Cảnh ban sáng một ngày hè, trong phòng khách của toà nhà họ
Bao nhiêu màn thêu đều mới toanh. Đồ đạc rất là sạch sẽ. Những chỗ có để ki khí đều toả ra những tia sáng chói lọi. Không khí rất nóng nực. Trong phòng hết sức oi ả. Bên ngoài không có ánh sáng. Gầm trời ảm đạm. Đây là bầu không khí lúc giời sắp đổ cơn giông.
Màn mở, Phượng đang đứng sắc siêu thuốc, nơi chiếc bàn dài, kề bức tường giữa, ngoảnh lưng về phía công chúng, thỉnh thoảng đưa tay gạt mồ hôi. Lỗ Quý - bố Phượng, đứng bên cạnh chiếc xô-pha, lau đồ vật trên bàn.
Phượng, trạc 17, 18 tuổi, má đỏ hồng hồng, là một cô gái chắc nịch, xinh xắn. Một pho thân thể nẩy nở với hai tay trắng và to. Khi Phượng bước chân đi thì hai núp vú núc ních dưới tầng áo. Phượng bận áo quần lụa mỏng, đi một đôi giầy đã cũ. Con người lịch sự, cử chỉ nhanh nhẹn.
Sau khi đã được rèn luyện hai năm ở nhà Chu Phác Viên, Phượng ăn nói rất chững chạc, nhanh nhẩu nhưng cũng rất mực thước. Cặp mắt lớn, đường lông mi dài và long lanh rất đẹp, nhưng Phượng cũng biết nhìn lim dim một cách trang nghiêm. Miệng rộng với cặp môi đỏ choé. Khi Phượng cười, miệng hé ra hai hàm răng rất xinh, và đồng thời hai núm đồng tiền cũng lộ ra bên miệng. Tuy vậy bộ mặt Phượng vẫn có vẻ thành thực, trang trọng. Da mặt không trắng lắm. Trời lại nóng nực. Đầu cuống mũi có mấy giọt mồ hôi lã nhã. Thỉnh thoảng Phượng lấy khăn mùi soa lau mặt. Phượng rất thích cười. Phượng biết mình có nhan sắc. Nhưng giờ này, đường mày cô bé còn đang cau hẳn lại.
Bố Phượng - Lỗ Quý - trạc ngoài 40 tuổi, mặt có vẻ đê tiện. Người ta để ý đặc biệt đến đường lông mày thô và rậm, với cặp mí mắt dày của
Quý: - Này, Phượng!
(Phượng vẫn cúi đầu chao siêu thuốc, làm lơ như không nghe)
Quý: - Phượng, Phượng này!
Phượng: (Liếc qua phía Quý) - Chao! Nực quá đi mất! (Chạy lại nơi chiếc quầy phía bên phải, rút lấy một chiếc quạt, đưa tay quạt).
Quý: (Dừng tay, nhìn Phượng) - Phượng này, mày có nghe không đấy?
Phượng: (Lạnh lùng) - Cha bảo gì cơ?
Quý: - Tao hỏi mày đã nghe rõ những điều tao bảo mày hồi nãy chưa?
Phượng: - Nghe rồi mà.
Quý: (Bực dọc) - Con mẹ nó chứ!... Con mấy cái!...
Phượng: (Quay mặt lại) - Thôi mà! Cha cứ nói những chuyện gì gì ấy! (Quạt, và thở dài) Chao, sao mà nực thế này! Lại đổ cơn giông ngay bây giờ cho mà xem! Mà cha đã đánh đôi giầy cho ông chủ xong chưa kia chứ? (Chạy lại cầm lấy chiếc giầy nhìn xem, vẻ rẻ rúng) Đánh thế này đây này! Bẹt vào hai ba bẹt kem, thế là xong đấy!... Ông ấy lại gắt om lên cho mà xem!
Quý: (Giật lấy chiếc giầy) - Việc tao, kệ thây tao! Ai khiến mày!... Này tao bảo, tao nói lại với mày lần nữa! Chốc nữa ấy mà, đẻ mày đến, - nghe chửa? - nhớ đem bao nhiêu áo quần mới ra cho đẻ mày xem, nghe!
Phượng: (Có vẻ khó chịu) - Được rồi!
Quý: - Để cho đẻ mày xem! Để nó nghĩ lại xem độ trước tao xếp đặt đúng, hay đẻ mày đúng...
Phượng: (Mỉa) - Bao giờ mà cha lại chả đúng!
Quý: - Nhớ nói cả cho đẻ mày biết ở đây ăn ngon, uống ngon, và ban ngày hầu bà và anh Hai, nhưng tối lại vẫn theo ý đẻ mày, hôm nào cũng về nhà ngủ cả đấy!
Phượng: - Không nói thì rồi đẻ cũng hỏi đến nơi.
Quý: (Có vẻ đắc ý) - Lại còn... còn tiền (Vẻ thèm khát) mà này!... mày còn có khá nhiều tiền trong túi đấy nhé!
Quý: - Tiền nào nữa? Tiền công hai năm nay, tiền họ thưởng riêng cho mày. Rồi còn tiền vặt vãnh các anh ấy...
Phượng: (Bực bội) - Thì được đồng nào là cha tiêu đồng ấy, uống rượu, đánh bạc hết nhẵn rồi, còn đâu nữa?
Quý: - Kìa! Kìa! Con này lại hốt rồi! Hốt cái gì? Thì ai đã khảo tiền mày đâu nào! Tao bảo là tao bảo... (Nói rất khẽ)... thế này này... chả là anh... anh ấy vẫn thấy đưa tiền cho mày tiêu luôn đấy...
Phượng: (Sợ hãi) - Anh nào cơ?
Quý: - Anh cả ấy, chứ anh nào nữa?
Phượng: (Đỏ mặt) - Ai bảo cha là anh cả cho tôi tiền đấy? Cha điên à? Cứ nói nhảm!
Quý: - Ừ, ừ! thì ừ đấy! Anh ấy không, không bao giờ cho mày tiền cả? Thế nhưng tiền công hai năm nay, mày cũng còn ít nhiều chứ? ... Nào tao đã vòi tiền mày đâu mà!... Nhưng mày đừng lo! Tao bảo là tao bảo thế này này: chốc nữa ấy mà, đẻ mày tới, thì mày hẵng đưa tất cả tiền cho đẻ mày xem, cho đẻ mày sáng mắt ra một tý, nghe chửa?
Quý: (Ngồi chĩnh chện trên chiếc xô-pha) - Híp với họp gì! Mà tao hỏi mày: không có cha mày, thì mày có thành thân không đã? Hai năm nay, nếu cứ nghe lời con đẻ mày, nếu tao không đem mày lên đây hầu ông bà, thì ngày nay có đâu cơm trắng nước trong thế này, có đâu áo dài lụa, áo chẽn phin thế kia...
Phượng: - H...ừ...m! Đẻ là người biết điều, đẻ biết chữ, đẻ có học, đẻ trọng danh giá, đẻ không muốn cho con đẻ đi làm tôi đòi người ta, để cho người ta hành hạ.
Quý: - Danh mấy giá! Lại cứ cái giọng lưỡi con đẻ mày! Mày là thứ gì? Mày con ông gì, bà gì? Con mẹ mày! Cái thứ người mạt lưu xã hội ấy, mà hễ đi làm cho ai, là sợ mất danh giá. Danh mấy giá!
Phượng: (Chán ngắt) - Mặt cha đầy cả vết kem kìa! thôi, đánh kỹ giày đi cho ông chủ cho rồi!
Quý: - Danh giá cái khỉ gì? Mày chỉ học giọng phong lưu xác của con đẻ mày. Mày không biết à? Danh giá! Thế sao đẻ mày cũng bỏ nhà dẫn xác đi kiếm ăn xa tận 800 cây số, để làm cu ly cho trường con gái? tháng tám đồng bạc, một năm mới bén mảng về nhà được vài ngày; làm lụng khổ như con chó ấy, mà còn bảo là biết điều, là có học, còn chưa kiệt hơi!
Phượng: (Điên tiết) - Cha dành lấy vài câu, để chốc nữa còn về nhà mà nói nữa chứ! Đây là nhà ông chủ!
Quý: - Nhà ông chủ, mà tao dạy con tao không được à? Tao bảo mày: đẻ mày..
Phượng: (Dõng dạc) - Bây giờ thì tôi phải nói trước với cha một câu: đẻ chúng tôi một năm mới về nhà được một lần, không dễ dàng gì! lần này đẻ về, là muốn nhìn một tý. Tôi đã đành, lại còn anh Hải nữa. Cha không để cho đẻ ăn ngồi cho yên, thì tôi mách anh Hải những việc cha làm trong hai năm nay, cho mà xem!
Phượng: - Anh ấy thừa hơi mà đi cấm! Nhưng tiền anh ấy ở trên mỏ cứ tháng gửi về cho đẻ là cha tiêu vung hết! Anh ấy mà biết thì anh ấy chả nghe đâu!
Quý: - Thì nó làm gì tao? (To tiếng) Mẹ nó lấy tao, - mày nghe chưa? - tao là bố nó!
Phượng: - Khẽ mồm chứ! Chả có gì mà phải to tiếng!
Quý: - H...ư...m!( Nói một thôi) Tao bảo cho mày biết: tao lấy đẻ mày thì chỉ tao đây là thiệt thòi; mày nghe không? Mày tính: con người lanh lợi như tao đây, thì mày cũng thấy chứ: mấy mươi mặt con người ta, từ nhà trên chí nhà dưới nhà cụ Chu Phác viên, có ai là không niềm nở với cụ Quý? Vào làm chưa được hai tháng, là con gái tao có ngay công việc ở đây nốt. Cho đến cả cái thằng anh mày nữa, không có tao thì dễ nó đã tìm được việc trên mỏ đấy à? Hỏi cái con đẻ mày xem: để cho nó, nó có làm được như vậy hay không? Thế mà thằng Hải với đẻ mày cứ luôn luôn trương gân cổ ra mà cãi với tao! Lần này, tao nói thiệt, con đẻ mày về, nếu cứ xì cái mặt mụ goá của nó xuống như mọi phen, thì nốt có cả cái mặt thằng Hải đây, tao sẽ không thèm nhìn đẻ mày làm vợ nữa! Chưa chừng tao ly dị cũng nên! Để xem chỉ tay đẻ mày nuôi mày rồi lại còn đắp điếm cho cả cái thằng "anh lạc nòi" của mày kia nữa, có trôi không đã!
Quý: - Hừ...m! Ai biết cái thằng con nuôi "oắng pát tàn"(1) ấy là thứ gì cơ chứ?
Phượng: - Thì anh ấy có gì không phải với cha đâu nào! Cha mắng anh ấy như vậy mà làm gì?
Quý: - Nó có gì không phải với tao à? Nó là thứ gì? Đi lính, kéo xe, làm thợ, đi học, đọc sách... thứ nó làm được gì? Xin cho được một chân thợ mỏ đã dễ dàng lắm đấy! Thế mà lại vào hùa với tụi thợ mỏ làm ỏm tỏi cả lên, rồi lại còn đi đánh người ta nữa chứ!
Phượng: (Thận trọng) - Tôi nghe người ta nói là vì ông chủ nhà mình bảo bọn lính cảnh sát bắn vào thợ trước, nên anh em thợ mới xông vào đánh lại đấy chứ!
Quý: - Thì cái thằng ôn con vẫn ăn mày cơ mà! Ăn lương, ăn tiền người ta thì phải vào khuôn phép người ta chứ! Thế mà động một tý là bãi công! ừ! chuyến này nó lại về đây, để tao vác cái đầu già này đi lên van lạy với ông chủ, xin tha cho nó chứ gì!
Phượng: - Có lẽ cha nghe lầm đấy. Anh ấy bảo hôm nay anh ấy sẽ tự mình vào gặp ông chủ, chứ không phải là nhờ cha lên xin ông chủ đâu!
Quý: (Lên mặt) - Nhưng ba quân thiên hạ người ta cứ gọi tao là bố nó kia mà! Thế mày bảo tao cứ để mặc nó được à?
Quý: - Rồi hẵng! Mày đứng đấy, để tao bảo câu này đã.
Phượng: (Cắt lời) - Gần cơm trưa rồi đấy. Cha đã pha ấm trà Phổ Nhĩ cho ông chủ chưa?
Quý: - Đã có tụi thằng nhỏ hầu, tao không biết.
Phượng: - Thế thì... tôi lên gác đã.
Quý: (Giữ lại) - Khoan đã nào! Tao còn câu chuyện cần phải bàn với mày đây.
Phượng: - Chuyện gì kia?
Quý: - Mày biết đấy chứ? Hôm qua là ngày sinh nhật ông chủ. Anh cả con ông nhà ta cũng có thưởng cho tao bốn đồng đấy.
Phượng: - Phúc đức quá! (Nói nhanh) Tôi mà là anh ấy thì nửa trinh tôi cũng chẳng cho.
Quý: (Cười gượng) - Mày nói thế mà đúng! Bốn đồng bạc ăn thua gì! Trả được vài món nợ, là sạch sành sanh.
Phượng: (Cười ranh mãnh) - Chốc nữa hỏi anh Hải xem...
Quý: - Mày đừng nói nhảm!... Cha mượn thì cha giả chứ! Bây giờ cha hỏi đã này: còn bao nhiêu tiền đó, đưa cha giật bảy hay tám đồng đã nào.
Phượng: - Tôi chả còn xu nào! (Dừng lại một lát) Cha giả nợ rồi thiệt à?
Quý: - Thiệt hẳn chứ! (Thề) Tao nói dối mày thì tao là đồ ăn mày! Kể ra cũng chả trách được: hôm qua còn mấy đồng bạc lẻ, món to thì chả thấm vào đâu, món nhỏ thì trả lại còn thừa. Thế là tao nghĩ bụng mình đánh vài mồi chơi. Được lấy một hội, thì có phải trả được hết cả nợ to lẫn nợ nhỏ không! Ai ngờ xúi quẩy quá! Bạc khát nước, thua luôn mấy hội, thế là bao nhiêu tiền nướng sạch, lại còn nợ thêm ngót mười đồng nữa! (Phượng nhìn Lỗ Quý).
Quý: - Cha nói thiệt tình đấy, chả sai nửa lời!
Phượng: - Nhưng tôi cũng nói thiệt tình: tôi chả còn xu nào sốt. (Nói xong lại bưng chén thuốc lên định đi).
Quý: (Bức cấp) - Mày nỡ lòng ư, Phượng? Thế nào thì tao cũng sinh ra mày chứ!
Phượng: - Vâng đấy! Con cha thì cũng chả tài nào giả nợ đậy cho cụ nhà nữa đâu!
Quý: - Con này! Mày phải hiểu đẻ mày yêu mày là yêu đầu miệng đấy thôi! Còn tao thì khác, tao lo liệu cho mày từng ly, từng tý...
Phượng: (Đoán biết ý) - Cha lại định bảo gì cơ?
Quý: (Nhìn chung quanh mình rồi đi lại gần) - Tao bảo là tao bảo rằng: anh cả Bình ấy mà... anh ấy thường nói chuyện với tao... nói mày... anh ấy bảo rằng là...
Phượng: (Khó chịu) - Anh cả! Anh cả! Cha điên à? Thôi tôi phải lên gác đã đây, bà đang gọi trên ấy...
Quý: - Rồi hẵng, tao hỏi đã. Hôm trước đây, tao thấy cả Bình mua áo đồ...
Phượng: (Sầm mặt lại) - Thế nào?
Quý: (Cân nhắc) - Hừ...m (Nhìn chòng chọc vào tay Phượng) Cái nhẫn này...(Cười) không phải là của anh ấy cho mày đây à?
Phượng: - Cha nói kỳ quá đi mất!
Quý: - Mày đừng gây chuyện vờ nữa! Thế nào thì tao cũng đương còn là bố mày! (Cười nhạt vẻ mặt thèm thuồng) Con đi làm với người ta, người ta cho đồ lề, cho tiền bạc, nhận lấy mà tiêu, thì cũng có gì là khó coi! Cần cóc gì! Tao thì tao biết hết.
Phượng: - Thế thì cha cứ nói thẳng đi: cha cần bao nhiêu tiền nào?
Quý: - Tao thì làm gì... nhiều! Ba chục đồng là đủ.
Phượng: - Thế thôi à? Thế thì cha đi theo anh cả mà hỏi vậy.
Quý: (Xấu hổ) - Con ranh! Mày tưởng tao giả vờ ngu đấy hẳn? Mày tưởng tao không biết câu chuyện mày với thằng cả ăn mày nhà này ấy ư?
Phượng: (Cố giữ bình tĩnh) - Có ai cha lại đi nói cho con những chuyện như thế kia chứ? Thế mà cũng cha với con!
Quý: - Tao là bố mày! Tao phải trông nom mày! Tao hỏi mày, tối hôm vừa rồi...
Phượng: - Tối hôm vừa rồi nào, thế nào?
Quý: - Tao đi vắng, mà mày đến nửa đêm mới về là nghĩa làm sao? Từ đầu hôm đến nửa đêm mày đi đâu?
Phượng: (Chống chế) - Đi lấy đồ cho bà chủ!
Quý: - Đồ gì mà đến lúc ấy mới về?
Phượng: (Vẻ khinh bỉ) - Cha với con! Tư cách như thế mà còn đi lục vấn!
Quý: - Mày văn minh lắm! Nhưng mày cũng không dám nói cùng tao là hôm đó mày đi đâu chứ gì?
Phượng: - Việc gì mà không dám?
Quý: - Thì mày nói trắng ra cho tao biết là hôm ấy mày đi có việc gì đã nào?
Phượng: - Việc bà chủ bảo ông chủ sắp về, tôi phải soạn áo quần cho ông.
Quý: - Vâng! (Giọng doạ dẫm) Nhưng giời nửa đêm rồi, mà cái ông đưa mày về nhà là ông nào? Cái ông vặn ô tô, sặc sụa những mùi rượu và nói liến thoắng đi cùng mày những chuyện nhảm nhí gì gì ấy... là ông nào? (Cười đắc ý).
Quý: (Cười to) - Thôi, con không cần phải nói nữa! Ông ấy là ông rể danh giá của nhà ta đấy, chứ còn ai nữa! Eo! Trước túp lều nát nhà ta mà một ông bạn trai, lái xe hơi, nghiễm nhiên dắt một con sen, con nhà mình đi về...(Gay gắt) Vậy tao hỏi mày: người ấy là người nào? Mày nói tao nghe: người nào thế?
(Phượng đứng thừ người).
Hải - anh Phượng, con chồng trước của thị Bình - đi vào, vóc người tầm thước, đường mày to mà đều, hai bên thái dương có phần lõm vào, cằm vuông, mắt sáng - tất cả bộ mặt đều biểu lộ một nhân cách rắn rỏi.
Cặp môi của Hải mong mỏng, khác hẳn với cô em, môi hơi gầy và đỏ, chan chứa nhiệt tình của miền
Hải vừa đi từ trên mỏ về đây, có 600 cây số đường. Trên mỏ đang bãi công. Anh ta là một tay trong bọn cầm đầu. Sau mấy tháng tinh thần căng thẳng Hải có phần mệt nhọc, râu ria bàm soàm, già hẳn đi, người ta có thể cho hắn ta là em Quý. Nhìn kỹ mới thấy rằng: tinh thần trong con mắt cũng như tiếng nói của hắn ta vẫn còn trẻ trung, nồng nhiệt như một quả núi lửa luôn luôn sẵn sàng bốc cháy, bùng nổ, chứa chan một tâm hồn đỏ ửng như cô em của anh ta. Hải bận một bộ quần áo thợ thuyền thô bố xanh, tay cầm chiếc mũ còn đầy những vết dầu, đi một đôi giầy đen, dây đứt chả biết từ lúc nào. Bước chân vào cửa.
Hải có vẻ rầy rà trong người. Hải nói chuyện như cắt nhát gừng. Mặt ngoài rất lạnh lùng.
Hải: - Phượng!
Phượng: - Anh Hải.
Quý: - Mày nói đi chứ, giả tảng câm mãi thôi!
Phượng: (Nhìn Hải) - Anh!...
Quý: - Anh mày về đây thì về, mày cứ việc nói đi!
Hải: - Chuyện gì thế?
Quý: - Mày khoan hẵng!
Phượng: - Không có việc gì cần đâu anh ạ. (Quay về phía Quý) Thôi thì để chốc nữa tôi sẽ bàn với cha vậy.
Quý: - Chốc nữa bàn lại...(Gật đầu nhìn chăm chú vào mắt Phượng) - Ừ! Mày muốn vậy, thì cũng được (Quay lại nói với Hải, có vẻ cao đạo) - Mày sao dám tự tiện bước vào nhà người ta như vậy?
Hải: - Tôi chờ mãi ngoài kia có nửa ngày trời rồi.
Quý: - Hải, mày giở đi giở lại vẫn là một thằng thợ mỏ lỗ mãng, không hiểu một tý gì là lễ phép nhà sang trọng cả.
Phượng: - Là vì anh ấy không phải là đầy tớ nhà này!
Quý: - Thế nhưng cơm mày ăn trên mỏ, cũng là cơm nhà Chu Phác viên, chứ cơm ai?
Hải: - Nó đâu rồi?
Quý: - "Nó" là ai kia?
Hải: - Chủ mỏ chứ còn ai nữa?
Quý: - Cụ chủ là cụ chủ! Chủ mỏ đâu thì mặc! Vào đây là phải gọi là cụ chủ!
Hải: - Được rồi, nhưng dượng hẵng nói với ông ấy rằng có đại biểu thợ trên mỏ về muốn gặp ông ấy.
Quý: - Tao xem chừng có lẽ mày cứ về nhà đi là tốt hơn. Câu chuyện trên mỏ có tao, tao sẽ sắp xếp... xong giờ đây. Về nhà nghỉ có đẻ, có em đó, ở lại với chúng nó vài ngày. Đẻ mày về, rồi hẵng lên mỏ. Có tao đây, chưa đến mất việc đâu mà sợ.
Hải: - Công việc chúng tôi, dượng chẳng hiểu gì đâu! Thôi thì dượng đừng bàn tán làm gì.
Phượng: (Chỉ mong Lỗ Quý đi ra) - Thì cha vào xem ông khách đã về chưa rồi đem anh vào gặp ông chủ đi.
Quý: (Lắc đầu) - Sợ chưa chắc cụ đã cho phép mày vào hầu kia đấy!
Hải: (Rắn rỏi) - Dượng cứ bảo ông ấy rằng: thằng Lỗ Đại Hải là đại biểu thợ trên mỏ về muốn gặp ông ấy. Chính ông ấy hẹn cơ mà! Hôm kia, chúng tôi đã gặp ông ấy ở công ty đây rồi.
Quý: (Vẫn ngờ vực) - Nhưng cũng phải để tao vào bẩm với cụ trước đã.
Phượng: - Ừ, thì cha vào đi.
Quý: (Đi về phía phòng giấy mấy bước, rồi lại lui trở ra) - Này, nếu mà cụ cho phép vào, thì ăn nói phải từ tốn, lễ phép nghe không? (Đi vào phòng giấy, chân bước rất quan trọng - bước vào trong phòng).
Hải: (Nhìn theo chân Quý) - Có cái thứ người lại quên hẳn rằng mình cũng là người nữa cơ!
Phượng: (Vẻ trách móc) - Anh! (Nhìn Hải, có vẻ lo lắng) Anh nói khẽ chứ! Ông chủ ngồi ngay phòng bên cạnh này, đây này.
Hải: (Nhìn em) - Được! Đẻ cũng sắp tới... Tao xem chừng mày cũng nên liệu giả công việc nhà người ta, đi cho người ta, rồi về với đẻ là hơn.
Phượng: (Giật mình) - Sao lại về?
Hải: - Đây không phải là chỗ mày ở được.
Phượng: - Sao lại thế?
Hải: - Nhà này là một tụi đểu cáng hết sức! Hai năm giời, tao ở trên mỏ, tao biết! Tao biết cách ăn ở của chúng nó... Tao ghét chúng nó!
Phượng: - Anh thấy thế nào?
