuyện của anh An nhẹ nhàng, nhưng rất lôi cuốn. Đọc mà thấy chua chát cho những câu chuyện mà anh đã trải qua ở Việt nam và ngay cả trên đất Mỹ. Anh đôi lúc như bị lạc lòai, không biết nơi đâu, và gọi nơi đâu là quê hương. Những đắn đo, trăn trở đó, tôi tưởng một người lớn lên ở Mỹ như anh, thì không hề hay chí ít cũng ít khi nghĩ tới. Cũng có lúc bật cười ha hả với lối kể chuyện dí dỏm của anh. Song song với cuộc hành trình trên chiếc xe đạp là những cuộc “hành trình” (không sao đếm nỗi) vào restroom của anh. Chỉ có một điều mà tôi cảm thấy tiếc và bực mình là anh rãi rác dùng từ tiếng Việt sai trong cuốn sách của mình. Tự thắc mắc, với một tác phẩm được anh ấp ủ, đầu tư như vậy, tại sao anh có thể bỏ qua những lỗi nhỏ nhặt nhưng tạo cho đôc giả người Việt như tôi đây cảm giác bị khinh thường. Chắc có lẽ, người duyệt bút cho anh là người Mỹ? Lại tìm cách biện hộ đây. J
Tôi thầm cảm phục sự quyết tâm và lòng can đảm của anh. Thứ nhất, anh dám kể tường tận hoàn cảnh gia đình mình (và xin ba má tha thứ trong chương cuối nếu lỡ đọc đươc cuốn hồi ký của anh). Người Việt nam, dù là lớn lên ở Mỹ, ít khi thổ lộ chuyện thật gia đình của mình giống anh. Cho dù lớp trẻ không ngại, nhưng các vị tiền bối sẽ cho là, “Vuốt mặt không nể mũi.” Thứ nhì, là đã “dũng cảm” đạp xe từ Nam ra Bắc và vào lại Nam, tuy không hoàn toàn đi bằng xe đạp trong suốt cuộc hành trình nhưng có mấy ai làm được như anh. Được biết bây giờ anh đang “ở ẩn” để chờ ra tác phẩm mới. Để xem sao….
No comments:
Post a Comment