Hải: - Mày chỉ nhìn cái toà nhà dẫy ngang dẫy dọc này cũng đủ biết là nó làm bằng máu mủ, mồ hôi, nước mắt của bao nhiêu thợ thuyền chết mất xác trên mỏ ấy cả đấy!
Phượng: - Đừng nói nhảm. Nghe nói trong nhà này có ma...
Hải: (Sực nhớ lại) - Vừa rồi tao đi vào, thấy một thằng bé còn trẻ tuổi, nằm nghỉ nơi vườn hoa. Mặt xanh giợt ra, con mắt thì nhắm lại như người sắp chết ấy! Họ bảo là thằng con lão chủ nhà này... Nếu vậy thì có âm báo cũng chưa chừng!
Phượng: (Có vẻ tức) - Anh...! Nhưng anh ấy ăn ở với người ta tốt lắm cơ, anh không biết à?
Hải: - Bố nó làm giầu bằng mọi thủ đoạn xấu xa mà nó lại có thể tốt được ư?
Phượng: (Nhìn Hải) - Anh bỏ nhà đi hai năm giời, bây giờ tính khí anh thế nào ấy!
Hải: - Hai năm. Hai năm nay...(Đi hai bước, rồi quay lại nhìn Phượng) Tao thì tao lại thấy là mày đổi khác hẳn đi thì có!
(Lỗ Quý đi từ phía buồng giấy đi ra)
Quý: (Bảo Hải) - Chờ mãi, ông khách kia vừa đi ra, tao tính vào, thì lại một ông khác tới. Thôi, ta xuống cả dưới kia ngồi chờ một lúc vậy.
Hải: - Thế thì để tôi cứ vào nói chuyện cùng ông ấy vậy (Định đi vào).
Quý: (Can lại) - Vào thế nào mà vào?
Phượng: - Đừng! đừng! Anh hẵng chờ đây đã nào!
Hải: - Ừ, thì thôi! Không thế, nói lại bảo là bọn thợ thuyền không biết gì lễ phép.
Quý: - Mày liệu hồn mày đấy! Tao bảo chưa vào được, là chưa vào được! Thì xuống dưới nhà chờ đã, chứ sao? Bây giờ tao đem mày đi qua nhà người ta, nhà to, cửa lớn, toà ngang, dẫy dọc, đừng có ngơ ngác mà lạc lối, nghe không? (Đi ra còn ngoảnh lại nói với con gái): Phượng, mày về trước đi, tao về sau, nghe!
Phượng: - Vâng, cha cứ đi
(Quý và Hải đi ra)
(Phượng uể oải ngồi xuống nơi chiếc xô-pha).
(Phía ngoài vườn hoa, bỗng nghe tiếng một thanh niên gọi "Phượng ơi!" tiếng gọi rất nhẹ nhàng, tiếng chân bước nhanh, đi vào cửa giữa)
Phượng: (Giật mình) - Ấy! lại tiếng anh Hai!
Tiếng Xung ngoài cửa gọi vào: - Phượng ơi! Phượng!
(Phượng nấp vào sau cái xô-pha).
Chu Xung - Con thứ hai của Chu Phác viên, mười bảy tuổi, bận áo trắng thể thao quần vợt, nách cắp chiếc vợt, vừa đi nhanh vào, vừa rút khăn lau mồ hôi, mặt đỏ hồng, cặp mắt long lanh, đầy ảo tưởng).
Xung: - Phượng ơi! Phượng! (Nhình chung quanh) Vừa đấy lại đâu rồi? (Chạy tới nơi cửa vào phòng ăn, mở hé cửa, gọi khẽ) Phượng ơi! Phượng ra đây, Xung nói cho mà nghe: hay lắm cơ! (Lại chạy qua phía cửa vào buồng giấy, gọi rất khẽ). Phượng ơi!
Tiếng
Xung: (Sợ hãi) - Vâng ạ! Thưa ba, con đây ạ!
Phác Viên: - Mày làm gì ngoài ấy?
Xung: - Con gọi con Phượng mà!
Phác Viên: - Nó không có đây!
Xung: (Thất vọng) - Quái!...
(Lại chạy về bên phải, theo lối vào phòng ăn.)
(Phượng chạy ra, thở dài một hơi).
(Lỗ Quý đi từ cửa giữa vào).
Quý: - Vừa rồi ai gọi mày thế?
Phượng: - Anh Hải.
Quý: - Anh ấy gọi mày làm gì?
Phượng: - Biết đâu đấy!
Quý: - Sao anh ấy gọi mày, mà mày không thưa?
Phượng: - Nhưng cha bảo tôi chờ đây kia mà. Cha định bảo tôi gì cơ?
Quý: - Mày tính: vừa rồi tao ra ngoài kia, là mấy thằng chó đẻ chúng nó lại đi theo tiếp túc lấy mà gào nợ! Trước mặt bao nhiêu con người ta ở đấy, tao ngó bộ không có hai chục đồng bạc thì méo mặt với chúng, chứ chẳng... chơi!
Phượng: (Lấy ra một nắm tiền) - Đây! Bao nhiêu tiền của tôi là đây cả rồi đấy! Tôi định đưa cho đẻ để đẻ may áo. Nhưng cha cần thì hẵng lấy tiền mà tiêu vậy!
Quý: - Nhưng... thế này rồi... con còn tiền đâu mà tiêu vặt?
Phượng: - Được rồi! Cha đừng làm khách nữa!
Quý: (Cười híp mắt lại, cầm tiền đếm) - Có mười hai đồng thôi ư?
Phượng: - Chỉ còn ngần ấy là hết nhẵn rồi đấy.
Quý: (Cố làm ra vẻ khó nghĩ) - Nhưng còn mấy thằng nữa, chưa có giả cho nó, thì làm thế nào?
Quý: - Ừ, thì tao tiêu vậy. Món tiền này là món tiền con hiếu cha đây, thiệt là đứa con thảo. Cha biết mày là con có hiếu với cha, mà lị!
Phượng: - Bây giờ để tôi lên gác (Bưng chén thuốc).
Quý: - Ừ! ừ! con lên, ai giữ mày? Thôi! Con đi lên đi. Nhớ thưa với bà chủ là cha hỏi thăm bà có đỡ tí nào không!...
Phượng: - Được rồi... Tôi sẽ nói.
Quý: - Tốt lắm... à mà này Phượng! Còn quên! Cha còn câu chuyện này phải nói với mày.
Phượng: - Thì để rồi hẵng nói vậy.
Quý: (Ra hiệu) - Nhưng đây lại là câu chuyện có can hệ đến mày! (Cười vờ).
Phượng: - Lại còn việc gì nữa kia? (Lại đặt chén thuốc xuống) Thì nói nốt đi hôm nay vậy!
Phượng: - Thôi, cha nói nốt đi!
Quý: - Này, con này, từ rày không nên thế nữa. (Vẻ nghiêm trọng) Tao bảo mày nên cẩn thận hơn lên một tí.
Phượng: (Cười mũi) - Tiền tôi hết sạch sành sanh rồi, còn xu nào nữa đâu, mà bảo phải cẩn thận!
Quý: - Tao bảo là tao bảo thế này này: bà chủ ấy mà, hai hôm nay xem nét mặt thế nào ấy...!
Phượng: - Nét mặt bà ấy... thế nào, thì can hệ gì đến tôi?
Quý: - Là tao bảo sợ bà ấy có chuyện gì phiền vì mày ấy kia chứ!
Phượng: - Phiền gì mới được chứ?
Quý: - Phiền gì? Để tao nói cho mày sáng mắt mày ra. Ông chủ thì già, bà chủ thì non! Bà chủ chả thích gì ông chủ đâu. Mà anh Cả nhà này cũng không phải là con bà này. Bà chủ với anh Cả có hơn kém nhau cũng chỉ vài tuổi là cùng.
Quý: - Thế mày có biết vì sao cái phòng này này, cứ tối lại không ai được lai vãng; và lúc ông chủ lên mỏ thì ban ngày cũng chẳng ai được bén mảng tới đây, mày có hiểu vì sao không?
Phượng: - Có phải vì tối lại ở đây có ma không?
Quý: - Ma? Ừ thì có ma thiệt! Chính mắt tao cũng đã thấy ma rồi!
Phượng: - Thế nào? Cha thấy rồi thiệt à?
Quý: (Đắc ý) - Thì ma cũng là ma của cha mày làm ra, chứ ai vào đấy?
Phượng: - Thế nào?
Quý: - Hồi ấy mày còn chưa đến làm cơ! Ông chủ thì ở luôn trên mỏ, cái toà nhà rộng thênh thang và âm thầm này chỉ có anh Cả, anh Hai và bà chủ ở mà thôi. ấy là lúc gian phòng bắt đầu có ma.
Quý: - Tao tu ngay hai ngụm rượu hấp, đi qua hồ sen, rồi rón rén đi tới cái hàng hiên này, chỗ cái cửa kia kìa... Tao lắng tai nghe: trong phòng có tiếng đàn bà sụt sịt khóc... Khóc rất nhỏ, nhưng nghe thảm thiết lắm kia! Tao mới đánh bạo làm dạn, ghé mắt vào nơi khe cửa nách, nhìn vào trong phòng...
Phượng: (Lo lắng nhìn) - Cha thấy gì trong ấy?
Quý: - Tao nhìn thấy, ngay trên cái bàn kia kìa, một ngọn nến hiu hắt, tắt không ra tắt, đỏ cũng không ra đỏ. Mơ màng, tao thấy hai con quỷ đen ngồi xổm ngay giữa đất, hình như một người đàn ông, một người đàn bà, cả hai đều quay lưng ra phía tao đứng. Mà con ma đàn bà ấy mà, nó cứ ôm chặt lấy con ma đàn ông khóc nức nở! Còn con ma đực kia thì chỉ cúi đầu xuống thở dài...
Phượng: - Thiệt thế hả, cha?
Quý: - Thiệt hẳn chứ! Nhân lúc hơi men đang nồng, thế là tao liều: ghé ngay miệng vào khe cửa, tao đằng hắng một tiếng... khe khẽ thôi. Tao thấy hai con ma buông ngay nhau ra, nhìn về phía mình! Thế là chúng nó ngoảnh mặt lại cả phía tao, và tao nhìn rõ bằng một mặt cả hai con ma...
Phượng: - Nó thế nào?
(Quý đứng lại nhìn quanh quất)
Phượng: - Ai thế hả, cha?
Quý: - Thế là tao thấy rõ con quỷ đàn bà (Ngoảnh lại, nói nhỏ)... Nó là bà chủ nhà này này!
Phượng: - Bà chủ?
Phượng: - Anh Cả?...
Quý: - Chính!... Chính anh ta cùng với bà dì anh ta đã hiện ra làm ma trong phòng này.
Phượng: (Làm ra vẻ bình tĩnh) - Chả có lẽ. Nhất định là cha thấy lầm thế nào đấy!
Quý: - Không có lầm! Thôi mày đừng tự lừa dối mày làm gì nữa! Cho nên, con ạ, cha bảo mày: giương con mắt ra với! Đừng vớ vẩn nữa! Nhà họ
Phượng: - Không có lẽ! Không có lẽ!
Quý: - Mày quên rồi ư? Anh Cả với bà chủ sấp sỉ nhau chỉ sáu bảy tuổi thôi.
Phượng: - Tôi không tin, chả có lẽ.
Quý: - Được rồi! Tin hay không thì tuỳ mày. Chẳng qua là tao bảo cho mày biết là bà chủ mấy hôm gần đây xem bộ đối với mày không tốt như độ trước. Là... là... vì... vì mày với...
Phượng: (Vờ nói qua chuyện khác) - Bà ấy biết cha đứng rình ở ngoài cửa, thì nhất định là bà ấy chẳng tha...
Phượng: - Nhưng về sau bà chủ chắc cũng chửa chịu cho thế là thôi đâu.
Quý: - Thì cố nhiên bà ấy cũng chẳng vừa: cứ dò la tao đến mười mấy lần ấy chứ! Nhưng tao không hề rỉ hơi. Có lẽ hai năm nay, bà ấy cũng vẫn ngờ là tối hôm đó quả có con ma thật đằng hắng ở ngoài cửa cũng nên.
Phượng: - Chẳng có lẽ, tôi thì tôi không tin...
Quý: - Mày không tin? Thôi! Mày lại chiêm bao ban ngày rồi! Mày nghĩ xem: anh ấy là người thế nào? Mày người thế nào? Mày tính: nếu mày không có lão bố mày biết tử tế hầu hạ người ta, thì dễ người ta đã...
Phượng: - Thôi! Cha đừng nói chuyện ấy nữa!...(Đứng dậy) Hôm nay đẻ tới đây, tôi sướng lắm! Cha cứ nói những chuyện nhảm nhí mãi thôi!
Quý: - Mày xem chừng! Nói thiệt cho mà nghe, mà mở mắt ra một tí, lại cứ bướng bỉnh! (Ngạo nghễ nhìn Phượng, rồi đi lại nơi cái bàn con, rút luôn mấy điếu thuốc, bỏ vào hộp thuốc của mình, cử chỉ rất là tự nhiên, lanh lẹ như bọn ăn cắp đã quen tay).
Quý: - Rồi hẵng! Tao đã nói hết đâu nào! Lát nữa, đẻ mày sẽ tới đây tìm mày đấy.
Phượng: - Thế nào?
Quý: - Đẻ mày xuống tàu là tới ngay đây.
Phượng: - Đẻ không bao giờ bằng lòng cho tôi đi làm với các nhà sang trọng thế này; thì sao cha lại cứ bắt đẻ tới đây tìm tôi làm gì? Tối nào tôi cũng về nhà thì sẽ gặp đẻ, cần gì mà bắt đẻ phải tới đây mới được?
Quý: - Không phải tao bắt đẻ mày, mà chính là bà chủ nhà này bảo tao mời cho được đẻ mày tới đây, nghe không?
Phượng: - Bà chủ muốn đẻ tới đây à?
Phượng: - Thì cha đừng có úp úp mở mở nữa là hơn!
Quý: - Mày có biết vì lẽ gì bà ấy cứ một mình lập bệnh nằm trên gác nhất định không chịu xuống dưới này không?
Phượng: - Thì xưa nay mỗi lúc ông chủ về là bà ấy vẫn thế...
Quý: - Thế mà lần này không thế nữa cho mà xem.
Phượng: - Thế à? Là vì sao?
Quý: - Mày không biết gì cả à?... Anh Cả cũng không nói gì ư?
Phượng: - Không! Sáu tháng nay, anh ấy rất ít khi trò chuyện cùng bà chủ.
Quý: - Thiệt thế à? Thế bà ấy đối với mày thế nào?
Phượng: - Mấy hôm nay có vẻ niềm nở hơn trước nhiều.
Quý: - Thế thì đích đi rồi!... Tao bảo cho mày biết nhé: bà ấy biết rằng tao muốn cho mày có công ăn việc làm ở nhà này, đừng đi đâu sốt. Cho nên bà ấy mới triệu cho được đẻ mày lên đây, để bảo hai đẻ con đem nhau cuốn gói mà cút.
Quý: - Cái ấy thì mày cũng có thể hiểu lấy được!
Phượng: (Nói khẽ) - Thế sao lại phải mời đẻ đến?
Quý: - Để bà ấy nói chuyện với đẻ mày, chứ gì nữa?
Phượng: (Hiểu ý Quý và nói ân cần) - A! Thế thì cha này, dầu thế nào thì câu chuyện tôi ở trong nhà này cha cũng đừng cho đẻ biết đấy. (Sợ hãi chảy nước mắt) Cha tính độ trước lúc tôi ở nhà bước chân ra đi, đẻ đã dặn dò là phải giữ tôi ở nhà, đừng cho đi làm với ai hết. Cha không chịu nghe cho, nhất định đem tôi đi. Đẻ yêu tôi, đẻ cưng tôi. Đẻ biết đâu sự tình ngày nay xẩy ra thế này. Thiệt chết thì chết tôi cũng không dám
Quý: - Con này, (Vỗ về con) từ nay mày mới biết cha mày là tốt với mày nhé! Cha mày cưng mày, yêu mày! Con đừng sợ! đừng sợ nghe không? Bà ấy không dám làm gì đâu! Bà ấy không dám đuổi mày đâu! Trong nhà này, còn có kẻ bà ấy phải né!
Phượng: - Bà ấy mà còn phải né ai cơ?
Quý: - Né cha mày chứ né ai? Mày quên chuyện hai con ma tao vừa kể cho mày rồi à? Hôm qua lúc tao xin phép cho mày nghỉ, bà ấy dặn tao hễ đẻ mày đến thì thế nào cũng bảo đẻ lên đây. Tao xem nét mặt bà ấy hai hôm nay tao cũng đã đoán được một nửa câu chuyện rồi. Tao nhân dịp đem câu chuyện ma năm trước nói bóng nói gió mấy câu... Bà ta là người khôn khéo, thế nào mà chả hiểu? Hèm!... Nếu bà ấy định chơi khăm với tao, thì giờ đây ông chủ ở nhà, bà ấy có thể khó chịu với tao! Tao cũng biết bà ấy là người lợi hại, nhưng bất kỳ ai, hễ khinh rẻ con tao là tao không tha!
Quý: - Trong cái nhà này, trừ cái lão già ra, tao chẳng thèm đếm xỉa đến người thứ hai nào sốt! Đừng sợ! Đã có cha đây! Vả lại tao đoán nhầm cũng nên: chưa chắc hẳn bà ấy đã có ý bẩy mày ra. Số là ngoài mặt, lâu nay bà ấy chỉ nói rằng: nghe nói đẻ mày biết chữ và thông sách, cho nên muốn gặp đẻ mày nói chuyện.
Phượng: (Giật mình lắng tai nghe) - Khoan đã, cha đừng nói nữa. In tuồng có ai đằng hắng phía buồng ăn ấy!
Quý: (Lắng tai nghe) - Không phải bà chủ chứ? (Chạy lại phía phòng ăn, ghé mắt vào lỗ khoá cửa, nhìn vào phía trong, lật đật quay lại) Đích là bà chủ! Quái! Bà ấy lại xuống gác!... Nhưng con đừng sợ! Đừng sợ! Đừng sợ gì sốt! Cha đi đã đây!
Phượng: (Lau nước mắt) - Khi nào đẻ đến, cha cho tôi biết trước, cha nhé!
Quý: - Được rồi! Gặp đẻ mày cứ làm như là mày không biết gì sốt! Nghe chưa! (Chạy ra cửa giữa, còn ngoảnh đầu lại) Và nhớ thưa với bà rằng: cha hỏi thăm bà, chúc bà chóng khoẻ nhé! (Vội vã đi ra).
(Phượng bưng chén thuốc đi về phía buồng ăn. Vừa tới cửa thì Phồn Y vào. Phồn Y là một người đàn bà can đảm, âm thầm. Nét mặt trắng nhợt, chỉ còn cặp môi hơi đỏ. Cặp mắt to và âu sầu, đường sống mũi cao thành ra bộ mặt khá đẹp nhưng cũng có vẻ dễ sợ. Dưới đường lông mi dài và âm u, người ta có thể đoán biết Phồn Y là một tâm hồn u uất. Cũng có lúc cặp mắt đang bị ngọn lửa lòng nung đốt ấy toả ra mấy tia sáng tràn trề những nỗi đau khổ, phiền não của một người đàn bà trẻ tuổi thất vọng. Khoé môi hơi cong về phía trên, biểu lộ tâm tình một người đàn bà uất ức mà vẫn cố gắng giữ cho được bình tĩnh. Khi Phồn Y ho thì hay đưa bàn tay nhỏ xíu và trắng ngần ép khẽ vào bộ ngực gầy yếu. Mãi đến khi thở dài ra được một hơi rồi thì mới đưa tay lên vuốt vào nơi cồn má đỏ hồng. Phồn Y là một người con gái Trung Quốc lối xưa, yếu đuối, sầu não, thông minh, thích văn thơ nhưng vẫn có ít nhiều chất dã man của con người nguyên thuỷ trong tâm hồn, trong gan ruột, trong tư tưởng điên cuồng của nàng và ngay cả trong lực lượng mà Phồn Y cảm thấy giữa những lúc không ngờ nữa. Xét về toàn thể, Phồn Y có vẻ giống như chất thuỷ tinh, chỉ có thể cung cấp cho tinh thần người đàn ông những niềm an ủi. Tảng trán sáng sủa biểu hiện một thứ lý tính thâm trầm, thế mà mỗi lúc Phồn Y sa ngã, đắm đuối vào cõi tưởng tượng mơ màng của tình cảm, là cô nàng bỗng cười lên sằng sặc một cách sung sướng. Khi Phồn Y gặp được điều vui thích và nỗi lòng sung sướng biểu lộ cả lên trên đôi má thì người ta cảm thấy ngay rằng Phồn Y là một người có thể bị yêu, một người đáng được yêu; người ta biết ngay rằng Phồn Y cũng là một người đàn bà như trăm nghìn người đàn bà khác; tình yêu của Phồn Y là khối lửa nồng nàn, tức giận của nàng cũng là một khối lửa có thể đốt cháy người. Thế nhưng bề ngoài Phồn Y vẫn có vẻ thâm trầm, lo âu, chẳng khác nào cảnh lá mùa thu rụng xuống bên mình chúng ta vào lúc chiều hôm. Phồn Y cũng cảm thấy mùa hè của nàng đã qua rồi và cái ráng chiều của đời nàng đã bắt đầu rũ xuống. Phồn Y bận tuyền mầu đen, bộ áo thêu mấy cánh hoa, màu bạc nhợt; một chiếc quạt đeo vào nơi ngón tay. Bước chân vào, Phồn Y nhìn ngay vào Phượng, vẻ mặt hết sức tự nhiên).
Phồn Y: - Ông có trong phòng giấy không?
Phượng: - Có đấy ạ. Ông con đang tiếp khách.
Phồn Y: - Ai trong này cơ?
Phượng: - Thưa: ông cảnh sát trưởng vừa ra. Giờ không biết có ông nào mới tới nữa ấy. Bà định gặp ông con?
Phồn Y: - Không đâu! (Nhìn quanh) Hai tuần nay không xuống dưới này, nhà cửa hôm nay đã lạ lùng chưa?
Phượng: - Thưa bà, ông con bảo là bày như mọi hôm không đẹp, cho nên ông con đã cho chuyển bao nhiêu đồ bà mới sắm lại đằng kia... Đây là ông con truyền cho sắp lại thế này đấy.
Phồn Y: (Nhìn về phía tủ áo) - Kìa! Cái tủ áo cũ ấy bây giờ lại đưa lại đây rồi. (Ho, - ngồi xuống, có vẻ mệt).
Phượng: - Thưa bà, bà còn sốt, má còn đỏ hồng lên thế kia, để xin bà lên gác nghỉ ngơi tí thì hơn.
Phồn Y: - Không, trên ấy nóng quá! (Ho).
Phượng: - Ông con bảo là bà còn mệt và dặn chúng con mời bà cứ nghỉ trên gác, đừng xuống dưới này làm gì.
Phồn Y: - Nằm dài cả ngày trên giường ai mà chịu được? à... Tao quên hẳn: ông ở mỏ về hôm nào ấy nhỉ?
Phượng: - Chiều hôm kia đấy ạ. Lúc ông con về, thấy bà sốt nặng, ông con bảo để bà nghỉ. Rồi ông con xuống nhà dưới ngủ.
Phồn Y: - Thế nhưng suốt ngày hôm qua đến ờ, hình như tao cũng chả thấy ông đâu cả.
Phồn Y: (Không để ý) - Thế à?... Sao mà dưới này cũng oi thế này?
Phượng: - Vâng, hôm nay bức quá kia! Từ sáng đến giờ, mây đen nghịt cả trời, không khéo hôm nay lại có cơn giông.
Phồn Y: - Mày tìm cho tao một chiếc quạt cho to một tí. Nực quá, in tuồng tao thở không ra hơi nữa. (Phượng đưa một chiếc quạt khác lại, Phồn Y nhìn Phượng, rồi cố ý quay đầu đi).
Phồn Y: - Sao hai hôm nay tao chả thấy anh Cả đâu ấy nhỉ?
Phượng: - Có lẽ anh Cả con cũng bận.
Phồn Y: - Hình như anh ấy cũng định lên mỏ, phải không?
Phượng: - Con không được biết mà.
Phồn Y: - Mày không nghe nói gì à?
Phồn Y: - Thế cha mày làm gì?
Phượng: - Con không biết mà!... Cha con có bảo con thưa cùng bà rằng: cha con gởi lời hầu thăm sức khoẻ bà.
Phồn Y: - Cha mày thế mà còn nhớ hỏi thăm. (Ngồi nghĩ một lúc) Anh ấy bây giờ còn ngủ chưa dậy kia à?
Phượng: - Ai kia ạ?
Phồn Y: - À!...(Không ngờ Phượng hỏi lại như vậy. Vội vã nói nốt) Anh Cả ấy mà.
Phượng: - Con không biết mà!
Phồn Y: (Liếc nhìn Phượng)- Thế à?
Phượng: - Vâng. Con không hề thấy anh ấy.
Phồn Y: - Tối hôm qua, đến mấy giờ anh ấy mới về nhỉ?
Phượng: (Đỏ mặt) - Thưa bà, tối nào con cũng về nhà ngủ, con có biết đâu.
Phồn Y: (Bị động) - ừ nhỉ! Hôm nào mày cũng về nhà ngủ kia mà! (Thấy mình nhỡ nhời) Nhưng Phượng này, ông ở trên mỏ về, chẳng có ai hầu hạ mà hôm nào mày cũng về nhà như vậy thì thế nào cho tiện?
Phồn Y: - Ấy là những hôm ông đi vắng kia chứ.
Phượng: - Vả lại con thấy ông con ăn chay, niệm phật, cho nên con chắc rằng ông con không thích chúng con ở lại hầu.
Phồn Y: (Bỗng ngấc đầu lên) à, cứ như thế thì chỉ vài hôm nữa là anh ấy đi rồi... anh ấy sẽ đi đâu ấy nhỉ?
Phượng: (Sợ hãi) - Bà bảo anh Cả con ấy, phải không ạ?
Phồn Y: (Chăm chú nhìn Phượng) - ừ !
Phượng: - Con không được biết. (ấp úng) Anh... anh ấy thường thường cứ ba bốn giờ sáng mới về. Sáng nay, nghe cha con nói mang máng đâu rằng tối hôm vừa rồi mãi đến quá nửa đêm mới về, chính cha con mở cửa cho anh vào.
Phồn Y: - Anh ấy lại cũng vẫn say ư?
Phượng: - Con không biết được mà... (Tìm cách nói sang chuyện khác) Thưa bà, để bà xơi thuốc
Phượng: - Ông con dặn đấy ạ.
Phồn Y: - Tao có mời đốc tờ đâu!... Thuốc đâu thế này?
Phượng: - Ông con bảo là bà đau gan, sáng hôm nay ông con nhớ lại cái đơn thuốc bà uống độ trước, liền cho người đi bốc về; ông còn dặn sắc xong, lúc nào bà dậy, sẽ đưa lên.
Phồn Y: - Thế sắc xong chưa?
Phượng: - Rồi đấy ạ. Con chờ đã nửa buổi nay, bây giờ thuốc đã nguội...(Đưa chén thuốc lại) Để xin mời bà uống...
Phồn Y: (Uống một ngụm) - Đắng chết cha người ta đi được! Ai sắc thế này?
Phượng: - Con sắc đấy mà!
Phồn Y: - Không tài nào uống được! Mày đổ đi cho tao thôi.
Phượng: - Đổ đi sao ạ!
Phồn Y: (Sực nhớ lại bộ mặt dữ tợn của ông chồng) Hẵng để đấy vậy. (Nghĩ ngợi)... Nhưng thôi, mày cứ đổ quách đi!
Phượng: (Ngần ngại) Thưa bà...
Phồn Y: - Cái thang thuốc đắng chết người đi thế này, mấy năm nay uống mãi, uống hoài như vậy mà còn chưa vừa cơ à?
Phượng: (Lại bưng chén thuốc lên) - Thưa bà, bà chịu khó tí vậy, bà cố uống, thuốc đắng cũng là thuốc hay.
Phồn Y: (Phát bẳn) - Ai khiến mày nào? Đổ đi cho tao!...(Thấy vừa cáu vô lý) Nghe nói lần này ông về gầy đi nhiều, u già bảo thế, có phải không?
Phượng: - Vâng, ông gầy và đen hẳn đi. Thấy nói thợ trên mỏ đình công, ông có vẻ lo.
Phồn Y: - Ông bực mình lắm à?
Phượng: - Con thì con thấy ông vẫn thế. Lúc nào không tiếp khách là ông ngồi im, chả nói gì sốt.
Phồn Y: - Ông cũng chẳng chuyện trò gì với các anh ấy à?
Phượng: - Thỉnh thoảng thấy anh Cả, ông con chỉ gật đầu, không nói gì. Nhưng gặp anh Hai, thì vẫn hỏi ở trường học hành thế nào... à! Mà thưa bà, sáng nay anh Hai con có lên gác thăm bà đấy ạ.
Phượng: - Nhưng anh ấy lại muốn được gặp bà kia ạ.
Phồn Y: - Thế thì bảo nó lên gác vậy. (Đứng dậy, bước đi mấy bước). Chao! Cái phòng này cứ luôn luôn oi bức thế này, đồ đạc trong ngoài in tuồng mốc hết!
Phượng: - Thưa bà, hôm nay con định xin phép bà ở nhà một hôm.
Phồn Y: - Thế đẻ mày ở Tế
(Tiếng Xung lại từ ngoài gọi vào: Phượng! Phượng!)
Phồn Y: - Mày ra xem anh Hai gọi gì.
(Xung vẫn gọi Phượng)
Phượng: - Ở trong này kia.
Xung: (Chưa nhìn thấy Phồn Y) - Phượng ơi! Tôi tìm Phượng cả sáng hôm nay. (Thấy Phồn Y) Mợ! Mợ xuống nhà làm gì?
Phồn Y: - Sao mặt mồ hôi mồ kê đầy lên thế hả, Xung?
Xung: - Con vừa quần vợt với thằng bạn con. (Nũng nịu) Mà mợ ạ, con đang muốn thưa với mợ nhiều chuyện lắm kia, mợ có bớt không? (Ngồi xuống bên cạnh Phồn Y) Hai hôm nay con luôn luôn lên gác thăm mợ, sao mợ cứ khoá kín cửa làm vậy?
Phồn Y: - Mợ cần được yên lặng một tí! Con xem mợ hôm nay khí sắc thế nào? À Phượng đi lấy cho anh Hai một cốc nước chanh đây. Mặt con đỏ thông hồng lên thế kia!
(Phượng đi ra)
Xung: (Vui vẻ) - Mợ để con nhìn mợ tí đã. Con thấy mợ khoẻ đấy chứ! Có bệnh gì đâu, sao người ta cứ bảo mợ đau? Thế rồi mợ cũng cứ nằm cả ngày trên phòng. Ba về nhà ba ngày nay, mợ cũng chưa hề gặp.
Phồn Y: (Có vẻ u uất) - Mợ thấy uất ức trong lòng lắm cơ! Này Xung, con năm nay mười bảy rồi đấy nhỉ?
Xung: - Ấy! Mợ quên cả tuổi con, con lại giận ngay bây giờ cho mà xem!
Phồn Y: (Cười) - Mợ con hư lắm nhỉ! Nhưng có lúc mợ quên, quên bẵng không biết mình ở chỗ nào nữa kia, con ạ. ừ, mà con mợ năm nay mười tám rồi kia ư? Thế con xem ăn ở trong cái nhà này bấy nhiêu lâu, mợ có già đi nhiều không?
Xung: - Không đâu, mợ nghĩ những gì gì thế!
Phồn Y: - Nào mợ có nghĩ gì đâu!
(Phượng đưa nước chanh vào)
Phượng: - Này, anh Hai...
Xung: (Đứng dậy) - Cám ơn Phượng.
(Phượng đỏ mặt, rót nước chanh)
Xung: - Phượng lấy một cái cốc nữa cho bà đi, Phượng nhé.
(Phượng đi ra).
Phồn Y: - Sao con lại khách sáo như thế?
Xung: (Uống nước chanh) - Mợ ạ, con định thưa với mợ một chuyện. Số là... (Phượng lại giở vào) Thôi để lát nữa con sẽ nói... Phòng này sao hôm nay oi thế này nhỉ?
Phồn Y: - Chả là bao nhiêu cửa đều đóng cả lại.
Xung: - Để con đi mở ra vậy.
Phượng: - Ông dặn đừng mở ra, và ông bảo là bên ngoài phòng còn nóng hơn bên trong nữa kia!
Phồn Y: - Không hề gì. Mày cứ đi mở ra! Ông thì ông đi chỗ này chỗ kia, hàng năm không về nhà, ông biết đâu không khí nhà này nặng nề chết người đi được!
(Phượng dang tay kéo mấy tấm màn cửa)
Xung: (Thấy Phượng rán hết hơi hết sức để khiêng cái bồn hoa) - Thôi! Phượng để mặc tôi.
Phồn Y: (Quay lại bảo Phượng) - Phượng, mày hẵng xuống bếp xem chúng nó dưới ấy đã làm gì để chốc nữa ông dùng cơm.
(Phượng đi ra)
Phồn Y: - Này, Xung! (Xung lại gần) Bây giờ con ngồi xuống nói cho mợ nghe.
Xung: (Nhìn Phồn Y, sung sướng và chứa chan hy vọng) - Mợ ạ, hai hôm nay con sung sướng lắm kia!
Phồn Y: - Sống trong cái nhà này, mà con sung sướng được thì thiệt là một điều rất hay.
Xung: - Mợ ạ, con chả có gì là giấu mợ hết. Mợ không phải là một bà mẹ tầm thường: mợ can đảm, mợ rất giàu tưởng tượng và bao giờ mợ cũng hiểu lòng con cả.
Phồn Y: - Thế ư?
Xung: - Mợ ạ, con muốn thưa với mợ một việc... Không phải! Nghĩa là con muốn thảo luận với mợ một việc...
Phồn Y: - Thì con nói ngay đi cho mợ nghe.
Xung: (Có vẻ bí mật) - Mợ... nhưng rồi mợ có nói gì con không?
Phồn Y: - Mợ không nói gì đâu. Con cứ nói đi.
Xung: (Vui vẻ) - Mợ ạ (Bỗng ngừng lại) Không,... không,... con chả nói!
Phồn Y: - Sao con lại không nói (Cười) nữa?
Xung: - Con... sợ mợ mắng!... Con nói mợ nghe, rồi mợ cũng vẫn yêu con như thế này chứ?
Phồn Y: - Con mợ ngốc! Bao giờ mợ chả yêu con?
Xung: (Cười) - Mợ con tốt quá! Thiệt nhé, mợ vẫn yêu con, mợ nhé! Mợ không mắng con chứ?
Phồn Y: - Ừ mà! Con cứ nói đi, mợ nghe.
Xung: - Nhưng con nói, rồi mợ cũng không được cười con cơ!
Phồn Y: - Mợ không cười đâu mà!
Xung: - Thật nhé!
Phồn Y: - Thật hẳn chứ!
Xung: - Mợ ạ, con bắt đầu yêu một người...
Phồn Y: (Ra vẻ sợ) - Thế nào?
Xung: (Nhìn vào mặt Phồn Y) - Kìa, xem sắc mặt mợ, con thấy hình như mợ đã có ý bảo con không nên làm như thế rồi đấy!
Phồn Y: (Lắc đầu) - Không đâu mà! Không đâu... Con cứ nói đi, người ấy là ai?
Xung: (Say sưa) - Người ấy là một người rất là, rất là...(Nhìn Phồn Y) Quả tình, mợ ạ, con thấy người con gái ấy là người con cho là hoàn toàn hết sức. Một người đơn giản, hiểu thế nào là hạnh phúc sự sống, một người con gái rất giàu thiện cảm, và đồng thời hiểu thấu ý nghĩa lao động... Hơn nữa cô ta không phải là một người sinh trưởng trong khuê các, đào luyện ở trong đám tiểu thư...
Xung: - Cố nhiên là cô ta chưa hề đi học. ấy là chỗ khuyết điểm duy nhất của người ta, nhưng con thì con cũng không trách.
Phồn Y: (Dim mắt xuống, hết sức quan tâm) - à! con nói đó là con Phượng hẳn thôi!
Xung: - Vâng! Mợ ạ, con cũng biết là người ngoài thì thế nào họ cũng cười con; nhưng con tin rằng: mợ thì mợ sẽ đồng ý cùng con.
Phồn Y: (Thất kinh, như nói một mình) - Làm sao mà con mình cũng... Câu chuyện kể cũng kỳ quái!
Phồn Y: - Không! Không phải thế, chẳng qua mợ sợ rằng một người đàn bà như con bé ấy khó lòng mà làm cho con sung sướng.
Xung: - Không phải đâu! Phượng nó thông minh, nhiều tình cảm; lại hiểu được con nữa.
Phồn Y: - Thế ba không bằng lòng thì thế nào?
Xung: - Câu chuyện này là chuyện riêng của con chứ?
Phồn Y: - Người ngoài biết thì người ta cười chết.
Xung: - Cái ấy con chả cần.
Phồn Y: - Thế thì con cũng thiệt là con mợ. Nhưng mợ chỉ sợ con không nghĩ đến nơi đến chốn, trước hết, dầu thế nào, con Phượng cũng chỉ là một con ở, nó chưa hề được một chút giáo dục nào. Kể ra, con yêu nó, thì cũng là phúc nhà nó rồi đấy.
Phồn Y: - Mợ thấy đối với người nào con cũng quá trọng người ta.
Xung: - Nhưng câu nói của mợ nói về Phượng thì không đúng. Phượng là một người hết sức thanh khiết, hết sức vững vàng. Hôm qua con đã ngỏ ý muốn "cầu hôn"...
Phồn Y: (Giật mình) - Thế nào? Cầu hôn, là thế nào? (Bật cười) Mày đã định xin cưới rồi kia à?
Xung: (Trịnh trọng) - Mợ đừng cười, Phượng nó đã cự tuyệt câu chuyện ấy rồi. Nhưng con thì con vẫn thích, vẫn vui lòng. Càng như thế, Phượng đối với con lại càng cao quý. Nó bảo nó không ưng lấy con.
Phồn Y: - Thế kia à? Ừ, mợ hiểu rồi.
Xung: - Mợ đừng nghĩ rằng Phượng nó làm bộ với con. Không phải đâu! Phượng bảo con rằng Phượng đã yêu một người khác rồi.
Phồn Y: - Yêu ai cơ? Nó bảo con thế nào?
Phồn Y: (Không làm thinh được nữa) - Nhưng con mợ dầu muốn lấy nó cũng không lấy được kia.
Xung: (Lạ lùng) - Sao mợ lại nói thế hở mợ? Phượng nó tốt lắm. Không những trước mặt mợ mà thôi, những lúc mợ vắng cũng vậy, bao giờ nó cũng cảm phục mợ, và kính trọng mợ lắm kia.
Phồn Y: - Thế thì bây giờ con định thế nào?
Xung: - Con định thưa để ba rõ bấy nhiêu ý nghĩ của con.
Phồn Y: - Con không biết ba con là người thế nào ư?
Xung: - Con biết lắm chứ! Nhưng con nhất định sẽ nói cho ba biết. Rồi đây, dầu con không kết duyên được với Phượng đi nữa, con cũng chả cần kia mà. Dầu Phượng không ưng con, thì con cũng sẽ yêu quý Phượng, giúp đỡ Phượng. Nhưng hiện giờ con chỉ ước ao sao Phượng được đi học, và con sẽ xin với ba đem số tiền học phí của con, chia ra một nửa, cho Phượng đi học.
Xung: (Không bằng lòng) - Con không trẻ con, mợ ạ! Con không trẻ con đâu!
Phồn Y: - Rồi mày xem, ba mày chỉ nói cho một câu, là bấy nhiêu mơ mộng của mày sẽ tan tành!
Xung: - Con chắc là không... Nhưng thôi, mợ ạ, ta nói chuyện khác vậy. Hôm qua ấy mà, con vừa gặp anh Bình. Anh ấy bảo con rằng: anh ấy sẽ lên mỏ làm việc; ngày mai anh ấy đi. Anh ấy nói bận quá, và anh ấy nhờ con thưa lại với mợ rằng anh ấy không thể lên hầu mợ được, xin mợ đừng giận.
Phồn Y: - Giận thế nào! Sao lại giận?
Xung: - Nhưng con vẫn thấy rằng độ này mợ đối với anh ấy có khác hồi trước. Mợ ạ, anh ấy từ lúc bé không có mẹ, thành ra tính khí có nhiều lúc khó chịu. Nhưng con vẫn chắc rằng mẹ anh ấy xưa kia cũng là một người đàn bà nhiều tình cảm, cho nên anh ấy cũng giầu tình cảm lắm đấy, mợ ạ.
Xung: - Nhưng mợ ạ, anh ấy lâu nay thế nào ấy! Con thấy anh ấy cứ rượu chè be bét, động một tí là gắt điên lên. Hôm vừa rồi, anh ấy uống rượu say tuý luý. Anh ấy cầm lấy tay con, kể lể cùng con, anh ấy bảo anh ấy chỉ tức bực vì anh ấy, và nói những câu gì gì, con chả hiểu thế nào cả.
Phồn Y: - Thế à?
Xung: - Sau đó, anh ấy bảo con rằng: độ trước anh ấy đã yêu một người mà đáng lý anh ấy không nên yêu.
Phồn Y: (Nói một mình) - Độ trước?...
Xung: - Nói xong câu nói là khóc nức nở, và lập tức anh ấy bảo con đi ra khỏi phòng anh ấy.
Xung: - Không. Anh ấy buồn quá đi mất! Con thấy mà thương hại. Vì sao anh ấy không lấy vợ đi mợ nhỉ?
Phồn Y: - Ai biết đâu đấy? Ai biết đâu đấy!
Xung: (Nghe có tiếng giày từ phía ngoài đi vào, ngoảnh cổ lại nhìn) - A kìa, anh Bình vào đây rồi! (Bình xô cửa đi vào).
(Bình tuổi trạc hai mươi tám, hai mươi chín. Bình cao hơn Xung một ít. Mặt mũi trắng trẻo, có thể nói là đẹp. Nhưng cái "đẹp" của Bình không phải là cái đẹp có thể làm cho đàn bà hễ bắt gặp là phải mê mẩn. Đường mày rộng và đen, vành tai dầy, bàn tay thô. Nhìn qua một lần, người ta có cảm giác rằng anh chàng này có phần nghệch ngạc. Nhưng nếu anh ngồi chuyện trò với hắn ta một hồi, anh sẽ thấy ngay rằng hắn ta không phải là chất phác dễ yêu như anh đã tưởng. Đằng sau cặp mắt bàng bạc của Bình, anh có thể nhận thấy một tâm hồn xốp nổi, do dự, ươn hèn và luôn luôn tự mình mâu thuẫn với mình. Khoé môi thường thường trễ xuống. Mỗi một khi hơi mỏi mệt một tí, là con ngươi có vẻ lờ đờ, ngớ ngẩn. Anh biết ngay rằng: con người đó không bao giờ làm chủ được mình, và suốt đời hắn ta chả bao giờ làm được một việc gì cho ngăn nắp, mực thước. Bình cũng biết khuyết điểm đó của hắn ta. Và cũng cố công sửa chữa. Có lẽ nói là cố sửa chữa thì cũng không đúng hẳn đâu. Nói cho đúng thì suốt đời hắn chỉ luôn luôn hối hận với những lỗi lầm hắn ta vừa phạm phải. Mỗi một lúc hắn ta bị xúc động thì bao nhiêu nhiệt tình, bao nhiêu dục vọng của hắn ta tràn lan như những lớp thuỷ triều lồng lên, làm cho hắn ta chìm lỉm xuống. Chút lý trí leo lét của hắn ta sẽ quằn quại như một cành cây gẫy giữa làn nước xoáy. Rồi cứ thế, hắn ta sẽ sa ngã từ lầm lỗi này đến lầm lỗi khác, đến một lầm lỗi to hơn cái lầm lỗi lần trước nữa. Bình cho là Bình cũng có biết đạo đức, cũng có tình cảm. Rồi Bình đau khổ. Hắn ta bực bội với tự mình hắn ta. Bình cảm phục, hâm mộ những con người dám làm những việc hư hốt mà không hề e ngại, hối hận. Bình càng phục những con người có chí khí, có thể ôm ấp lấy một cái hoài bão rồi cứ thế, theo đúng khuôn phép của cái mà người đời vẫn gọi là đạo đức; để suốt đời xây dựng một sự nghiệp, làm một người công dân kiểu mẫu, làm một người gia trưởng kiểu mẫu. Cho nên Bình rất phục ông bố của hắn ta. Theo nhận xét của hắn ta thì ông cụ nhà, (tuy tính cách có phần bướng bỉnh, lạnh lùng quá, nhưng đó lại là cái mà hắn ta rất lấy làm phục, vì hắn ta thiếu hẳn hai nét cá tính ấy) trừ hai khuyết điểm đó ra, thì là một người đàn ông hết sức đúng đắn. Bình cảm thấy rằng lừa dối ông bố là một điều sai lầm lớn. Bình cố gắng để tự mình "cứu vớt" lấy mình. Bình thấy cần có một "lực lượng" bên ngoài nào tới cứu vớt cho hắn ta, bất kỳ từ đâu tới cũng được, miễn là có thể giúp đỡ hắn, vớt hắn ra khỏi cái bể khổ đầy mâu thuẫn ấy, là hay rồi. Bình đã cố tìm. Bình đã tìm được Phượng. Bình phát hiện ra rằng: cái mà Bình cần hơn hết mọi sự chính là cái lực lượng chan chứa tràn trề, trong Phượng. Phượng là "xuân xanh". Phượng là "đẹp". Phượng giàu nhiệt tình. Cố nhiên Bình cũng cảm thấy Phượng có phần thô kệch, nhưng giờ đây Bình lại thấy rằng chính cái thô kệch đó cũng là cái mà Bình đang cần hết sức. Giờ đây, Bình đang chán ghét vô cùng tâm trạng những người đàn bà âu sầu, u uất, cũng như những người đàn bà có những tình tự tế nhị. Thế nhưng bao nhiêu làn sóng của một thứ cảm tình không hề được thoả mãn vẫn lẩn lút vồ vập vào buồng tim của anh chàng. Rồi khi Bình nhận ra rằng Phượng tuy vậy, nhưng cũng khó mà hiểu được Bình, khó mà an ủi được Bình, thì Bình lại không tài nào làm chủ được tự thân hắn ta, rồi hắn ta rượu chè, chơi bời như điên như cuồng, chìm đắm trong mọi lực lượng kích thích của bên ngoài. Rồi Bình lại càng chán chường, và tâm hồn không tài nào ổn định được nữa. Giờ nay, Bình mặc bộ áo quần tây, màu xanh, giày da, ăn bận hết sức sơ sài, không có gì là chải chuốt. Bình vừa đi vào, vừa ngáp dài.
Phồn Y: - Mợ đau thì đau, chứ anh con quan tâm đến làm gì?
Xung: - Kìa! Mợ!
Bình: - Mợ đã bớt chưa?
Phồn Y: - Cám ơn, sáng nay đã xuống nhà được.
Bình: - Thế thì hay, ngày mai tôi đi lên mỏ.
Phồn Y: - Thế ư? Hay lắm! Nhưng bao giờ mới giở về?
Bình: - Cũng chưa nhất định. Hai năm nữa cũng nên. Cũng có thể là ba năm nữa. Chao! Sao phòng hôm nay oi thế này?
Xung: - Ấy là em mới mở toang cả cửa ra đấy. Xem chừng sắp có cơn giông.
Phồn Y: - Thế anh Bình định lên mỏ làm gì?
Xung: - Mợ, mợ quên rồi ư? Chả là anh con học chuyên môn về khoa mỏ mà.
Bình: (Cầm lấy tờ báo giữa bàn đọc) - Kể cũng khó nói: một phần cũng là vì ở nhà lâu ngày nên thấy chan chán thế nào ấy...
Phồn Y: (Cười) - Tôi e rằng chỉ là vì Bình nhát gan.
Bình: - Thế nào kia?
Phồn Y: - Phòng này có ma, Bình quên rồi ư?
Bình: - Không đâu ạ! Nhưng ở nhà lâu ngày sinh chán, lại muốn đi.
Phồn Y: - Nếu tôi là Bình (Cười) và người chung quanh đều làm cho tôi chán, thì tôi cũng sẽ bỏ cái chỗ chết này mà đi cho rảnh thôi.
Xung: - Mợ! Mợ đừng nói thế...
Bình: (Bực bội) - Ui chao! Tôi thì chỉ tự mình chán với mình chứ còn nói gì đến chuyện chán với ai? (Thở dài) Thôi, em ngồi đây, anh trở về phòng đã (Đứng dậy).
(Cửa buồng hé mở)
Xung: - Anh hẵng khoan, có lẽ ba đã ra đấy.
Tiếng
(Cửa mở toang. Chu Phác Viên đi vào, tuổi trạc sáu mươi. Tóc đã lâm râm bạc. Mắt đeo kính hình bầu dục, gọng vàng. Sau cặp kính, tròng con mắt long lanh có vẻ thâm trầm, dữ tợn. Cũng như tất cả những người đã một tay xây dựng nên cơ đồ, Phác Viên hết sức oai nghiêm khi đứng trước con cháu. Phác Viên bận một bộ đồ sang trọng theo kiểu hai mươi năm trước đây: Chiếc áo dài mỏng bằng sa hoa, áo chẽn lụa trắng, cổ áo dài không cài cúc, để lộ cả một tảng thịt nơi cổ. Bộ áo quần mỏng manh dán lên mình Phác Viên theo những nếp hết sức dịu dàng, sạch tinh, không một tí bụi bặm. Phác Viên hơi béo, lưng đã bắt đầu còm, hai má sễ xuống. Quầng con mắt dầy, nhưng con ngươi sáng quắc. Trên mặt ông già, người ta đã thấy ít nhiều dấu vết của mấy chục năm vật lộn với phong trần. Qua tia sáng lạnh lùng của đôi mắt, qua nụ cười bất đắc dĩ trên môi của
Phác Viên: (Gật đầu, lại gần Phồn Y) - Hôm nay sao mợ xuống đây? Đỡ hẳn chưa?
Phồn Y: - Đau xoàng thôi, có gì đâu! ở mỏ về có khoẻ không?
Phác Viên: - Vẫn thường... Mợ nên lên gác mà nghỉ. Xung, mày xem khí sắc mợ mày hôm nay so với độ trước, thế nào?
Phác Viên: (Không bằng lòng) - Ai bảo mày thế? Lúc ba vắng nhà, mày có năng lên thăm mợ không? (Ngồi xuống nơi chiếc xô-pha).
Phồn Y: (Sợ ông chồng lại "lên lớp") - Tôi xem cậu gầy đi kia đấy... à nghe nói trên mỏ thợ đình công, câu chuyện thế nào rồi?
Phác Viên: - Chuyện yên rồi. Sáng hôm qua, chúng nó đã đi làm cả.
Xung: - Thế sao anh Hải còn chờ ba ngoài kia làm gì?
Phác Viên: - Anh Hải là ai kia?
Xung: - Con cụ Quý ấy mà. Năm ngoái cụ ấy xin cho anh ta vào làm. Vừa rồi Hải làm đại biểu thợ về đây...
Phác Viên: - Thằng ấy à? Nó còn có vấn đề. Đằng xưởng người ta đã cạch tên nó rồi.
Xung: - Cạch tên rồi kia! Thưa ba, con thấy anh ta có vẻ thông minh, lanh lợi. Hồi nãy con vừa nói chuyện với anh ta một lúc. Con tưởng dầu anh ta có làm đại biểu cho thợ đình công, cũng chưa nên vội đuổi anh ta.
Xung: - Con vẫn nghĩ rằng: những người đó họ tranh đấu cho tất cả anh em thợ thuyền, thì chúng ta cũng nên biểu đồng tình với họ. Vả lại nhà mình giàu có, sung sướng thế này, cần gì đi cướp cơm của họ. Đây không phải là chuyện "mốt" hay "không mốt".
Phác Viên: (Trợn mắt lên) - Mày biết xã hội là cái gì không đã nào? Mày đọc được mấy bản sách nói về xã hội học, về kinh tế học rồi? Ngày xưa, lúc đi du học bên Đức, tao đã nghiên cứu xã hội chủ nghĩa kỹ càng bằng mấy chúng mày bây giờ ấy!
Xung: (Bị chèn, bực) - Thưa ba, con nghe nói lần này trên mỏ có mấy người thợ bị thương mà không được một đồng xu phụ cấp nào cả.
Bình: - Thưa ba, con đang định vào hầu ba.
Phác Viên: - Thế à? Có việc gì đấy?
Bình: - Con định ngày mai lên mỏ.
Phác Viên: - Công việc đằng công ty, con đã bàn giao xong với người ta chưa?...
Bình: - Gần xong rồi. Con muốn xin ba cho con một việc gì thiết thực mà làm thì hơn. Con không thích chỉ dạo đi dạo lại và nhìn qua một tí là xong cả công việc.
Phác Viên: - Nhưng những công việc nặng nề thì con làm thế nào? Nếu có định làm gì thì làm cho đến nơi đến chốn. Tao không muốn rằng chúng mày bỏ bê công việc cho người ta nói ra nói vào.
Phác Viên: - Ừ, nhưng để tao còn nghĩ xem... Ngày mai mày cứ lên trước đi. Bao nhiêu công việc, ba sẽ đánh điện lên sau. (Phượng bưng khay chè Phổ Nhĩ đi từ phía phòng ăn đi ra).
Xung: (Rụt rè) - Thưa ba...
Phác Viên: - À, còn mày nữa, mày muốn gì kia?
Xung: - Con muốn bàn với ba một việc khá quan trọng...
Phác Viên: - Thế nào?
Xung: (Cúi mặt) - Con muốn đem một phần tiền học phí của ba cho con để...
Phác Viên: - Để làm gì?
Xung: (Tập trung hết can đảm) - Con định đưa một phần tiền học phí của con cho...
(Phượng rót trà đưa tới chỗ Chu Phác Viên).
Phượng: - Sắc rồi đấy ạ.
Phác Viên: - Sao mày không bưng lên? (Phượng đứng nhìn Phồn Y không trả lời).
Phồn Y: (Cảm thấy sắp có chuyện) - Vừa rồi nó đã rót ra cho tôi nhưng tôi không uống.
Phác Viên: - Sao lại không uống? (Hỏi Phượng) Thuốc đâu?
Phồn Y: (Nói thật nhanh) - Đổ đi rồi, tôi bảo con Phượng đổ đi đấy.
Phác Viên: - Đổ đi rồi à? Đổ đi rồi! (Hỏi Phượng) Còn thuốc nữa không?
Phượng: - Trong siêu còn in ít thôi ạ.
Phác Viên: - Rót ra đây, xem!
Phồn Y: - Tôi không thích uống thuốc đắng như thế.
Phác Viên: (Gắt, bảo Phượng) - Rót thuốc ra đây! (Phượng chạy tới rót thuốc)
Xung: - Ba, mợ con không thích uống, thì ba ép làm gì?
Phồn Y: - Thôi được, để đấy đã. (Phượng đặt chén thuốc xuống)
Phác Viên: - Không, mợ uống ngay đi là hơn.
Phồn Y: - Phượng, mày cất đi cho tao!
Phác Viên: (Vẻ nghiêm nghị) - Không! Uống đi mà! Đừng trẻ con nữa! Chừng ấy tuổi đầu rồi, thơ ấu gì nữa!
Phồn Y: (Run cả tiếng) - Tôi không uống đâu!
Phác Viên: - Xung, mày đưa chén thuốc lại cho mợ mày uống đi, xem nào.
Xung: (Giọng phản đối) - Ba!
Phác Viên: (Nhìn giận dữ) - Đưa tới ngay!
(Xung phải bưng chén thuốc tới chỗ Phồn Y ngồi)
Phác Viên: - Nói lên: mời mợ xơi thuốc, xem nào!
Phác Viên: - Mày nói thế nào?
Bình: (Đi đến chỗ Xung, ghé miệng nói nhỏ) - Ba bảo thế nào em làm thế ấy cho xong đi. Tính ba em cũng biết chứ.
Xung: (Nói với Phồn Y, nước mắt lưng tròng) - Thôi mợ uống đi, mợ uống cho con một ngụm... Mợ không uống, ba còn gắt nữa kia!
Phồn Y: (Khẩn khoản) - Thôi cậu để đến tối, tôi uống cũng được mà.
Phác Viên: (Lạnh lùng) - Mợ là một người đàn bà, mợ là một bà mẹ, mợ cũng phải nghĩ đến con cái với chứ! Dầu mợ không quý gì cái thân mợ đi nữa, thì cũng phải tập cho con cái biết vâng lời chứ!
Phồn Y: (Nhìn quanh quất, nhìn Phác Viên, rồi nhìn qua Bình, cầm lấy chén thuốc, nước mắt lai láng, lại đặt thuốc xuống) - Giời ôi! Tôi không tài nào mà nuốt được.
Phác Viên: - Bình! Mày tới mời mợ mày uống đi.
Phác Viên: - Bảo mày đi tới mà! Đi tới, rồi quỳ xuống, khuyên mợ mày uống đi tao xem!
Bình: (Chạy tới trước mặt Phồn Y, còn ngoảnh lại nhìn Phác Viên) - Chao! Ba!
Phác Viên: - Quỳ xuống! Tao bảo mày quỳ xuống! (Bình nhìn Phồn Y, Phồn Y khóc nức nở. Xung tức, run đây đẩy).
Phồn Y: (Nhìn Bình, không đợi Bình quỳ, nói lật đật) - Thế thì tôi uống, để tôi uống! (Cầm chén thuốc uống được hai ngụm, lại khóc, nhưng thấy bộ Phác Viên dữ tợn và thấy vẻ mặt khổ não của Bình, lại vội vàng nén mọi bực tức, cố uống hết chén thuốc) Giời ôi!... (Vừa khóc, vừa đi về phía phòng ăn).
(Một lát)
Phác Viên: (Xem đồng hồ) - Còn ba phút nữa (Bảo Xung) Vừa rồi mày định nói gì kia?
Xung: (Ngửng mặt lên) - Ba bảo gì kia!
Phác Viên: - Hồi nãy mày bảo lấy một nửa tiền học tao cho mày... ừ,. .. mày nói thế nào?
Phác Viên: - Thế là không có vấn đề gì mới nữa, phải không?
Xung: (Vừa nói vừa khóc) - Không, không ạ! (Đi về phía buồng ăn) Mợ nói thế mà đúng!...
Phác Viên: - Xung, mày đi đâu kia?
Xung: - Đi lên gác cùng mợ con.
Phác Viên: - Mày đi thế đấy ư?
Xung: (Bất đắc dĩ, trở lại) - Vâng, con định lên phòng mợ con. Ba có dặn gì không?
Phác Viên: - Được, đi lên đi. (Xung đi về phòng ăn) à! mà khoan hẵng!... Lại đây đã!
Xung: - Ba dặn gì ạ?
Phác Viên: - Thưa với mợ mày rằng tao vừa cho mời ông đốc - tờ Đức là ông Kook đến thăm bệnh cho mợ mày rồi đấy.
Xung: - Nhưng mợ con cũng vừa uống thuốc rồi đấy, chứ.
Phác Viên: - Tao xem tinh thần mợ mày có vẻ thất thường lắm, có lẽ bệnh khá nặng kia đấy! (Ngoảnh lại nói với Bình) Cả mày nữa, mày cũng thế.
Phác Viên: - Khoan đã, mày hẵng ngồi lại. Tao còn có chuyện muốn hỏi mày. (Bảo Xung) Thưa với mợ mày rằng: ông đốc tờ... Kook là một nhà chuyên môn về bệnh thần kinh, tao biết ông ấy từ hồi du học bên Đức kia. Chốc nữa, ông ấy lại đây, thế nào mợ mày cũng phải xuống để ông ấy khám cho xem thế nào! Nghe không?
Xung: - Vâng, con nghe rồi ạ; ba còn dặn gì nữa thôi?
Phác Viên: - Thôi mày lên gác đi.
(Xung đi về phía phòng ăn)
Phác Viên: (Nói với Phượng) - Phượng, in tuồng tao đã dặn mày rằng: khi nào công việc làm xong là mày được về nhà.
Phượng: - Vâng, lạy ông ạ. (Phượng đi về phía phòng ăn).
(Quý từ phía bàn giấy đi tới, thấy ông chủ, líu cả miệng).
Quý: - B...ẩm. B...ẩm... B...ẩm... cụ, ô...ng khách vừa tới trên kia.
Phác Viên: - Ừ! Mời ông ấy vào phòng khách.
Quý: - Bẩm vâng... ạ (Đi ra).
Phác Viên: - Đứa nào lại mở cả cửa sổ ra thế này?
Bình: - Em Xung vừa mới mở ra cho con đấy ạ.
Phác Viên: - Đóng lại đi. (Lau nhỡn kính) Cái nhà này, thầy tớ trong nhà đừng cho nó tự tiện vào. Tao định thỉnh thoảng vào đây nằm nghỉ một mình cho yên tĩnh tí.
Bình: - Vâng.
Phác Viên: (Lau kính, nhìn đồ đạc trong phòng) - Bấy nhiêu đồ đạc tuyền là đồ đẻ mày xưa kia rất thích cả đấy. Từ lúc tao ở miền
bức ảnh và ngắm) Đẻ mày ngày xưa kia cứ đến tiết hè là thích đóng kín cửa lại.
Bình: (Cười gượng) - Nhưng con tưởng ba muốn kỷ niệm đẻ con thì cũng hà tất phải...
Phác Viên: (Bỗng ngửng đầu lên) - Nhưng tao nghe người ta nói rằng là lâu nay mày đã làm một điều rất xấu hổ.
Bình: (Giật mình) - Con... có làm gì đâu ạ!
Phác Viên: (Đi tới trước mặt Bình nói khẽ) - Cái việc mày làm đó, đối với ba, rất là không phải, mày biết không! Và (Ngừng lại một lát) cả đối với đẻ mày cũng không phải...
Bình: (Có vẻ lúng túng) - Thưa ba...
Phác Viên: (Cầm tay Bình, nói rất hiền từ) - Mày là con cả của ba, ba không muốn nói chuyện ấy trước mặt người khác...(Dừng một chốc lại nói, có vẻ nghiêm nghị) Tao thấy người ta nói hai năm nay, thường khi tao đi vắng, mày ở nhà sống không có quy củ gì sốt!
Bình: (Càng sợ) - Thưa ba, con có làm gì... có làm gì đâu...
Bình: (Xanh mặt) - Thưa ba...
Phác Viên: - Các người đằng công ty bảo rằng mày cứ ngày đêm mê mệt với tiệm nhảy. Nhất là hai ba tháng nay, rượu chè be bét, cờ bạc thâu đêm, nhiều hôm không về nhà ngủ.
Bình: (Thở ra một hơi, nhẹ hẳn người) - Ba bảo rằng...
Phác Viên: - Có thực thế không? (Một chốc) mày nói thiệt đi!
Bình: (Đỏ mặt) - Thưa ba: có, thiệt đấy à.
Phác Viên: - Đã gần ba mươi tuổi đầu thì cũng phải biết tự trọng với. Mày còn nhớ vì sao tên mày gọi là Bình không?
Bình: - Vẫn nhớ đấy ạ.
Phác Viên: - Mày nhắc lại xem...
Bình: - Vì rằng: đẻ con xưa kia tên là Thị Bình. Lúc đẻ con sắp chết, đẻ mới lấy chữ Bình đặt tên cho con.
Phác Viên: - Vậy thì tao xin mày từ rầy về sau, hẵng luôn luôn nhớ lấy đẻ mày, mà sửa đổi hạnh kiểm lại.
(Lỗ Quý đi ra về phòng giấy)
Quý: - B...ẩm... Bẩm cụ, ông khách đang chờ... chờ... chờ trên phòng khách đã khá lâu.
Phác Viên: - Được rồi! (Lỗ Quý ra).
Phác Viên: - Gia đình của tao, tao chắc là một gia đình hết sức tốt đẹp; có trật tự hơn nhà ai hết; con tao, tao chắc là tử tế, nết na hơn con ai hết. Tao đã dạy dỗ chúng mày, tao nhất định không muốn để cho người ta chê bai chúng mày một tí gì!
Bình: - Thưa ba, vâng.
Phác Viên: - À! Chúng mày có đứa nào ngoài ấy không? (Nói một mình) ái! Tao lại nghe khó chịu rồi (Bình dìu Phác Viên đến cái xô-pha). (Lỗ Quý vào)
Phác Viên: - Mời ông khách vào đây.
Quý: - Bẩm cụ, vâng.
Bình: - Thưa ba, ba ngồi nghỉ một chốc đã.
Phác Viên: - Không, không cần. (Bảo Quý) Quý ra mời ông ấy vào đây.
Quý: - Dạ, bẩm cụ vâng.
(Lỗ Quý ra, Phác Viên lấy một điếu xì-gà. Bình quẹt diêm, Phác Viên ngồi chỉnh chện, từ từ hút thuốc).
Sau bữa cơm trưa, khí trời nặng nề, hết sức bức.
Một bầu không khí oi ẩm, làm cho người ta cảm thấy khó chịu. Bình, một mình từ phía phòng ăn đi tới, nhìn thoáng ra phía vườn hoa: vườn hoa im phăng phắc, không một bóng người. Bình sẽ lén bước tới buồng giấy. Buồng giấy bây giờ cũng êm đềm, vắng vẻ. Biết rằng cụ Phác Viên đi vắng, Bình sẽ đi tới nơi cửa sổ, mở cửa nhìn bóng cây âm thầm ngoài vườn. Một lát sau, Bình huýt sáo theo một điệu là lạ. Trong lúc huýt sáo, xen vào hai ba tiếng gọi rất khẽ "Phượng". Một lát sau, xa xa nghe phảng phất có tiếng sáo giả nhời, mỗi lúc một gần thêm. Bình sẽ gọi thong thả một tiếng nữa: "Em Phượng ơi!". Ngoài cửa tiếng con gái: "Anh Bình đấy ư?" Bình liền đóng cửa sổ lại).
(Phượng đi vào, bước rất nhanh, nhẹ)
Bình: (Nhìn ra cửa giữa, lối Phượng bước vào, nói khẽ) - Em Phượng. (Cầm tay Phượng).
Bình: - Không mà, Phượng ngồi xuống đây. (Kéo Phượng ngồi xuống chiếc xô-pha).
Phượng: - Ông đâu?
Bình: - Ông còn có khách mãi tận đằng phòng lớn kia.
Phượng: (Ngồi xuống thở dài, nhìn quanh quất) - Cứ vụng vụng, lén lén, thế nào ấy!
Bình: - A!
Phượng: - Chỉ một việc gọi tên em mà anh chả dám gọi.
Bình: - Bởi vậy, anh quyết tâm đi chỗ khác, không ở nhà nữa.
Phượng: (Nghĩ ngợi) - Chao! Tội nghiệp cho bà; ông mới về đến nhà, vừa thấy mặt đã gắt om lên.
Bình: - Ba xưa nay vẫn thế; nói câu gì là như đinh đóng vào cột ấy; mỗi một ý kiến của ba là một đạo luật!
Phượng: (Sợ hãi) - Em... em sợ quá cơ!
Phượng: - Em sợ lỡ không may ông biết thì chết! Em sợ quá! Chẳng là hôm trước anh bảo rằng anh định đem câu chuyện chúng mình thưa lại cùng ông.
Bình: (Lắc đầu ngồi nghĩ một chốc) - Đáng sợ là chỗ khác kia.
Phượng: - Còn chuyện gì nữa cơ?
Bình: - Em không nghe chuyện gì ư?
Phượng: - Thế nào...? Em có nghe gì đâu?
Bình: - Em không nghe chuyện gì về anh cả ư?
Phượng: - Không... Sao anh hỏi thế?
Bình: - Thế à? Thế thì... có gì đâu... Chả có gì hết!
Phượng: - Anh Bình ạ, em tin lòng anh, em tin chắc chắn rằng không bao giờ anh lừa em. Thế là đủ... Vừa rồi, em nghe nói ngày mai anh định lên mỏ.
Bình: - Tối hôm qua, anh chả nói cùng Phượng rồi là gì?
Phượng: - Thế sao anh không đem em cùng đi?
Bình: - Là vì rằng... (Cười) vì rằng anh không định đem em đi...
Bình: (Bất ngờ) - Sao lại cho em nghỉ việc?
Phượng: - Thôi anh đừng hỏi nữa!
Bình: - Không; em phải nói cho anh rõ.
Phượng: - Lẽ tự nhiên là em làm việc không trôi chảy, chứ còn gì nữa? Nhưng em nghĩ lại có lẽ em đoán nhầm cũng nên, chưa hẳn bà đã có ý định như vậy... Mà này, anh ạ, hay là anh đem em cùng đi?
Bình: - Không!
Phượng: (Nũng nịu) - Anh Bình ạ, em hết sức hầu hạ anh tử tế. Anh cần có một người trông nom anh. Em sẽ khâu vá, thổi cơm, làm thức ăn hầu anh. Em làm được tuốt, anh cứ cho em đi.
Bình: (Không trả lời).
Phượng: - Em biết một mình anh đi xa không ai chăm nom, không xong đâu!
Bình: - Phượng này, em không biết ư? Trong tình thế ngày nay, anh đem em đi thế nào được?... Mà sao em cứ nói chuyện trẻ con thế?
Phượng: - Không, anh Bình ạ, anh cho em đi cùng, em sẽ không phiền luỵ gì đâu mà anh sợ! Rồi nếu như vì em mà người ngoài nói nọ nói kia, chê cười anh, thì em sẽ lập tức đi ngay, anh đừng sợ, anh ạ.
Bình: (Bực) - Phượng tưởng tôi ích kỷ đến thế ư? Phượng đừng nghĩ thế! Chao! Tôi sợ gì tiếng nọ tiếng kia! Mấy năm nay, lòng tôi hình như đã chết từ lâu rồi ấy. Tôi đã bực tức vì tôi nhiều nỗi. Bây giờ đây, quả tim tôi sống lại. Tôi có đủ can đảm yêu một người thiếu nữ... Thì tôi sợ gì ai bình phẩm, chê bai? Hừ! rồi đây kệ xác thiên hạ muốn nói gì thì nói! Có đứa sẽ thì thầm: "Cậu cả Bình mà đi khăng khít với một người ở trong nhà!" thì cũng mặc thây nó, anh chả sợ, anh yêu, anh cứ yêu.
Phượng: (Yên tâm) - Anh ạ, anh đừng bực bội. Dầu anh có làm gì em cũng không oán anh cơ mà. (Nghĩ ngợi).
Phượng: - Anh ấy lại vừa nhắc lại câu chuyện tháng trước cùng em xong...
Bình: - Nó bảo nó yêu em à?
Phượng: - Không, anh ấy hỏi có ưng lấy anh ấy không?
Bình: - Thế Phượng giả nhời thế nào?
Phượng: - Em bảo anh ấy là em đã nhận lời người khác rồi.
Bình: - Thế nó còn hỏi thêm gì nữa không?
Phượng: - Không, anh ấy chỉ bảo rằng: anh ấy sẽ cấp tiền cho em đi học.
Bình: - Đi học! (Cười sằng sặc) Thằng bé ngây thơ đến thế là cùng!... Nhưng biết đâu Phượng nghe Xung nói Phượng cũng không sung sướng hết sức? Ừ! Phượng ạ, anh... anh năm nay đã gần ba mươi tuổi đầu rồi mà Phượng thì mới có mười tám. Vả lại Xung ấy mà, nó có tương lai hơn anh nhiều... Còn một điều nữa: anh đã làm những việc mà anh ân hận vô cùng.
Bình: - Nào tôi có bảo Phượng đừng nói cho nó rõ đâu.
Phượng: - Nhưng mỗi một lúc anh thấy em đứng nói chuyện với anh Hai thì em thấy anh có vẻ...
Bình: - Những lúc ấy, thì cố nhiên là anh không có thể vui lòng được chứ sao? Phượng tính, mình thấy người yêu của mình chuyện trò thân mật với một người khác; - thì dẫu người đó là em ruột mình đi nữa, - mình cũng vẫn phải khó chịu chứ!
Phượng: - Đấy, anh lại vờ những chuyện đâu đâu rồi! Thôi anh đừng vờ nữa! Hôm nay, em muốn hỏi anh một câu... là thực tình anh đối với em thế nào, anh trả lời minh bạch cho em nghe đi?
Phượng: (Buồn bã) - Anh, sao anh lại xử với em như thế? Anh cũng biết rằng: hiện giờ em là em của anh rồi! Sao anh... nỡ phụ em...!
Bình: (Không vui lòng nghe Phượng giảng giải, và cũng cảm thấy Phượng không hiểu cho mình) - A! (Thở dài) Trời ơi!
Phượng: - Anh ạ, cha em chỉ biết đi vòi tiền; anh Hải của em cơ hồ không muốn nhìn em nữa; anh ấy bảo em rằng: em là một đứa con gái không có một tí chí khí nào. Câu chuyện này nếu đẻ em biết ra, thì đẻ em chết tức đi với em được. Anh ơi! Cha em, đẻ em, anh em rồi đây có ngày cũng chả nhìn em nữa đâu. Anh đừng khinh rẻ em, anh đừng phụ em! Không có anh, em chết mất mà thôi! (Nức nở khóc).
Phượng: - Đẻ em cưng em lắm cơ, đẻ em có bao giờ ưng cho em lên đây đi làm đâu! Em sợ rồi đây đẻ em biết rõ câu chuyện lăng líu nọ kia giữa anh cùng em... và anh lại không thực lòng cùng em thì thiệt là em giết đẻ em chứ chẳng không! (Khóc) Lại còn...
Bình: (Đứng dậy) - Phượng đừng thế! Phượng đừng nghi Bình nữa mà tội. Anh van em,... rồi tối hôm nay thế nào anh cũng lại đằng nhà em.
Phượng: - Không! đừng đấy! Hôm nay đẻ em vừa tới.
Bình: - Thế thì chúng mình gặp nhau ở ngoài đường cũng được, chứ gì?
Phượng: - Không được! Là vì thế nào em cũng phải ở nhà nói chuyện cùng đẻ em chứ!
Bình: - Nhưng sáng mai, anh phải đi chuyến xe sớm kia mà.
Phượng: - Thế anh nhất định không đem em cùng đi ư?
Phượng: - Vậy thì anh... anh để em nghĩ xem.
Bình: - Anh phải đi trước chứ! Ít lâu nữa anh sẽ liệu cách nói rõ đầu đuôi câu chuyện cùng ba, rồi đón em lên sau.
Phượng: (Nhìn Bình) - Cũng được... Vậy thì tối hôm nay anh cũng hẵng cứ lại đằng nhà em đã. Có lẽ cha em cùng đẻ ngủ phòng ngoài, anh Hải thì anh ấy không ngủ ở nhà rồi. Chắc là cái phòng em chỉ có mình em ngủ.
Bình: - Thế thì hay, khi nào anh đến anh sẽ huýt sáo nghe, Phượng nghe rõ chứ?
Phượng: - Vâng. Khi ấy, nếu như em muốn cho anh vào thì trước cửa sổ em sẽ thắp một ngọn đèn. Nếu không thấy đèn, thì nhất định anh đừng vào đấy.
Bình: - Sao lại đừng vào?
Phượng: - Nghĩa là em không muốn anh vào nữa; là vì trong nhà còn nhiều người chứ sao?
Bình: - Thế cũng được, mười một giờ tối nhé!
Quý: - Kìa! Phượng, cha tìm con từ nãy đến giờ. (Hỏi Bình) Anh cả xơi cơm rồi ư?
Phượng: - Cha tìm tôi làm gì?
Quý: - Đẻ mày vừa tới xong.
Phượng: - Đẻ đến rồi à? (Mừng rỡ) Thế đẻ ở đâu?
Quý: - Đang ở ngoài cửa ấy. Vừa gặp anh mày, hai đẻ, con đang còn nói chuyện.
(Phượng đi ra phía cửa giữa)
Bình: - Phượng, gặp bà cụ nhớ nói hộ tôi gửi lời thăm.
Phượng: - Không dám ạ! Cám ơn anh cả. (Phượng ra) Chốc nữa lại gặp lại vậy.
Quý: - Thưa anh cả, anh định ngày mai đi phải không?
Bình: - Phải rồi.
Quý: - Vậy để tôi đưa anh lên xe.
Bình: - Cảm ơn, nhưng để tôi đi một mình cũng được.
Quý: - Chao! Lâu nay anh ở nhà, bọn thầy tớ chúng tôi được nhờ nhiều bề. Rồi đây anh đi, tôi và cả tụi thầy tớ trong nhà sẽ nhớ quá đi mất!
Bình: (Cười) - Cụ Quý lại hết tiền tiêu rồi phỏng?
Quý: - Anh cả cứ cười tôi hoài! Rõ tội! Nhưng trong lòng tôi thế nào thì tôi nói ra thế ấy. Cháu Phượng nó cũng biết: những lúc vắng mặt anh cả, tôi đây vẫn nói tốt anh luôn luôn.
Bình: - Thế thì hay lắm... Bây giờ cụ cần gì không?
Quý: - Không mà, có việc gì đâu. Chẳng qua trước lúc anh cả lên đường, tôi muốn bàn cùng anh cả một vài việc vặt. Số là hôm nay đẻ con Phượng tới đây là vì bà chủ muốn gặp mặt...
(Phồn Y ở đường cửa phòng ăn đi vào, Quý liếc thấy, bỏ dở câu chuyện không nói nữa).
Quý: - Bẩm bà, bà đã xuống nhà, bà đã khoẻ hẳn chưa? (Phồn Y gật đầu) Bẩm... con vẫn luôn luôn hỏi thăm sức khoẻ bà.
Phồn Y: - Cảm ơn, không có việc gì, cho bác ra.
(Quý chào khúm núm và rón rén bước về phía cửa giữa để đi ra).
Phồn Y: - ... Lại đi đằng nào rồi?
Bình: (Không hiểu ý gì) Ai kia?
Phồn Y: - Ba, ấy mà.
Bình: - Ba còn bận có khách. Sắp ra đấy. Em Xung đâu rồi?
Phồn Y: - Cái thằng ấy nó chỉ biết khóc sụt sùi cả ngày, chẳng biết là nó đi đâu rồi ấy!
Bình: (Ngại phải nói chuyện với Phồn Y) - À! Tôi cũng phải về phòng sắp đặt đồ đạc. (Định đi về phía phòng ăn).
Phồn Y: - Khoan, Bình hẵng ngồi lại đấy tí đã. (Bình đứng lại)
Bình: - Việc gì kia?
Phồn Y: (Âu sầu) - Có việc muốn nói. (Bình quay lại đứng im lặng)
Phồn Y: - Tôi mong Bình hiểu cho câu chuyện hồi nãy, không phải chỉ ngày hôm nay mới xẩy ra sự tình như vậy.
Bình: - Ba xưa nay vẫn thế: bảo thế nào là nhất định người ta phải nghe theo thế ấy.
Phồn Y: - Nhưng tôi không chịu được như vậy. Vì lẽ gì mà người ta nói thế nào là mình phải nghe theo thế ấy kia chứ?
Bình: - Tôi hiểu rồi. (Cười gượng) Nếu vậy thì hay hơn hết là mợ đừng nghe lời ba.
Phồn Y: - Bình ạ, tôi ước gì lòng Bình ngày nay cũng vẫn thành thực như ngày trước. Không nên tập thói thường ăn xổi ở thì của bọn thanh niên ngày nay... Bình cũng biết: vắng mặt Bình là tôi khổ lắm cơ!
Bình: - Ấy cũng vì thế mà tôi phải bỏ nhà ra đi, để cho chúng ta đừng luôn luôn giáp mặt nhau, và đừng luôn luôn nhắc lại cùng nhau những sự tình đang làm cho chúng ta phải ăn năn.
Phồn Y: - Tôi không ăn năn, tôi đã làm việc gì thì tôi không hề ăn năn bao giờ!
Bình: (Bất đắc dĩ) - Thế mà tôi vẫn nghĩ rằng ý nghĩ của tôi hiện giờ thế nào mà mợ chả hiểu? ... Mấy ngày nay, tôi không muốn gặp mặt, thì tưởng lòng tôi mợ cũng đã rõ.
Bình: - Bây giờ tôi thấy rằng tôi là một người hồ đồ, ám muội hết sức. Tôi ăn năn vì đã làm một việc quá hư đốn! Tôi đã cư xử một cách không phải với tôi, không phải với em, nhất là không phải với ba.
Phồn Y: (Âm thầm) - Và nhất là còn không phải với một người khác nữa, thế mà Bình quên mất!...
Bình: - Với ai cơ?
Phồn Y: - Chính đối với tôi đây này, Bình lại tệ hơn đối với ai hết. Là vì chính Bình đã dỗ dành dì ghẻ của Bình.
Bình: (Sợ hãi) - Mợ điên hẳn?
Phồn Y: - Bao nhiêu duyên nợ giữa chúng mình, thì Bình cũng phải nhận là Bình có trách nhiệm đối với tôi chứ. Lẽ nào ngày nay khi Bình nhìn thấy một cuộc đời mới, là Bình nỡ lòng bỏ tôi mà đi lấy một mình!
Bình: - Tôi thấy bấy nhiêu chữ nghĩa dễ sợ quá đi mất. Những câu nói như vậy mợ không nên đem ra dùng trong gia đình... trong một gia đình danh giá như gia đình của ba đây.
Bình: - Trong một gia đình lớn thế nào mà chẳng có một vài người xấu. Nhưng trong chi họ nhà tôi đây, thì có lẽ chỉ có một mình tôi là người...
Bình: - Mợ không nên bịa chuyện nói nhảm như vậy.
Phồn Y: - Này, chính Bình cũng chỉ là đứa con hoang của ba Bình đấy thôi.
Bình: (Sợ hãi) - Nói nhảm nào! Mợ có chứng cớ gì không đã nào?
Phồn Y: - Thì xin anh cứ hỏi ông ba danh giá của anh ấy. Đây là một câu chuyện mà mười lăm năm trước đây, ông ấy đã thốt ra cùng tôi, trong một buổi tối say rượu đấy chứ. (Chỉ vào cái ảnh trên bàn) Bình chính là con cái cô con gái này đây này! Chỉ vì ba anh bỏ mà cô ta đã nhảy xuống sông tự tử đấy.
Bình: - Mợ... mợ thiệt... Nhưng thôi (Cười gượng) Nói thế thì tôi cũng vâng là thế. Bây giờ mợ định thế nào? Định bảo tôi những gì?
Phồn Y: - Ba anh đối với tôi vẫn tệ như thế. Trước kia ông ấy đã dùng những thủ đoạn hèn mạt dỗ dành tôi về đây. Tôi muốn thoát thân ra đi, cũng không thể được. Rồi đẻ ra thằng Xung. Đối với tôi, mười mấy năm nay, bao giờ cũng hung hãn như thế. Ngày đêm hành hạ tôi, làm cho tôi đã thành hẳn một người không hồn. Thế rồi đến năm Bình ở quê lên, Bình lại quyến dỗ tôi, đưa tôi đến địa vị một người kế mẫu không ra kế mẫu, nhân tình không ra nhân tình! Ấy chính là Bình dỗ dành tôi!
Bình: - Quyến dỗ! Tôi xin mợ từ rày đừng dùng hai chữ ấy thì hơn. Mợ còn nhớ tình cảnh hồi ấy thế nào không?
Phồn Y: - Bình quên rồi ư? Năm ấy, trong gian nhà này, lúc nửa đêm, khi tôi đang khóc nức nở, thì Bình thở than nói cùng tôi những gì? Có phải chính Bình nói rằng Bình ghét ba, Bình muốn cho ông ấy chết ngay đi, dầu có phải làm những việc thương luân bại lý, cũng không từ kia mà!
Bình: - Mợ quên đi đấy. Hồi ấy là tôi còn trẻ tuổi, vì nóng nẩy quá nên mới nói ra những câu vớ vẩn như thế!
Phồn Y: - Nhưng Bình quên rằng, dầu tôi chỉ hơn Bình một vài tuổi thì hồi ấy tôi cũng vẫn là kế mẫu của Bình kia mà? Thì sao Bình lại đi nói những câu chuyện như vậy cùng tôi?
Bình: - Nhưng một người thanh niên vớ vẩn, thì sao cho khỏi lầm lỗi.
Nó lầm, thì cũng nên tha thứ cho nó chứ?
Phồn Y: - Đây không phải là câu chuyện đáng tha thứ hay không đáng tha thứ! Lúc bấy giờ, tôi đang lặng lẽ ngồi chờ cái chết, thế rồi một người đã cứu tôi sống lại. Nhưng cứu tôi rồi lại bỏ tôi chết, chết gầy, chết mòn, chết khô, chết héo. Tôi hỏi Bình một người như tôi, nên làm thế nào?
Bình: - Nên... làm thế nào? Thì bảo tôi biết thế nào được? Mợ cứ nói cho tôi nghe.
Phồn Y: (Nói dằn từng tiếng một) - Tôi mong Bình cứ ở nhà, đừng đi đâu hết...
Bình: - Thế nào? Mợ muốn tôi ở nhà cùng mợ, ngày đêm ra vào trong cái nhà này, luôn luôn nghĩ đến tội lỗi của mình, để mà chết buồn chết rũ như thế này ư?
Phồn Y: - Nếu Bình biết rằng sống trong cái nhà này, có thể chết buồn chết rũ đi được, thì sao Bình lại một mình ra đi, bỏ tôi lại đây?
Bình: - Mợ không có quyền nói câu ấy. Mợ là mẹ em Xung kia mà!
Phồn Y: - Không! Không! Tôi đã đem cả thân thế, danh dự của tôi phó thác cho Bình rồi! Từ hồi ấy đến giờ, tôi không cần gì nữa hết! Tôi không phải là mẹ thằng Xung! Không! Không! Tôi cũng không phải là vợ ông Chu Phác Viên!
Bình: (Lạnh lùng) - Mợ không nhận mợ là vợ của ba, nhưng tôi thì tôi vẫn nhận tôi là con của ba kia mà!
Phồn Y: (Không ngờ đến câu trả lời ấy. Ngồi ngẩn một lúc) - Ừ, Bình là con ba. Thảo nào, đã mấy tháng giời nay, Bình nhất thiết không hỏi han gì đến tôi. Bình lại sợ ông ba của Bình chứ gì?
Bình: - Thì bảo là vì tôi sợ nên mới ăn ở như thế, thì cũng được thôi.
Phồn Y: (Lạnh lùng) - Lần này Bình lên mỏ. Chắc rồi lại học được bộ điệu anh hùng của ông cụ và quên hẳn không thèm nghĩ gì đến người đàn bà đã hiểu Bình, đã yêu Bình nữa chứ gì?
Bình: - Hiểu như vậy, thôi thì cũng chả sao.
Phồn Y: (Lạnh lùng) - Có thế thì mới thiệt là con cha! (Cười) Con cha! Con cha! (Lại cười mỉa mai) Giời ôi! nào nó có ra gì cái thứ người hèn nhát, vô dụng ấy! Hy sinh với con người như vậy, kể cũng hoài! Tôi chỉ tiếc là không hiểu cái con người ấy sớm hơn một tí.
Bình: - Vậy thì bây giờ hiểu rồi đấy. Tôi thiệt tệ, tôi không hề giấu diếm tí gì nữa. Tôi chán chường lắm rồi. Tôi nói thiệt với mợ: tôi ghê tởm chán chường với mối tình không tự nhiên đó. Tôi ghê, tôi chán! Trách nhiệm tôi, tôi chịu, tôi thú thực là tôi đã làm một sự lầm lỗi. Nhưng sở dĩ tôi làm nên tội lỗi, là cũng có phần trách nhiệm người khác nữa. Tôi chắc rằng một người đàn bà rất thông minh, và thấu hiểu sự lẽ như mợ, thế nào cũng sẽ biết, sẽ hiểu cho tôi và rồi đây, sẽ không trách tôi nữa. Thái độ của tôi, rồi đây ai có bảo là vô tình cũng được, bảo là phụ bạc cũng được; nhưng tôi phải nói rằng: tôi trông mong nhất là lần này là lần trò chuyện cuối cùng giữa chúng ta. (Đi về phía phòng ăn).
Bình: - Cái ấy tôi hiểu rõ ràng hết sức! Tôi cũng chắc rằng mợ sẽ hiểu thấu cho mọi nỗi khổ tâm của tôi mấy hôm nay. Thôi bây giờ tôi phải đi đã.
(Bình đi về phía phòng ăn. Phồn Y nước mắt lai láng, ngã gục hẳn xuống cái xô pha khóc nức nở. Lỗ Quý rón rén đi từ phía cửa giữa vào, đứng nhìn bà chủ khóc).
Phồn Y: (Đứng vụt dậy) - Bác vào làm gì?
Quý: - Bẩm bà, nhà cháu đến ngoài kia từ hồi nãy.
Phồn Y: - Ai kia? Ai tới từ hồi nãy?
Quý: - Bẩm nhà cháu ấy mà. Chả hôm trước bà có truyền gọi nó lên hầu bà.
Phồn Y: - Thế sao không nói cho tôi biết sớm một tí?
Quý: (Cười nịnh) - B...ẩm... b...ẩm bà, con cũng tính vào thưa chuyện cùng bà ngay. Nhưng vừa rồi con (Nói khẽ hẳn xuống) con thấy bà cùng anh cả con nói chuyện, nên con không dám vào.
Phồn Y: - À, thế hồi nãy bác...
Quý: - Bẩm... bẩm con từ nãy vẫn đứng hầu cụ ông ngoài phòng khách kia. (Làm ra vẻ không biết gì) Chẳng hay bà có việc gì?...
Phồn Y: - Không mà, thôi cho bác đi gọi u ấy vào đây.
Quý: (Lại cười nịnh) - Bẩm bà, bà chẳng lạ gì: nhà cháu nó vốn quê mùa, ăn nói thô kệch, nên con phải xin bà tha thứ trước đi cho
Quý: - Không dám ạ, bẩm bà, thiệt là bà rủ lòng thương đến chúng con... ấy chết, vừa rồi cụ ông con truyền rằng: có lẽ ngày mai sẽ có cơn giông và cho con vào bẩm bà lục cho cụ con cái áo đi mưa cũ; Có lẽ cụ ông con định đi đâu ấy.
Phồn Y: - Thế con Phượng nó vẫn sắp xếp áo quần cho ông, nó lấy cũng được chứ gì?
Quý: - Vâng, con cũng bẩm với cụ con như thế rồi đấy ạ: vì là con thấy rằng bà chưa được khoẻ lắm. Nhưng cụ con lại dặn rằng đừng để con Phượng lấy, và phải xin bà kia!
Phồn Y: - Ừ, cũng được. Chốc nữa tôi sẽ đưa ra vậy.
Quý: - Bẩm cụ con dặn là cần ngay giờ đấy ạ. Có lẽ cụ định đi đâu ngay giờ thì phải...
Quý: - Bẩm bà vâng ạ. (Quý ra)
Phồn Y: (Mở cửa sổ, thở một hơi dài, nói một mình) - Giời đất! Nóng oi quá! Bức đến chết người đi được! Sống những ngày thế này thì sống làm sao? (Mơ màng nhìn ra phía cửa sổ) Quý lại đi vào.
Quý: - Bẩm bà, cụ con lại cho người xuống truyền lấy áo.
Phồn Y: (Ngẩng đầu lên) - Được rồi. Bác cứ đi ra đi. Tôi sẽ giao cho u Trần đưa ra ngay.
(Phồn Y đi vào phía phòng ăn. Quý đi ra lối cửa giữa. Một lát sau Lỗ Thị Bình - vợ Quý cùng Phượng đi vào).
Thị Bình tuổi trạc bốn mươi sáu, bốn mươi bảy. Đầu điểm hoa râm. Mặt trắng trẻo. Trông qua người ta có thể cho là Thị Bình tuổi cũng chỉ độ mới ba mươi tám, ba mươi chín gì thôi. Cặp mắt lờ đờ, có những lúc cứ mơ màng đứng nhìn đăm đăm về phía trước. Nhưng dưới đường lông mi thanh tao, và trong quầng mắt to và tròn của bà ta, người ta vẫn dễ dàng nhận thấy duyên dáng của thời kỳ tuổi trẻ. Thị Bình ăn vận giản dị, nhưng áo quần vẫn chỉnh tề, sạch sẽ hết sức. Người ta có thể đoán rằng bà ta là con nhà gia thế mới bị sa sút sau này. Thị Bình đầu trùm chiếc khăn bông mà bà ta đã trùm đầu để che bụi trong khi đi tầu. Khi trò chuyện bà ta vẫn thích cười tủm tỉm rất dịu dàng. Tiếng nói nhẹ nhàng và thâm trầm, nghe ra như tiếng người phương Nam đã xiêu bạt lên miền Bắc trong một thời gian khá lâu, nên thỉnh thoảng trong câu nói vẫn xen vào một vài tiếng miền Nam. Nhưng lời nói Thị Bình bao giờ cũng rành mạch. Hai hàm răng rất là đều đặn. Mỗi một lúc bà ta hé miệng cười, thì hai lúm đồng tiền lại lõm hẳn xuống bên mé. Thị Bình dắt tay con gái đi vào. Phượng sung sướng nép vào bên cạnh mẹ, cùng vào phòng. Lỗ Quý mang một tay nải đã cũ đi theo sau.
Phượng: - Bà đâu, cha?
Quý: - Xuống ngay giờ đấy.
Phượng: - Đẻ ngồi xuống đây. (Lỗ Thị Bình ngồi) Đẻ có mệt lắm không đẻ?
Thị Bình: - Chẳng mệt.
Phượng: (Niềm nở) - Đẻ ạ, đẻ ngồi đây đã. Con đi lấy cốc nước lọc ướp đá, đẻ uống nhá?
Thị Bình: - Đừng, đừng lấy gì sốt, đẻ có khát đâu mà.
Quý: - Phượng, mày đi xuống dưới kia, lấy ngay một chai nước chanh lên đây cho đẻ mày dùng xem nào! (Bảo vợ). Ở sở đây không thiếu thức gì sớt! Cứ mùa hè này là nào nước chanh, nước đá, nước dưa đỏ, nước quýt, chuối, vải ngâm đá, mình muốn dùng thức gì là có thức ấy.
Thị Bình: - Đừng, đừng Phượng ạ! Cha mày bảo lấy gì đó, nhưng thôi! Của đấy là của người ta chứ phải đâu của mình mà mình dùng! Con cứ ở đây cùng đẻ chờ bà chủ xuống, hai đẻ con sẽ nói chuyện cùng bà. Ngồi với con, đẻ thích hơn là ăn uống gì hết.
Quý: - Bà xuống ngay giờ đấy. Mà sao cái khăn trắng trùm đầu kia, đi đường thì chớ, vào đây cũng chưa chịu cởi ra!
Thị Bình: (Cười dịu dàng) - Ừ nhỉ! Chuyện trò có nửa ngày trời quên bẵng đi mất! (Nhìn Phượng, cười) Phượng ạ, cái khăn bông trắng này, đẻ ngồi trên xe hoả trùm đầu mấy hôm nay vào đến đây vẫn để vậy (Định cởi khăn). Phượng, con nhìn xem mặt đẻ có bẩn lắm không? Chao! Trên tầu bụi chao là bụi...! Con xem lại hộ đẻ cái đầu, kẻo người ta cười chết!
Phượng: - Không, không hề gì... Hai năm nay con không gặp đẻ, đẻ vẫn thế không hề khác tí nào đẻ ạ.
Quý: - Hai đẻ con chúng mày, quê mùa hết chỗ nói! Tới một chỗ lâu đài trang hoàng, đồ sộ thế này cũng không biết đi ra ngoài kia xem người ta có sang trọng như thế nào, cứ đâm đầu vào xó tối mà chuyện vãn!... Này, con Phượng, mày hẵng đi lục hết bao nhiêu quần áo, đồ đạc mà mày đã sắm được trong hai năm lên làm ở đây, cho đẻ mày xem thử nào.
Phượng: - Đẻ có thích gì những thứ ấy đâu mà!
Quý: - Nhưng mày cũng có tư trang của mày chứ! Mày cứ lấy ra đây cho đẻ mày xem cho sáng mắt ra, cho đẻ mày nghĩ xem độ trước theo tao lên đây đi làm hơn, hay cứ chôn chân ở nhà quê hơn?
Thị Bình: (Nói với Quý) - Thì lúc tôi bước chân ra đi làm, và hai năm nay mỗi lúc viết thư cho cha nó cũng vậy, bao giờ tôi chẳng nhắc đi nhắc lại câu chuyện đó! Trước sau tôi vẫn nói là tôi không thích cho con tôi đi hầu hạ nhà người ta, nhưng thế mà cha nó nhất định cứ... (Bỗng sực nhớ ra đây không phải là nơi nói chuyện nhà, ngoảnh lại nói với Phượng) à Phượng nhỉ, thế anh con?
Phượng: - Không phải anh ấy còn chờ ta ngoài cửa ấy sao?
Quý: - Chờ gì chúng mày? Cả lũ chúng nó còn chầu chực để vào hầu cụ chủ đấy chứ? (Nói với vợ) Năm ngoái, ta đã nhờ người viết thư về nói chuyện là thằng Hải đã tìm được việc làm trên mỏ; ấy cũng là nhờ có ta ở đây chu tuyền cho đấy chứ.
Phượng: (Có vẻ chán nản với bộ điệu của Lỗ Quý) - Cha, hay cha đừng nói chuyện nữa. Để ra xem anh Hải làm gì ngoài ấy, có lẽ hơn.
Quý: - Thiệt đấy nhỉ, con mẹ cái thằng này nữa! (Đi ra phía cửa giữa, còn ngoảnh lại nói thêm...) Thế thì hai đẻ con mày ngồi chờ đấy một lúc nhé, đừng ồn ào; bà chủ xuống giờ đấy (Quý đi ra, hai mẹ con nhìn theo, và nhìn nhau cười, có vẻ khoan khoái hẳn lên).
Thị Bình: (Dang tay về phía Phượng) - Nào, con đẻ lại đây để cho đẻ nhìn kỹ xem. (Phượng chạy tới ngồi cạnh Thị Bình).
Phượng: - Đẻ có giận con không hở đẻ?
Bình: - Không, đẻ không giận đâu, thế nào thì cũng là sự đã rồi. Nhưng sao mà hai năm nay, con cũng không hề viết cho đẻ một chữ nào? Mãi đến lúc đẻ về đến nhà, gặp thím Cả Trương thì mới biết là con lên làm trên này kia đấy.
Phượng: - Vì con sợ đẻ bực, sợ đẻ phiền lòng, con không dám nói, đẻ ạ. Nhưng con nghĩ, nhà ta cũng chẳng giàu có gì, thôi thì đi làm cho người ta, kiếm thêm đồng tiền cũng chẳng hề gì.
Thị Bình: - Không con ạ! đẻ có sợ nghèo đâu. Đẻ có bao giờ sợ người ta cười nhà mình nghèo đâu! Đẻ hiểu chứ! Nhưng này con, đẻ chỉ sợ con đầu xanh tuổi trẻ, không khéo thì hư hỏng mất! Nhưng thôi, ta nói chuyện khác vậy, (Đứng dậy) Mà bà chủ con cũng kỳ, sao lại nhất định gặp đẻ cho được?
Phượng: - Vâng, lạ thiệt đấy! (Có vẻ sợ hãi, nhưng lại điềm tĩnh ngay) Nhưng không có gì đâu, đẻ ạ. Chẳng qua bà ấy ở đây không có bạn bè gì, và bà lại nghe nói đẻ cũng biết chữ cũng thông sách như bà ấy, cho nên muốn gặp đẻ chuyện trò cho vui đấy thôi.
Thị Bình: - Thế hả?... (Nhìn qua trong phòng, chỉ vào cái tủ gương) Gian phòng này ngó bộ bài trí nhã lắm, nhưng sao mà đồ đạc có vẻ cũ ấy nhỉ?
Phượng: - Đúng đấy! Tuyền là đồ đạc sắm đã ba mươi năm nay rồi đây mà! Thấy bảo xưa kia bà vợ trước của cụ chủ, bà mẹ sinh ra anh Cả ấy mà, thích cái tủ này lắm. Đẻ xem bao nhiêu là đồ đạc hồi ấy vẫn giữ y nguyên cả đấy.
Thị Bình: (Lau mặt) - Lạ thật nhỉ? Mà sao cửa ngõ lại cứ đóng kín mít lại thế này?
Phượng: - Lạ thật đấy, đẻ ạ, cụ chủ nhà này tính thế nào ấy! Giữa mùa hè mà cũng nhất định bắt đóng chặt cả cửa lại như thế đấy.
Thị Bình: (Có vẻ sực nhớ lại một chuyện gì ngày trước) - Con ạ, hình như đẻ đã thấy cái phòng này một lần ở đâu rồi ấy?
Phượng: (Cười) - Thiệt thế hở đẻ? Là vì đẻ đã tưởng nhớ đến con nhiều, nên đẻ đã đến cùng con ở đây trong chiêm bao, hẳn thôi!
Thị Bình: - Phải rồi! Hình như đẻ chiêm bao ấy... Kỳ quái thật! Cái phòng này sao mà đẻ trông thấy quen quen thế nào ấy con ạ! (Ngồi gục đầu xuống).
Phượng: (Sợ hãi) - Đẻ, đẻ! Kìa! Đẻ mệt lắm hở đẻ? Đẻ lại cảm nhiệt hẳn thôi. Để con đi lấy cốc nước đá cho đẻ uống.
Thị Bình: - Đừng, con đừng đi!
Phượng: - Đẻ nghe trong người thế nào?
Thị Bình: (Nhìn đồ đạc trong phòng, vẻ suy nghĩ) - Lạ quá đi mất! (Đưa tay nắm chặt lấy tay Phượng) Này, con, Phượng!
Phượng: (Cầm tay Thị Bình) -
Thị Bình: - Chả có gì đâu, đừng sợ con ạ. Đẻ chả thế nào hết. Chẳng qua vừa rồi không biết vì sao mà đẻ nhẹ cả người đi, phảng phất như hồn mình đã có lần tới chốn này rồi ấy!
Phượng: - Thôi, đẻ đừng nói mê nữa. Đi tới đây thế nào được? Nhà người ta dời lên trên miền Bắc này, từ những hai mươi năm trước đây mà hồi ấy là hồi đẻ còn ở tận dưới miền
Thị Bình: - Thì đã hẳn! Nhưng nhất định là đẻ đã có tới đây rồi con ạ! Bấy nhiêu đồ đạc, giờ đẻ không nhớ rõ là đã thấy ở đâu, nhưng quả thực đẻ đã thấy ở chỗ nào rồi ấy, con ạ!
Phượng: - Đẻ nhìn gì vậy?
Thị Bình: - Cái tủ này, cái tủ này này! (Nói khẽ. Cố gắng nhớ lại).
Phượng: - Đây là cái tủ của bà vợ trước cụ chủ đấy.
Thị Bình: (Nói một mình) - Không có nhẽ!... Không có nhẽ!...
Phượng: (Thương hại) - Đẻ ơi! Đẻ đừng nói nữa, đẻ hẵng ngồi nghỉ một lát đã vậy.
Thị Bình: - Con đừng cuống quýt lên làm vậy... Nhà này... Vừa rồi đẻ ngồi chờ ngoài cửa, thấy họ bảo ông chủ nhà này có hai người con giai phải không?
Phượng: - Vâng, hai anh ấy tốt cả hai. Cả nhà họ
Thị Bình: - Thế nào? Họ Chu à?
Phượng: - Hẳn chứ! Đẻ rõ vớ vẩn! Thì hồi nãy
lúc đẻ hỏi thăm nhà vào đây, đẻ chẳng hỏi họ
Thị Bình: (Nhìn bức ảnh, bỗng đứng ngẩn người) - Ủa!
Phượng: - Đẻ thấy bà ấy đẹp đấy chứ? Bà này là mẹ anh Cả đấy. Con người có duyên lạ nhỉ? Có người bảo bà ấy hơi giống con kia đấy. Tội nghiệp con người như thế mà chết non!... (Thị Bình cầm tấm ảnh vừa nhìn qua, đã run đay đảy) Kìa đẻ, sao thế? Sao thế hở đẻ?
Thị Bình: - Con cho đẻ ngụm nước uống đã đây.
Phượng: - Thế để con dìu đẻ lại đằng này. (Dìu Thị Bình lại nơi chiếc xô-pha.
(Phượng chạy về phía buồng ăn)
Thị Bình: - Trời hỡi trời! Mình là người đã chết từ những bao giờ kia ư? Có thật thế không nhỉ? Bức ảnh này, bấy nhiêu đồ đạc kia? Cha mẹ ơi! Mặt đất, dưới gầm trời to thế này, thế thì sao đã mấy chục năm nay mà quanh đi quẩn lại, con bé con tội nghiệp của tôi bây giờ lại đâm đầu đến nhà họ! Trời hỡi trời!
(Phượng đưa cốc nước vào)
Phượng: - Đẻ uống đi một ngụm... Không, đẻ uống luôn mấy ngụm nữa đi... Đẻ đỡ chưa?
Thị Bình: - Ừ, đỡ rồi. Con ạ, con thu xếp về nhà cùng đẻ đi.
Phượng: (Giật mình) - Đẻ, thế nào hở?
(Sau phía buồng ăn, tiếng Phồn Y gọi: Phượng! Phượng ơi!)
Thị Bình: - Ai gọi con kìa?
Phượng: - Bà chủ đấy.
Tiếng Phồn Y: - Phượng ơi!
Phượng: - Dạ!
Tiếng Phồn Y: - Phượng ơi! Lên đây nhanh lên xem cái áo mưa của ông, mày xếp vào đâu?
Thị Bình: - Ừ, con lên đi.
(Phượng đi vào phía phòng ăn; Thị Bình nhìn xung quanh phòng rồi đi tới trước tủ áo. Bỗng nghe tiếng chân bước, Thị Bình vội ngoảnh lại: Quý từ cửa giữa đi vào).
Quý: - Con Phượng đâu?
Thị Bình: - Bà chủ vừa gọi nó.
Quý: - Chốc nữa bà ấy xuống đây, nhớ bẩm lại với bà lục ngay cái áo cho ông cụ, cụ sẽ đi vào đây bận áo, và còn có chuyện gì nói với bà nữa đấy.
Thị Bình: - Ông chủ sắp vào đây ư?
Quý: - Ừ, mà lị! Nhớ bẩm với bà cho phân minh. Không có lỡ ra lúc cụ vào không thấy bà chủ, cụ ấy lại be rinh lên cho mà xem.
Thị Bình: - Thôi, cha nó đứng đây mà nói lại với bà ấy vậy
Thị Bình: - Tôi đi về đây; tôi chả gặp bà chủ nữa đâu!
Quý: - Về thế nào mà về? Bà ấy đã gọi lên đây, là chắc có chuyện gì cần nói với mình chứ!
Thị Bình: - Tôi sẽ bảo con Phượng trả công việc đi cho người ta, rồi cùng về luôn thể.
Quý: - Thế nào? Rõ cứ cái nết...
(Phồn Y đi từ phía phòng ăn đi ra)
Quý: - Bẩm bà...
Phồn Y: (Gọi vào trong nhà) - Phượng ơi, cứ đưa cả hai cái kia ra luôn thể; rồi ông dùng cái nào thì dùng (Tiếng vâng ở nhà trong) (Nói cùng Thị Bình) Bà là đẻ con Phượng phải không? Rõ tội, bà chờ lâu quá nhỉ?
Quý: - Bẩm lâu gì! Nó phải chờ chứ. Được vào đây hầu thăm sức khoẻ bà là hân hạnh cho nhà con lắm rồi. (Phượng từ phòng ăn đi ra, tay cầm mấy chiếc áo mưa của chủ.)
Thị Bình: - Thưa bà, cũng chưa lâu đâu ạ.
Phượng: - Thưa bà, bây giờ con đưa cả ba cái áo này qua bên kia cho ông con?
Quý: - Không, cụ đã bảo cứ để đây rồi cụ sẽ vào. Và cụ con còn truyền con bẩm với bà chờ cụ con ở đây một chốc, cụ con cần nói việc gì ấy.
Phồn Y: - Được rồi. (Bảo Phượng) Bây giờ Phượng xuống bếp xem cơm nước thế nào, bảo tụi dưới bếp một tí.
Phượng: - Vâng. (Nhìn Quý rồi lại nhìn Phồn Y, có vẻ áy náy. Đi ra lối cửa giữa.)
Phồn Y: - Bây giờ bác lên bẩm với ông nhé: tôi còn đương bận nói chuyện với đẻ con Phượng; vậy mời ông chốc nữa hẵng vào vậy.
Quý: - Bẩm bà, vâng ạ (Quý vẫn đứng đấy).
Quý: - Bẩm bà, hồi sáng cụ con còn bảo rằng: lát nữa quan thầy thuốc người Đức là quan đốc - tờ Kook sẽ đến.
Phồn Y: - Phải. Thằng Xung đã nói lại với tôi.
Quý: - Cụ con dặn lúc nào quan đốc - tờ đến phải vào mời bà ra thăm bệnh ngay.
Phồn Y: - Được rồi! Bác cứ việc ra ngoài kia.
(Quý đi ra phía cửa giữa)
Phồn Y: (Nói với Thị Bình) - Nào, bây giờ bà già ngồi xuống đây với tôi, ta nói chuyện. Đừng e lệ làm gì. (Ngồi xuống nơi chiếc xô-pha)
Thị Bình: (Ngồi xuống nơi cái ghế cạnh chiếc xô-pha) - Thưa bà, cháu vừa xuống tầu, thấy bảo bà có dặn thế nào cũng lên hầu bà.
Phồn Y: - Chả là tôi nghe con Phượng nói chuyện rằng: già xưa kia cũng con nhà gia thế, vả lại thông hiểu sách vở nữa.
Thị Bình: (Không muốn nhắc chuyện ngày trước) - Cháu vẫn sợ con Phượng nó còn dại dột, không biết phép tắc gì. Hai năm nay nó lên làm trên này, e khi không được vừa ý bà
Thị Bình: - Thưa bà, vâng. Riêng về phần cháu, cháu vẫn không ưng cho nó bỏ nhà đi làm việc ngoài đâu ạ.
Phồn Y: - Tôi hiểu lắm. Hôm nay tôi mới gặp bà già lần đầu, nhưng tôi vẫn biết già là con nhà thi lễ. Chỗ ta cùng ta, hai bên đều thực thà thì hơn. Cho nên tôi muốn nói ngay để già biết vì sao tôi muốn gặp mặt.
Thị Bình: (Ngần ngại) - Thưa bà có lẽ con cháu ở đây, nết na, cử chỉ hằng ngày của nó có thể làm cho người ta chê cười gì chăng?
Phồn Y: (Cười tỏ vẻ đồng ý) - Không, không phải thế đâu! (Quý ở cửa giữa đi vào)
Phồn Y: - Gì kia?
Quý: - Bẩm anh tài xế đã đánh xe đón quan đốc tờ về đây rồi, hiện giờ quan đốc tờ đang chờ ngoài phòng khách.
Phồn Y: - Bảo tôi còn có khách.
Quý: - Khách?... Bẩm... nhưng cụ cho con xuống mời bà lên ngay kia!
Phồn Y: - Được rồi, bác cứ ra trước đi.
(Quý đi ra)
Phồn Y: (Nói cùng Thị Bình) - Để tôi nói ngay cho bà già rõ tình hình nhà tôi là thế nào đã. ở đây ấy mà, đàn bà con gái trong nhà này rất là ít.
Thị Bình: - Thưa bà, vâng.
Phồn Y: - Kể ra trên nhà chỉ có mình tôi và mụ u già là đàn bà; cùng với cụ ông và hai đứa cháu; dưới nhà dưới thì người làm toàn là đàn ông hết.
Thị Bình: - Thưa bà, cháu hiểu.
Phồn Y: - Con Phượng thì nó còn bé quá... Nó vừa 19 tuổi, phải không nhỉ?
Phồn Y: - Thế hở? à! tôi cứ nhớ rằng hình như nó hơn thằng cháu của tôi đây một tuổi. Phượng nó còn ít tuổi như vậy mà đi làm, xa nhà xa cửa, cũng chưa hẳn là tốt... Nó lại mặt mũi cũng khá xinh xắn kia.
Thị Bình: - Thưa bà nếu như cháu Phượng ăn ở trên này có lầm lỗi điều gì, thì cháu xin bà cứ cho biết sự thật là hơn.
Phồn Y: - Không phải thế đâu! (Lại cười) Con bé ngoan, tôi nói là tôi nói qua tình hình trong nhà cho bà biết đấy thôi! Thằng cháu đầu lòng của tôi năm nay cũng đã mười bảy tuổi. Vừa rồi, bà đi qua vườn hoa, hẳn cũng đã thấy nó, - Thằng bé còn dại lắm kia.
(Quý đi từ phía phòng giấy ra)
Quý: - B...ẩm; b...ẩm bà, cụ con cho con vào mời bà ra thăm bệnh ngay.
Phồn Y: - Có ai ở ngoài ấy tiếp chuyện ông đốc-tơ một chốc không?
Phồn Y: - Bác ra thưa cùng ông rằng... Tôi chả có bệnh gì, tôi có bảo ai mời đốc-tơ đâu!
Quý: - Bẩm bà, vâng (Quý vẫn đứng đấy)
Phồn Y: (Nhìn Quý) - Bác còn đứng đây làm gì nữa?
Quý: - Bẩm con chờ xem bà có truyền gì nữa không?
Phồn Y: - A! Suýt nữa quên! Bác ra bẩm với ông, xong rồi, đi gọi ngay cho tôi người thợ điện. Vừa rồi chúng nó bảo chỗ dàn hoa ấy mà, có một đoạn dây điện đứt. Phải gọi người chữa ngay đi, lỡ không may nó giật chết người thì khổ.
(Quý đi ra phía cửa giữa)
Phồn Y: (Thấy Thị Bình đứng dậy) - Kìa, bà già ngồi đấy tí đã. Chao! Trong phòng vẫn oi quá đi mất! (Chạy tới mở cửa sổ, rồi giở lại ngồi) Câu chuyện là thế này này: chẳng giấu già làm gì, mấy hôm nay, tôi thấy thằng bé nó thế nào ấy, thế rồi nó lại vừa cho tôi biết là nó yêu con cháu Phượng nhà bà nữa.
Phồn Y: - Nó còn định bớt ra nửa phần tiền học phí của nó để cho con Phượng đi học kia đấy? Nó còn bảo là (Cười) nó định đi hỏi cho được con Phượng cơ đấy! Thằng trẻ con quá
Thị Bình: - Thưa bà, bà không cần dạy nữa, cháu hiểu cả rồi.
Phồn Y: - Con Phượng thì nó lớn hơn thằng cháu Xung một tuổi; nó lại thông minh lanh lợi, thế rồi chẳng biết là...
Thị Bình: (Không thích lối nói úp mở ấy) - Thưa bà, con tôi, tôi vẫn tin rằng nó biết phải trái và hiểu luân thường đạo lý. Nào tôi có ưng cho nó đi tìm việc ở đâu đâu! Nhưng tôi vẫn chắc rằng: hai năm nay cháu lên hầu ông bà trên này, nó chẳng làm việc gì hồ đồ, ám muội.
Phồn Y: - Già này, tôi vẫn biết lắm chứ: con Phượng là một đứa bé tử tế, chính đính hết sức. Nhưng chẳng may việc đã xẩy ra như vậy, tôi nghĩ lại, người ngoài có thể hiểu lầm.
Phồn Y: - Ừ. Già nghĩ thế, tôi cũng cho là phải! Nhưng còn một nỗi, tôi vẫn sợ, là cái thằng cháu Xung ấy đến mà, nó dở dại, dở không, rồi mai kia nó lại đằng nhà gặp cho được con Phượng mới nghe, cũng chưa biết chừng...
Thị Bình: - Thưa bà, xin bà yên tâm. Cháu đã ăn năn lắm rồi. Lẽ ra cháu không nên cho nó đi theo cha nó kia! Sáng sớm ngày mai, cháu sẽ về quê, hai đẻ con cùng nhau đi xa hẳn chỗ này và sẽ không bao giờ trở lại đây làm gì nữa. Thôi thì cháu xin phép bà cho con Phượng về đằng nhà cùng cháu ngay bây giờ.
Phồn Y: - Thế cũng được. Tôi sẽ gọi ngay thầy ký kế toán lên đây, tính tiền nong của nó, rồi tôi sẽ bảo người mang lại đằng nhà cho. Tôi cũng còn một hòm quần áo cũ, để tôi bảo người đưa cho nó luôn, mai kia nó mang theo về nhà mà dùng
Phồn Y: (Lại gần bên Thị Bình) - Bà già này, bà đừng buồn bực quá như vậy! Nếu như về chuyện tiền nong rồi đây có túng thiếu chút ít, thì già cứ cho biết, tôi sẽ cố giúp, thế nào cũng được việc. Bây giờ bà cứ đem cháu về nhà tử tế. Có mẹ kèm cặp lấy con, thế nào cũng tốt hơn.
Phác Viên: (Đi từ phía phòng giấy ra, vừa đi vừa gọi) - Mình! (Phồn Y ngẩng đầu lên. Thị Bình đứng dậy vội vã lánh ra một bên). Sao vẫn ngồi đấy không chịu ra?
Phồn Y: (Vẻ bướng bỉnh) - Ra đâu kia?
Phác Viên: - Kìa! Ông đốc-tờ Kook chờ ngoài kia, mình cũng biết rồi chứ?
Phồn Y: - Đốc-tờ Kook! Đốc-tơ Kook nào kia?
Phác Viên: - Thì là ông đốc-tờ Kook lâu nay vẫn khám bệnh cho mình, chứ đốc tờ nào nữa!
Phồn Y: - Tôi chả đau gì sốt.
Phác Viên: (Khó chịu) - Ông đốc-tờ Kook, mình nghe không, là bạn chí thiết của tôi, quen tôi từ lúc tôi còn du học bên Đức kia. Ông ấy chuyên môn chữa bệnh thần kinh, mà mình thì bộ thần kinh không được tốt. Thế nào ông ấy cũng chữa cho mình khỏi.
Phồn Y: - Ai bảo tôi đau bệnh thần kinh kia? Mà làm sao các ngài lại rủa tôi kia chứ? Tôi không đau, tôi không đau gì hết, tôi nói thực cho ông biết, tôi không đau!
Phác Viên: (Nói thong thả và gắt gao) - Mình đứng trước mặt người ta, động một tí, là kêu la om sòm, mình mang bệnh trong người, mà cứ đây đẩy không nhận là mình đau; không chịu uống thuốc; không cho thầy thuốc chữa, như thế mà không phải đau thần kinh thì còn là gì nữa kia chứ?
Phồn Y: - Hèm! Dầu tôi có bệnh ấy thì thầy thuốc chữa cũng chẳng được nào! (Đi vào phía buồng ăn).
Phác Viên: (To tiếng) - Đứng lại đấy! Mình định đi đâu?
Phác Viên: - Đứng lại đấy, tôi bảo đã!
Phồn Y: - Gì kia? (Dừng lại) Ông quên ông là người thế nào rồi hẳn! (Đi vào phía phòng ăn).
Phác Viên: (Gọi to) - Chúng mày có đứa nào ngoài ấy vào đây! (Một người đầy tớ chạy lên).
Người đầy tớ: - Bẩm cụ truyền...
Phác Viên: - Bà mày vừa mới lên gác, mày ra gọi anh Cả mời ông đốc-tờ lên trên ấy, thăm bệnh cho bà.
Người đầy tớ: - Bẩm vâng.
Phác Viên: - Bảo anh ấy rằng: thưa cùng quan đốc-tờ là ta hơi mệt, không thể hầu chuyện ngài được, nghe không?
Người đầy tớ: - Bẩm cụ, vâng.
(Người đầy tớ đi ra, Phác Viên châm một điếu xì gà hút, và nhìn cái áo mưa trên bàn.)
Phác Viên: (Hỏi Thị Bình) - Đây là áo mưa bà đưa xuống đấy à?
Thị Bình: (Nhìn Phác Viên) - Có lẽ đấy ạ.
Phác Viên: (Cầm áo xem) - Không phải mấy cái này! Đây là áo mới cả đây kia mà. Đi lên bẩm ngay với bà: ta cần cái áo cũ kia!
Thị Bình: - Vâng.
Phác Viên: (Thấy Thị Bình vẫn đứng đấy) - Cái phòng này ta đã bảo bao nhiêu đầy tớ dưới nhà kia, không được đạp chân lên đây, u có biết không?
Thị Bình: (Nhìn vào Phác Viên) - Thưa tôi không được biết đấy ạ.
Phác Viên: - U là người mới vào làm phải không?
Thị Bình: - Không phải, tôi đến tìm con tôi mà.
Phác Viên: - Con già là ai?
Thị Bình: - Con Phượng.
Phác Viên: - Thế thì già đi lầm phòng rồi đấy!
Thị Bình: - Vâng, cụ căn dặn gì nữa không?
Phác Viên: (Chỉ vào cửa sổ) - Ai mở toang cửa ra thế kia?
Thị Bình: - À... (Đi thong thả lại đóng cửa sổ rồi nhẹ nhàng bước ra).
Thị Bình: - Cháu họ Lỗ.
Phác Viên: - Họ Lỗ?... Tôi nghe tiếng già nói không giống tiếng người trên miền Bắc này...
Thị Bình: - Phải đấy ạ, cháu người mãi dưới vùng Giang Tô kia.
Phác Viên: - Giọng nói có vẻ giống giọng miền Vô Tích ấy nhỉ?
Thị Bình: - Hồi bé cháu đã ở Vô Tích khá lâu.
Phác Viên: (Nghĩ ngợi) - Vô Tích... à huyện Vô Tích... Vậy chứ bà ở huyện Vô Tích từ hồi nào?
Thị Bình: - Năm ấy là năm Quang Tự nhị thập (1) ba mươi năm nay rồi.
Phác Viên: - Thế hả? Cách đây ba mươi năm bà còn ở Vô Tích?
Thị Bình: - Vâng, hồi ấy cháu còn nhớ, ở Vô Tích còn chưa có điện dùng kia.
Thị Bình: - Cụ người ở miền nào ấy nhỉ?
Phác Viên: - Ở,... ở... ở... Vô Tích khá vui kia!
Thị Bình: - Vâng, vui lắm.
Phác Viên: - Thế là ba mươi năm trước đây, bà cũng ở Vô Tích?
Thị Bình: - Vâng.
Phác Viên: - Cách đây ba mươi năm, ở vùng Vô Tích có một câu chuyện khá ồn..
Thị Bình: (Ngập ngừng) - À... à...
Phác Viên: - Bà có biết không?
Thị Bình: - Có lẽ có kia đấy. Nhưng không biết cụ định nói chuyện gì?
Phác Viên: - Câu chuyện đã khá lâu... Nhắc lại hồi này có lẽ không mấy ai nhớ.
Thị Bình: - Có lẽ may ra tôi còn nhớ cũng nên.
Phác Viên: - Tôi đã hỏi dò nhiều người hồi bấy giờ đã sống ở Vô Tích, tôi cũng đã cho người về tận nơi dò la, cố hỏi thăm cho ra manh mối, nhưng những người ở Vô Tích hồi ấy ngày nay có kẻ đã già, kẻ thì chết rồi; những người còn sống phần nhiều không biết đến, hoặc giả họ đã quên bẵng đi. Nhưng có lẽ... may ra, già đây còn biết mối manh gì chăng? Già có biết là, cách đây ba mươi năm, ở vùng Vô Tích, có nhà họ Mai...
Phác Viên: - Nhà ấy có một cô tiểu thư tuổi còn bé và hiền lành, thông minh lại nết na lắm kia. Thế mà có một đêm cô ta bỗng nhẩy xuống sông tự tử... Rồi về sau... bà có nghe thế nào không?
Thị Bình: - Tôi không dám nói đến chuyện ấy.
Phác Viên: - Thế nào?
Thị Bình: - Tôi thì tôi có quen một cô con gái tuổi trẻ nhà họ Mai thiệt.
Phác Viên: - Thế nào kia? Nói lại cho tôi nghe.
Thị Bình: - Nhưng cô ta không phải là tiểu thư, mà cũng chẳng thông minh, hiền lành gì cho lắm,... lại nghe nói cô ta cũng chẳng nề nếp, nết na gì.
Thị Bình: - Và cô ta, độ ấy, một hôm giời tối, đã nhẩy xuống sông tự tử thiệt. Nhưng không phải cô ấy tự tử một mình cô ta đâu, tay cô ta lúc ấy còn bế theo một đứa con giai mới sinh được ba ngày. Nghe người ta nói thì con người ấy chẳng chính đính gì.
Phác Viên: (Đau đớn) - A!
Thị Bình: - Cô ta là một con sen, mà lại không biết giữ phận mình. Nghe đâu có nhấp nho em với người con ông chủ nhà họ Chu, rồi sinh được hai đứa con. Ba hôm sau khi ở cữ lần thứ hai, thì cậu kia bỏ cô ta. Đứa con cả thì nhà họ
Phác Viên: (Mồ hôi đầm đìa) - À! à!...
Thị Bình: - Cô ta không phải là tiểu thư, mà chỉ là con một u già, làm việc trong nhà họ Chu ở miền Vô Tích, tên cô ta là Thị Bình.
Thị Bình: - Cháu họ Lỗ đấy ạ.
Phác Viên: (Thở dài, nghĩ ngợi) - Thị Bình, Thị Bình, đúng rồi. Mà cái xác người đàn bà ấy mà, nghe nói có một người ăn mày nào đã vớt được và mai táng tử tế. Giá có thể hỏi thăm ngôi mộ ấy bây giờ ở đâu không nhỉ?
Thị Bình: - Cụ hỏi thăm những chuyện nhảm nhí ấy làm gì kia?
Phác Viên: - Người ấy cùng chúng tôi đây có bà con.
Thị Bình: - Bà con thế nào?
Phác Viên: - Có bà con... Tôi chỉ muốn tu bổ ngôi mộ mà thôi.
Thị Bình: - À... nếu thế thì lại chả cần!
Phác Viên: - Thế nào kia?
Thị Bình: - Người đó còn chưa chết.
Phác Viên: (Giật mình) - Bà bảo thế nào?
Thị Bình: - Người ấy hiện nay còn sống cơ.
Phác Viên: - Còn sống thật à? Không có nhẽ! Tôi đã xem kỹ bộ áo cô ta cởi để trên bờ sông, trong bọc có một lá thư tuyệt mệnh.
Phác Viên: - Thiệt à, cứu được thiệt à?
Thị Bình: - Cứu được, nhưng về sau người Vô Tích không gặp người đó nữa, nên ai cũng bảo rằng nó chết rồi.
Phác Viên: - Vậy ư? Vậy người đàn bà ấy...
Thị Bình: - Bây giờ đi làm ăn ở phương xa.
Phác Viên: - Còn thằng bé con?
Thị Bình: - Thằng bé cũng vẫn còn sống.
Phác Viên: (Đứng vụt dậy) - Bà là ai?
Thị Bình: - Tôi là đẻ con Phượng đây.
Phác Viên: - À!
Thị Bình: - Người đàn bà ấy bây giờ già rồi, và đã lấy một anh chồng cũng đi làm thuê. Lấy đời chồng sau này, sinh được một đứa con gái, vợ chồng làm ăn khá vất vả.
Phác Viên: - Bà có biết bây giờ người ta ở đâu không?
Phác Viên: - Thế nào? Người ấy còn ở vùng này, hạt này à?
Thị Bình: - Vâng, ở ngay đất này.
Phác Viên: - A!
Thị Bình: - Cụ có ưng gặp người ấy không?
Phác Viên: - Không! Không! Không cần.
Thị Bình: - Âu cũng là số kiếp người ta. Lúc người ấy bỏ nhà họ Chu ra đi, thì anh chàng họ
Phác Viên: - Thế mà vẫn không bao giờ đặt gói trở lại nhà họ
Thị Bình: - Chắc cô ta cũng chả muốn nào! Nhưng vì đứa con mọn ấy, mà sau này người đàn bà đó còn phải lấy hai đời chồng nữa.
Phác Viên: - Thế hả? Về sau còn lấy hai đời chồng?...
Phác Viên: - Để... để tôi nghĩ lại một tí, bà cứ ra.
Thị Bình: - Vâng, thế cụ không cần hỏi gì nữa? (Nhìn Phác Viên nước mắt lưng tròng).
Phác Viên: - À! Tiện thể, bà bảo con Phượng mở cái hòm gỗ trắc, lấy cái áo tơi cũ hộ tôi. Và bảo nó luôn thể mở hòm xem lại hộ mấy cái áo chẽn cũ nốt.
Thị Bình: - Áo chẽn cũ nào kia?
Phác Viên: - Cứ bảo nó: những cái áo bằng đoạn cổ viền, ở trong cái hòm cũ ấy là được.
Thị Bình: - Áo chẽn bằng đoạn cổ viền của cụ, hình như năm cái tất cả, lấy cái nào kia?
Phác Viên: - Thế nào?
Thị Bình: - Hình như mấy chiếc áo chẽn ấy có một chiếc cháy thủng mất một lỗ về bên ống tay phải, rồi mạng chỉ vàng, và ngay chỗ mạng có thêu một đoá hoa mai, phải không, lại còn một chiếc...
Phác Viên: (Giật mình) - Thêu hoa mai?...
Thị Bình: - Và bên cạnh đoá hoa mai, còn thêu một chữ Bình
Thị Bình: - Vâng tôi là người hầu hạ cụ ngày trước...
Phác Viên: - Trời ơi! (Nói khẽ) Thị Bình! Sao mà gặp nhau ở đây hôm nay?
Thị Bình: - Vâng. Hẳn là xưa kia có bao giờ ngài ngờ rằng mặt mũi người yêu, rồi cũng sẽ có một ngày già khác hẳn đi và ngài không tài nào nhận ra được nữa nhỉ? (Phác Viên vô ý thức nhìn lên chiếc ảnh trên tủ, rồi lại nhìn Thị Bình). (Một lát sau)
Phác Viên: (Bỗng nói rắn rỏi) - Bà đến đây làm gì?
Thị Bình: - Tôi chẳng bao giờ định trở lại nhà ông hết.
Phác Viên: - Nhưng ai bảo nhà cho bà vào?
Thị Bình: (Đau đớn; giận dữ) - Không ai hết! Số với mệnh mà thôi! Chỉ cái số mệnh ác nghiệt kia lại đem đường, chỉ lối đưa tôi vào đây!
Phác Viên: (Lạnh lùng) - Chuyện cũ đã ba mươi năm trời rồi, bà còn tìm được đường tới đây.
Phác Viên: - Bây giờ bà có thể bình tĩnh lại một tí thì hơn. Ngày nay chúng mình, con cái đều lớn tuổi rồi. Dầu trong lòng còn những nỗi éo le, thôi thì đã ngần này tuổi đầu bà cũng đừng khóc lóc, than vãn gì nữa.
Thị Bình: - Khóc lóc! Than vãn! Chao! Nước mắt tôi khóc đã cạn khan tự những bao giờ rồi. Ngày nay, ông tính tôi còn nỉ non than vãn làm gì? Có chăng tôi chỉ đau đớn, chỉ ăn năn... vì ba mươi năm giời tôi đã đau đớn từ ngày nọ qua ngày kia. Ông thì hẳn là ông nhớ gì những việc ông đã làm ngày trước? Có lẽ ông cũng đã quên rằng ba mươi năm trước đây, ngay giữa tối hôm ba mươi tết, vì muốn cưới cho được một cô tiểu thư, con nhà dòng dõi, sẵn bạc, sẵn tiền, mà hai mẹ con nhà ông đã dượt tôi, đuổi tôi, bắt tôi ẵm cả một đứa con mới đẻ được ba ngày, đi ra khỏi nhà họ Chu, giữa lúc đêm đông giá rét, ngoài đường tuyết lạnh như cắt!...
Thị Bình: - Ấy là lúc gia phong nhà họ Chu thuận buồm xuôi gió, thổi ông lên địa vị vẻ vang, làm một người thượng lưu bậc nhất trong xã hội. Còn tôi, lúc bị các ngài đuổi ra khỏi nhà, chết, trời cũng không cho chết. Bà mẹ già tôi thấy con dại mà chết tức vì tôi. Sinh ra hai đứa con, các ngài cũng đã định giữ lấy mà nuôi...
Phác Viên: - Thì thằng thứ hai, hồi ấy, bà chẳng ẵm theo là gì?
Thị Bình: - Ấy là cụ cố nhà ông nhìn qua thấy thằng bé khó sống được, cho nên mới bắt tôi ẵm đi đấy chứ! (Nói một mình) Giời đất! Tôi mơ màng như trong giấc chiêm bao!
Thị Bình: - Tôi phải nhắc, tôi phải nhắc lại. Tôi đau khổ đã ba mươi năm rồi. Ông cưới được vợ mới là dọn ngay nhà đi. Tôi cũng chắc chắn rằng từ đó về sau tôi có bao giờ gặp lại ông nữa. Ai biết đâu, ngày nay số mệnh lại xui khiến con tôi, dắt nó vào nhà này, làm những việc xưa kia tôi làm ở nhà ông!
Phác Viên: - Thảo nào con Phượng nó giống bà thế.
Thị Bình: - Xưa kia tôi hầu hạ ông. Bây giờ đây nó lại hầu hạ con ông! Thiệt rõ là cái nghiệp chướng, nghiệp chướng của tôi!
Phác Viên: - Bà hẵng bình tĩnh để suy nghĩ cho tỉnh táo một tí. Đừng có cho tôi là người táng tận lương tâm đến thế đâu. Bà tính con người ta đã làm những việc quá nhẫn tâm, thì có muốn quên cũng chả được nào! Đấy kia, bao nhiêu đồ đạc lặt vặt mà ngày xưa mình thích, mấy chục năm nay tôi vẫn còn giữ lại cả đấy. Đó cũng là vì tôi muốn giữ lại một kỷ niệm.
Phác Viên: - Ngày mười tám tháng tư là ngày sinh nhật của mình, có năm nào là năm tôi quên đâu! Năm nào cũng vậy, đến hôm ấy tôi cũng bày biện và cúng tế như là người vợ chính thức đã về làm dâu nhà họ
Thị Bình: - Bây giờ đây, chúng ta đã ngần này tuổi đầu rồi, những chuyện vớ vẩn ấy xin ông đừng nhắc lại là hơn.
Phác Viên: - Ừ, đừng nhắc lại nữa là hơn, thôi thì ta hẵng bàn những chuyện thiết thực vậy.
Thị Bình: - Nhưng tôi, thì tôi cũng chả có chuyện gì phải bàn hết.
Phác Viên: - Còn nhiều chuyện nên nói lắm chứ. Tôi thấy tính tình bà ngày nay cũng không khác ngày xưa mấy... Nhưng lão Quý ấy mà, tôi xem chừng không được thiệt thà cho lắm.
Phác Viên: - Nếu thế thì về hai mặt ấy mọi sự đều ổn. Nhưng tôi còn muốn hỏi bà thằng bé con độ ấy, bây giờ ở đâu?
Thị Bình: - Nó đang làm cu-li trên mỏ nhà ông ấy!
Phác Viên: - Nhưng hiện giờ kia, sau cuộc bãi công lần này, nó ở đâu rồi?
Thị Bình: - Hiện giờ nó còn đang đứng trước phòng giấy chực vào gặp ông đấy.
Phác Viên: - Thế nào? Thằng Lỗ Đại Hải ấy à? Nó lại chính là con tôi?
Thị Bình: - Nó chính là con ông đấy. Giờ đây thì nó cùng ông chả có gì dính dáng với nhau nữa rồi!
Phác Viên: (Cười chua chát) - Hà! Thế là máu mủ ruột thịt của tôi lâu nay còn đang phản đối tôi, đang cổ động thợ làm reo trên mỏ!
Phác Viên: - Thì thôi vậy. Nhưng bây giờ bà cần bao nhiêu tiền, cứ nói thiệt tình cho tôi biết.
Thị Bình: - Ông bảo gì kia?
Phác Viên: - Thì cũng cầm lấy một ít làm tiền dưỡng lão.
Thị Bình: (Cười cay đắng) - Thế ra ông vẫn nghĩ rằng: hôm nay tôi cố ý đến đây tống tiền ông hẳn?
Phác Viên: - Ừ thì ta hãy gác câu chuyện ấy, khoan nói đến. Để tôi nói những ý nghĩ của tôi vậy. Bà biết rằng: tôi định cho Lỗ Quý nghỉ việc ngay từ hôm nay; mà con Phượng cũng định xin về nhà, nhưng mà...
Thị Bình: - Cái ấy ông đừng lo. Tôi không bao giờ lại đi dùng những sự tình ấy, để làm thủ đoạn doạ ông đâu! Ông cứ yên tâm, tôi không phải là hạng người như thế. Sáng sớm ngày mai là tôi đem con Phượng về nhà quê. Câu chuyện hôm nay chỉ là một giấc chiêm bao; tôi đã nhất định không ở lại chốn này làm gì.
Thị Bình: - Thế nào?
Phác Viên: - Có thế thì tôi mới yên tâm chút đỉnh.
Thị Bình: - Ông yên tâm...(Cười chua xót) Ba mươi năm nay, một mình tôi đã chịu đựng hết mọi nỗi khổ sở. Bây giờ, còn tưởng đến tiền ông nữa kia?
Phác Viên: - Thôi! thế thì thôi! Nhưng hiện giờ bà còn cần gì..
Thị Bình: (Ngập ngừng) - Tôi chỉ mong được...
Phác Viên: - Gì kia? Cứ việc nói cho tôi nghe.
Thị Bình: (Nước mắt lưng tròng) - Tôi... tôi chỉ... tôi chỉ muốn được nhìn lại thằng Bình một tí.
Phác Viên: - Muốn gặp thằng Bình?
Thị Bình: - Nó đâu rồi?
Phác Viên: - Nó đương còn ở trên gác trông nom thuốc thang cho mợ nó. Tôi sẽ cho gọi nó xuống để nó gặp bà. Nhưng bây giờ... đây thì nó lớn lắm rồi... Vả lại nó vẫn tưởng là mẹ nó chết đã lâu rồi.
Phác Viên: - Vậy thì ta xếp đặt như thế này: tôi sẽ gọi nó xuống đây cho bà nhìn một tí; rồi từ rày trở đi người đằng nhà họ Lỗ nhất định không ai được đặt chân trở lại nhà họ
Thị Bình: - Được rồi. Tôi chỉ mong rằng trong kiếp này tôi sẽ không bao giờ gặp lại ông nữa.
Thị Bình: (Cầm lấy tấm séc) - Ơn lòng ông! (Từ từ xé nát cả tấm séc).
Phác Viên: - Sao lại thế?
Thị Bình: - Tôi cay đắng khổ sở mấy chục năm giời nay, bây giờ ông nghĩ rằng chỉ đưa bấy nhiêu tiền ra là tính toán xong phải không?
Phác Viên: - Nhưng mà...
(Tiếng ồn ào ở bên ngoài phòng. Tiếng Lỗ Đại Hải thét mắng inh ỏi: "Để tôi vào, thế nào cũng phải để tôi vào." Tiếng la của ba bốn người đầy tớ trai nhà họ
Phác Viên: (Chạy ra phía cửa giữa) - Những đứa nào ngoài ấy? (Một người đầy tớ đi vào) Đứa nào la ồn ngoài kia lắm vậy?
Phác Viên: - Thế thì... thế thì cứ cho nó vào đây!... Rồi mày lên luôn trên gác mời anh Cả xuống đây tao bảo.
Người đầy tớ: - Bẩm cụ, vâng. (Người đầy tớ đi ra)
Phác Viên: (Nói với Thị Bình) - Đằng bà... cũng đừng cố chấp quá làm gì! Cứ cầm lấy một ít tiền mà dùng sau này khỏi ăn năn.
Thị Bình: (Nhìn Phác Viên không nói gì)
(Bọn đầy tớ đưa Hải vào; Hải đứng về phía bên trái, ba bốn người đầy tớ kia, nép lại một bên.)
Hải: (Nhìn thấy Thị Bình) - Đẻ còn ở đây kia à?
Phác Viên: (Nhìn chăm chú vào Hải) - Mày là ai?
Hải: - Chào cụ chủ, cụ vờ với cháu làm gì? Chẳng nhẽ cụ lại không biết cháu là ai?
Hải: - Vâng, đúng đấy, cụ không nhầm tí nào! Mà cũng vì vậy cho nên cháu về đây để gặp cụ hôm nay.
Phác Viên: - Có việc gì kia?
Hải: - Việc gì tưởng cụ cũng thừa biết rồi.
Phác Viên: - Ta không biết mà!
Hải: - Chúng tôi từ tận trên mỏ về đây, hôm nay lại đến chực ngoài cửa lớn suốt từ sáu giờ sáng cho đến giờ, là chỉ muốn hỏi thẳng cụ một câu: vậy bao nhiêu điều yêu cầu của bọn thợ chúng tôi, cụ có định nhượng bộ cho chúng tôi hay không?
Phác Viên: - A!... Thế còn ba người đại biểu kia nữa đâu rồi?
Hải: - Tôi nói thiệt tình cùng cụ vậy: chúng nó còn đang đi liên lạc với các công hội khác ở đây.
Phác Viên: - A! Té ra chúng nó không hề nói gì với mày cả ư?
(Bình từ phía phòng ăn ra, thấy có người, lại định trở vào)
Phác Viên: (Nhìn Bình) - Bình, con cứ ra đây.(Liếc qua Thị Bình. Thị Bình biết đấy là con mình nhìn đăm đăm vào, rưng rưng nước mắt).
Bình: - Vâng.
Phác Viên: (Bảo Bình) - Con đứng đấy. (Bảo Hải) Mày chỉ hung hăng như thế mà bảo ai nói chuyện với mày được?
Hải: - Giề! Thủ đoạn các ngài, ai còn lạ gì! Các ngài muốn kéo dài ngày giờ như vậy, chẳng qua là muốn ném tiền ra, đi mua chuộc một ít thợ ngu muội, hư hốt, và trong lúc đó hẵng cứ hãm chúng tôi ở dưới này đã...
Phác Viên: - Mày nói thế mà đúng, cũng chưa biết chừng.
Hải: - Nhưng phen này thì ông lầm to! Cuộc bãi công chúng tôi lần này có đoàn kết, có tổ chức. Bọn đại biểu chúng tôi về đây, lần này, không phải là về để xin xỏ cùng các ngài đâu! Cụ nghe rõ hộ tôi, không phải về đi xin xỏ các ngài! Các ngài nhượng bộ thì nhượng bộ đi, không nhượng bộ là chúng tôi đình công đến kỳ cùng. Chúng tôi biết chắc chắn rằng: chỉ trong vòng hai tháng, không hơn đâu! là xưởng của các ngài phải khoá trái cửa lại thôi!
Hải: - Ít ra còn chắc chắn hơn những hạng người chỉ nhìn thấy đồng tiền, chỉ thân thiện với nhau vì đồng tiền ngoại quốc như các người!
Phác Viên: - Thế để tôi đưa cái này anh xem đã.
(Phác Viên lục bức điện tín giữa bàn, người đầy tớ lật đật rút đưa cho chủ. Trong lúc ấy Xung lén bước đi từ phía bàn giấy ra, đứng nghe một bên.)
Hải: (Đọc bức điện tín) - Thế nào? Chúng nó lại giở vào làm việc rồi?(Bỏ bức điện xuống bàn) Không có lẽ, không có lẽ!
Phác Viên: - Thợ trên mỏ đã trở vào làm việc từ sáng hôm qua, anh làm đại biểu mà cũng không biết kia à?
Hải: - Thế thì ba mươi mạng người bị lính bắn chết trên mỏ là chết oan uổng thôi ư? (Đọc lại bức điện bỗng bật cười) A! dây thép giả! Các ngài lại mạo dây thép để ly gián chúng tôi nữa kia, làm gì mà đê tiện đến thế!
Bình: (Phát cáu) - Mày là cái thứ gì mà dám đến đây nói hỗn?
Phác Viên: - Thằng Bình không được nói (Nói khẽ với Hải) Anh còn tin lòng mấy người lại biểu cùng nhau về đây lắm ư?
Hải: - Cụ không cần nói, tôi hiểu ý cụ lắm rồi.
Phác Viên: - Được để tôi đưa nốt cái tờ hợp đồng làm việc trở lại cho anh xem.
Hải: - Cụ đừng lừa trẻ con làm gì. Tờ hợp đồng làm việc trở lại nếu không có chữ ký của đại biểu chúng tôi, thì cũng không giá trị gì kia mà!
Hải: (Đọc tờ hợp đồng, nói thong thả) - Thế nào? Ba thằng chúng nó ký tên mà không nói gì với mình cả, nghĩa làm sao? Thế nó không kể mình là gì nữa ư?
Phác Viên: - Chính thế! Đồ ngốc! Không có chút kinh nghiệm chỉ biết la ó om sòm mà làm nên việc gì kia chứ?
Hải: - Thế ba đứa chúng nó đâu rồi?
Phác Viên: - Lên tầu trở về mỏ từ chuyến xe chiều hôm qua rồi, còn đâu!
Hải: - Ba thằng ăn mày ấy, thế là nó lừa cả tôi và bán cả anh em trên mỏ nốt! A, các ngài chủ mỏ vô liêm sỉ, đồng tiền các ngài lần này vẫn còn thế lực!...
Bình: - Mày hỗn!
Phác Viên: - Thằng Bình im, không được nói! (Bảo Hải) Còn anh hiện giờ anh không còn tư cách gì mà thương lượng cùng tôi nữa đâu: trên mỏ đã khai trừ anh rồi!
Xung: - Thưa ba, như thế là một việc không công bình!
Phác Viên: (Bảo Xung) - Mày câm miệng! Cút ra ngay! (Xung vùng vằng đi ra).
Hải: - Được lắm! (Nghiến răng) Được lắm! Thủ đoạn các ngài tôi còn lạ gì? Quý hồ được đồng tiền, các ngài chẳng từ gì hết! Ông đã đi gọi cảnh sát về bắn chết bao nhiêu thợ trên mỏ, bây giờ ông lại...
Phác Viên: - Mày nói láo!
Thị Bình: (Đến bên cạnh Hải) - Thôi con đừng nói nữa, đi về cùng đẻ.
Hải: - Chao! Lai lịch nhà ông ai còn lạ gì! Hồi trước ở Cáp Nhĩ Tân ông thầu chữa cái cầu, ông đã cố ý làm cho con đê... vỡ...
Phác Viên: (Gắt to tiếng) - Ra ngay lập tức! (Bọn đầy tớ chạy lại vừa kéo Hải vừa nói: "Thôi đi ra! đi ra!")
Bình: (Điên tiết chạy tới đánh vào mặt Hải hai cái bạt tai) - Đồ ăn mày! (Hải muốn đánh lại nhưng bị mấy người đầy tớ giữ chặt) Đánh chết nó đi!
Hải: (Nói với Bình) - Mày... mày... (Bọn đầy tớ đánh Hải không cho mắng Bình. Thấy đầu Hải bị thương, Thị Bình la to, ôm lấy con).
Phác Viên: (Nói to) - Thôi không được đánh nó nữa!
(Bọn đầy tớ dừng tay không đánh nữa, nhưng vẫn giữ Bình lại).
Hải: - Cả lũ nhà chúng bay đồ ăn cướp! Có buông tao ra không? (Vùng vẫy)
Bình: - Kéo họng nó ra ngoài kia!
Thị Bình: (Khóc nức nở) - Thiệt là một lũ ăn cướp không sai! (Đi tới trước mặt Bình khóc sùi sụt) Mày là thằng Bình,... vì... vì... vì lẽ gì mày đánh con tao?
Hải: - Đẻ ơi, đừng thèm nói với cái thứ người ấy nữa: chúng nó lại làm nhục cả đẻ nữa đấy!
Thị Bình: (Vẫn đứng ngẩn người nhìn Bình, một chốc, - bỗng lại khóc) - Thôi, Hải ơi! đi ra, mẹ con ta đi về thôi. (Vừa đi vừa xoa chỗ bị thương trên đầu Hải, và khóc. Bọn đầy tớ dìu Hải ra, Thị Bình cũng đi theo).
Bình: (Vẻ ăn năn) - Thưa ba...
Phác Viên: - Mày lỗ mãng quá thể!
Bình: - Nhưng con thấy nó hỗn xược, động đến danh giá của ba, con không nhịn được. (Im lặng trong nửa phút).
Phác Viên: - Ông Đốc tờ Kook thăm bệnh cho mợ mày đã xong chưa?
Bình: - Thăm rồi đấy ạ; ông ấy bảo không có gì.
Phác Viên: - Thế hả? (Nghĩ ngợi) Chúng mày có đứa nào ngoài ấy không? (Một người đầy tớ đi vào).
Người đầy tớ: - Bẩm vâng.
Bình: - Thế nào ạ? Ba đuổi cả hai cha con bác Quý ư? sao lại thế?
Phác Viên: - Mày không biết, thằng Hải hồi nãy cũng người họ Lỗ đấy, nó chính là anh con Phượng.
Bình: - A! Té ra nó là anh ruột Phượng... Nhưng thưa ba...
Phác Viên: (Bảo người đầy tớ) - Mày bẩm với bà gọi thầy ký kế toán vào, trả thêm cho lão Quý và con Phượng mỗi đứa hai tháng tiền công và cho chúng nó nghỉ việc ngay từ hôm nay, nghe không? Mày đi lên đi. (Người đầy tớ đi lên).
Bình: - Thưa ba, dầu thế nào mặc lòng, nhưng con thấy hai bố con nhà cụ Quý ở trong nhà có việc gì đâu! Hai bố con đều rất tử tế, thiệt thà.
Bình: - Vâng. (Phác Viên đi vào phía phòng giấy)
Bình: (Thở dài một hơi) - Ai chà!
Xung: (Đi từ phía cửa giữa vào, hỏi Bình có vẻ cấp bức) - Anh, Phượng đâu anh?
Bình: - Anh có biết đâu!
Xung: - Có phải ba định cho Phượng nghỉ việc không?
Bình: - Ừ, cả cụ Quý nữa!
Xung: - Dầu anh nó có hỗn xược với ba nữa, thì chúng mình cũng vừa đánh người ta rồi. Sao lại còn đi hành hạ một người con gái làm gì?
Bình: - Cái ấy em vào hỏi ba ấy.
Xung: - Thiệt vô lý quá đi mất!
Bình: - Anh cũng nghĩ thế.
Xung: - Ba đâu?
Bình: (Vội vàng chạy đến chỗ Phượng) - Phượng, tôi tệ với Phượng quá! Nhưng thật tình tôi không biết Hải...( Phượng chỉ xua tay ra vẻ khó nói hết nỗi uất ức)
Bình: - Nhưng anh Phượng ăn nói cũng hỗn xược quá kia!
Phượng: - Thôi, nói làm gì nữa thêm phiền! (Định đi về phía phòng ăn)
Bình: - Phượng đi đâu đấy?
Phượng: - Đi sắp xếp đồ lề. Thôi tôi đi, ngày mai anh cũng lên tầu, có lẽ tôi không có thể gặp lại anh.
Bình: (Cản Phượng) - Phượng khoan hẵng đi.
Phượng: - Không, không, buông tôi ra, anh không biết là ông chủ bà chủ đã cho tôi nghỉ việc rồi ư?
Bình: - Phượng! Phượng! Phượng đừng giận anh nhé!
Bình: - Thế nhưng sau này thì sao?
Phượng: - Sau này... rồi hẵng hay vậy!
Bình: - Không đâu, Phượng ạ, tôi phải gặp Phượng; thế nào tôi cũng phải gặp Phượng tối nay. Tôi còn nhiều chuyện phải nói với Phượng...
Phượng: - Không! Bất luận thế nào, anh cũng chớ tới đằng nhà đấy!
Bình: - Vậy thì Phượng phải tìm cách đến cùng tôi kia!
Phượng: - Không có cách gì hết, anh không biết tình hình hiện giờ là thế nào ư?
Bình: - Nếu vậy thì thế nào tôi cũng phải đến mới được.
Phượng: - Không, không, anh đừng nói nhảm. Nhất định anh đừng... (Phồn Y đi từ phía phòng ăn đi ra).
Phượng: - Kìa, thưa bà...
Phồn Y: - Cả hai người ở đây à? (Bảo Phượng) Lát nữa, cha mày đi gọi thợ điện về, bao nhiêu đồ lề tao sẽ giao cho cha mày mang về hộ. Hay là tao bảo người đưa tới nhà cho cũng được. Nhà mày ở phố nào ấy nhỉ?
Phượng: - Ở ngõ Hạnh Hoa, số 10, đấy ạ.
Phồn Y: - Phượng đừng bực bội nhé. Khi rảnh việc, thỉnh thoảng đến đây thăm ta. Có bao nhiêu quần áo cho mày, ta sẽ bảo chúng nó đưa đến nhà cho: số 10 ngõ Hạnh Hoa đấy nhỉ?
Phượng: - Vâng, cám ơn bà. (Tiếng Thị Bình gọi ở phía ngoài: Phượng! Phượng ơi!)
Phượng: - Con ở trong này kia, đẻ ạ.
Thị Bình: (Từ phía cửa giữa đi vào) - Con thu xếp đồ vặt vãnh mau lên, chúng ta phải đi ngay. Cơn giông to sắp tới đấy. (Tiếng gió; tiếng sấm ầm ầm)
Phượng: - Thưa đẻ vâng.
Thị Bình: (Nói với Phồn Y) - Thưa bà, đẻ con chúng cháu xin phép bà đi về nhà. (Bảo Phượng) Phượng, con chào bà đi.
Phồn Y: - Bình, vừa rồi Bình cùng con Phượng nói chuyện gì thế?
Bình: - Cái ấy mợ không có quyền hỏi.
Phồn Y: - Bình đừng tưởng rằng nó hiểu Bình đâu!
Bình: - Mợ muốn nói gì cơ?
Phồn Y: - Bình không phải dối tôi làm gì. Tôi hỏi: vừa rồi Bình bảo định đi đâu kia?
Bình: - Cái ấy không can gì đến mợ mà mợ hỏi. Tôi xin mợ tự trọng lấy một tí.
Phồn Y: - Bình vừa nói tối hôm nay định đi là đi đâu?
Bình: - Tôi... tôi đi tìm con Phượng! Thì ai làm gì tôi nào?
Phồn Y: - Bình cũng biết Bình là người thế nào, con Phượng là người thế nào chứ?
Phồn Y: - Anh là người có giáo dục, có học thức cao đẳng, mà lại đi lăng líu... cùng với một đứa đầy tớ. Nó chỉ là một con đòi hèn hạ..
Bình: - Nói nhảm; mợ không nên gọi nó là đồ hèn hạ! Không nên thế! Nó không phải như mợ, nó...
Phồn Y: - Liệu đấy, không phải hành hạ một người đàn bà thất vọng làm gì! Một người đàn bà thất vọng không có việc gì là không làm được hết!
Bình: - Cái ấy tôi thừa biết ra rồi.
Phồn Y: - Được lắm, anh cứ việc đi... Liệu lấy đấy...(Nhìn ra ngoài cửa nói một mình) Cơn giông sắp đến rồi.
Bình: - Cái ấy tôi biết lắm. (Phác Viên ở trong buồng giấy đi ra)
Bình: - Nói câu chuyện hồi nãy đấy mà.
Phác Viên: - Chúng nó về rồi ư?
Phồn Y: - Về cả rồi.
Phác Viên: - Này mợ, thằng Xung lại vừa vào trong kia khóc lóc cùng tôi đấy! Mình gọi nó ra, dỗ nó một tí.
Phồn Y: (Đi về phía phòng giấy, vừa đi vừa gọi) - Xung ơi! Xung! Ra đây với mợ con! (Không nghe tiếng giả nhời, Phồn Y đi vào) (Ngoài giời sấm sét dồn dập tới, mưa gió đổ ào ào)
Phác Viên: (Đi đến trước cửa nhìn ra phía ngoài, cơn giông rất to, mấy bồn hoa rơi vỡ lung tung) - Con ơi! Bình! Gió đánh gẫy mấy cái giàn hoa rồi. Con gọi ngay chúng nó đóng lập tức tất cả bao nhiêu cửa lại. Cơn giông to sắp đến nơi rồi!
Bình: - Thưa ba, vâng. (Đi về phía cửa giữa) (Phác Viên đứng nơi cửa sổ nhìn đường chớp loè lên bên ngoài).
Ngõ Hạnh Hoa - Số 10 - Nhà Lỗ Quý. Quang cảnh nhà Lỗ Quý:
Chuông đồng hồ nhà ga vừa đánh 10 tiếng. Trên con đường ban ngày sặc sụa những mùi hôi thối, đàn bà, đàn ông, người già, người trẻ, giờ này, đang kéo đoàn kéo lũ đi trên phía bờ ao hóng lấy chút gió mát từ khu vực tô giới thổi lại. Sau trận mưa giông vừa rồi, không khí vẫn oi ẩm, khó chịu. Gầm trời tối om, phủ kín mít sau những lớp mây đen ngàu, dễ sợ. Đám người hóng mát trông như những ngọn cỏ bị mặt giời sấy đã lâu ngày, tuy vừa được mấy giọt sương mù lúc nửa đêm rưới xuống, nhưng bên trong vẫn nóng rực và mong mỏi được một trận mưa thứ hai nữa. Chỉ mấy chú ễnh ương nấp náu đằng sau mấy khúm lau đôi bên bờ ao là cứ inh ỏi kêu gào không ngừng. Câu cười tiếng nói của lũ người đi hóng mát nghe ồn ào từng loạt, từng loạt, đứt rồi lại nối. Trên khoảng không vắng ánh sao, không tiếng sấm động. Thỉnh thoảng một làn chớp nhoáng chạy qua, loè lên trong nháy mắt, hé cho thấy mấy cành dương liễu rung rinh bên bờ ao. Làn chớp qua, giời đất lại đen ngòm như trước. Người hóng mát mỗi lúc một thưa. Bốn bề im lặng dần. Tiếng sấm bỗng lại dập dồn chuyển. Mấy cái ễnh ương dường như cũng sợ hãi không dám gào to như hồi nẫy. Gió lại thổi vi vu. Lá liễu xào xạc. Trong ngõ tiếng chó sủa oang oang. Đêm càng khuya, làn chớp nhoáng xanh sẫm lại càng dễ sợ, tiếng sấm vang càng dữ dội, cảnh vật bốn bề lại càng ủ dột. Tiếng ễnh ương, tiếng mõ cầm canh, tiếng chó mỗi lúc một thưa. Cơn giông lại tới tấp đổ xuống. Rồi mưa dồn, gió dập, cho đến cuối màn kịch. Nhưng người xem chỉ nhìn thấy căn phòng của Phượng, tức là phòng trong của nhà Lỗ Quý. Cảnh vật vừa tả trên đây, chỉ là bức cảnh nhìn qua khung cửa sổ bằng gỗ của căn phòng
Căn phòng nhỏ này cũng như tất cả các căn phòng của người nghèo là một túp nhà rất thấp, mái nhà sát đầu người. Đầu giường treo một bức vẽ quảng cáo của một công ty thuốc lá. Bên trái, dán một bức tranh Tết đã cũ, nhiều chỗ rách nát. Bên cạnh chiếc ghế tròn kề nơi Lỗ Quý ngồi, có một chiếc bàn vuông bé, trên có gương lược, đồ trang điểm ngày thường của đàn bà. Có phần chắc đây là chiếc bàn trang sức của Phượng. Trên bức tường bên trái, có một chiếc ghế gỗ. Một chiếc ghế tròn đứng lẻ loi bên cạnh chiếc bàn tròn khoảng giữa. Về phía tay phải, dưới chân giường của Phượng, có mấy đôi giầy khá "mốt". Kế đó có một chiếc hòm. Mặt hòm trải một tấm vải trắng. Trên hòm, đặt một chiếc bình sứ, mấy chiếc bát đàn. Một ngọn đèn dầu hoả, có chao bằng giấy màu hồng, đặt trên chiếc bàn tròn. Ngoài ra còn một ít đồ đạc vặt lô nhô dưới ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, khó mà nhận rõ. Tuy vậy mọi người vẫn thấy ngay rằng đây là phòng một người con gái. Phòng có hai cửa. Mé trái - tức là phía có cái giường gỗ - có một tấm cửa thông ra phía ngoài. Cửa treo một bức màn vải hoa màu hồng sặc sỡ. Trong phòng còn có một ít than; một vài áo đồ cũ của Phượng để thay. Mé bên phải, một cái cửa đã hỏng, thông ra phía buồng ngoài là buồng của Quý và cũng là chỗ ngủ của vợ chồng Quý và Thị Bình tối nay. Cửa ngoài của căn phòng này lại mở ngay ra trước cái ngõ hẻm bùn lầy bẩn thỉu trên bờ ao. Bên xó tường, nơi cánh cửa đi từ phòng này vào phòng Phượng, dựng một tấm ván phản.
Màn mở, giữa lúc Quý bắt đầu xổ ra từng tràng huấn từ gia trưởng mắng vợ, chửi con. Không khí trong nhà có vẻ chìm lỉm, căng thẳng. Giữa bầu không khí âm thầm này, bỗng từ phía bờ ao vẳng vào, mấy câu ca xuân tình dâm đãng, xen lẫn với những câu trò chuyện của người đi hóng mát bên ngoài. Mỗi người trong nhà vẫn tiếp tục theo đòi ý nghĩ riêng của tâm trạng mình, cúi đầu im lặng, không nói năng. Quý, vì uống rượu quá nhiều, bồ hôi đầm đìa mình mẩy, và nói năng cũng có vẻ mệt nhọc, phèo cả bọt miếng, mặt đỏ hây hây trông rất dễ sợ. Hắn ta có vẻ tự hào với địa vị và uy phong của mình trong gia đình. Hắn ta cầm chiếc quạt rách phẩy lia lịa, múa máy, chỉ trỏ. Đầu óc của hắn ta, hình như cũng bị bồ hôi tẩm ướt nhễ nhại, luôn luôn nhô về đằng trước, cặp mắt lim dim vẫn liệng đi liệng lại nhìn người nọ rồi đến người kia. Hải vẫn lau khẩu súng. Hai người đàn bà trong nhà vẫn im lặng, ngồi chờ Lỗ Quý mắng. Giữa lúc đó tiếng ễnh ương lại inh ỏi xen lẫn với tiếng hát từ ngoài kia vẳng lại. Phượng đứng nơi cửa sổ. Vô tình bỗng thở ra một hơi dài.
Quý: (Khạc) - Chém cha đẻ mẹ nó chứ! (Khạc ra một bãi đờm) Chúng mày thử nghĩ lại xem nào, chúng mày có đứa nào ăn ở với tao cho phải không đã nào? (Nói với Phượng và Hải) Hai đứa mày hãy giương tai lên mà nghe tao nói đây. Cả hai đứa chúng mày có phải là tao làm lụng vất vả để nuôi cho khôn lớn đến ngày nay không? Cho đến bây giờ, đã đứa nào làm gì cho tao nhờ chưa? (Quay về phía Phượng). Mày nói đi, tao xem! (Quay về phía Hải) Mày nữa, mày nói đi! (Nhìn Thị Bình đang đứng cạnh chiếc bàn giữa phòng) Cả mày nữa! Mày cũng nói lên xem nào! Con quý giá của mày cả đấy! (Lại khạc một bãi đờm nữa. Trong nhà im lặng. Tiếng hát, tiếng đàn từ bên ngoài vọng lại).
Hải: (Hỏi Phượng) - Con nhà ai ngoài kia thế nhỉ? Mười giờ tối rồi mà còn hát xướng à?
Phượng: - Hai vợ chồng lão xẩm đấy mà. Tối nào họ cũng đến đây hát. (Thở dài cầm quạt phẩy)
Quý: - Đốn đến thế là cùng! Tao vừa lên đây được hai năm, là con cái có việc làm tất. (Chỉ vào mặt Thị Bình) Thế mà chỉ một mình mày làm hỏng bét chuyện. Mỗi một lần, mày về nhà là thế nào cũng xẩy ra chuyện. Tao hỏi mày: đầu đuôi câu chuyện hồi chiều là thế nào? Sao mà tao vừa đi gọi thợ điện về là người ta bắt con Phượng nghỉ việc, và tống cổ cả tao nốt? Con mẹ mày! Mày không lên đây thì làm gì xúi quẩy đến thế? (Lại khạc ra một bãi đờm).
Hải: (Buông cái súng vừa lau) - Dượng muốn mắng tôi đây thì mắng, cứ nói thẳng đi, làm gì mà phải "dương đông, kích tây"? Thấy đẻ tôi hiền lại càng doạ riết!...
Quý: - Tao mắng mày? Mày là cậu Cả, tao mắng thế nào được mày? Nhà người ta giầu có sang trọng, mày còn chửi vào mặt nữa là! Thứ tao thì ăn thua gì mà dám mắng mày?
Hải: (To tiếng) - Hễ đi nốc lấy vài ngụm rượu về là cứ làu bàu, làu bàu khôngcho ai ăn ngồi; có nửa giờ đồng hồ rồi, còn chưa đã nư à?
Quý: - Đã nư? Hà! Cái thằng này... tao chết đắng cả ruột, tao tức cháy cả gan thế này, đã thế nào mà đã? Thì xưa kia tao thiếu gì người hầu hạ? Rượu, thịt, chơi bời, tao có thiếu thứ gì? Thế mà từ ngày lấy con đẻ mày, là vong gia bại sản, một ngày một đốn; một ngày một đốn...
Phượng: - Thì ai bảo cha bao nhiêu tiền đem đánh sạch sành sanh?
Hải: - Con Phượng, không cần nói, để cho ông ấy nói cho sướng miệng.
Quý: (Nói một cách khoái trá, dường như chỉ một mình là bị hy sinh) - Tao nói cho mày biết: tao vong gia bại sản, tao một ngày một đốn. Người ta khinh tao, chúng mày cũng khinh tao. Bây giờ đây lại càng thậm tệ, mong sao cho người ta hành, mà người ta cũng không thèm! Rồi đây tao với chúng mày sẽ chết đói nhăn răng cả tụi. Chúng mày nghĩ xem chúng mày đã làm nên công trạng gì cho tao nhờ chưa (Duỗi đùi ra, thấy không có chỗ gác, gọi Thị Bình) Mày mang cái ghế lại đây tao duỗi cái đùi một tí mấy chứ!
Quý: (Nhìn Hải) - Nhưng trách ai? Mày chửi vào mặt người ta, người ta tức, thì người ta đuổi; chứ sao? Chém cha cái đứa nào gọi tao là làm bố mày! Hải, mày nghĩ xem, tao ngần này tuổi đầu mà rồi cũng chết đói với mày. Mày là thứ gì mà tao phải chết đói với mày? Tao hỏi thiệt mày: tao có đáng chết khổ, chết sở như vậy không?
Hải: (Đứng vụt dậy nói to) - Chết thì chết rấp đi! Già cho lắm mà làm gì, những thứ người ấy!
Quý: (Giật mình) - Con mẹ nó! à cái thằng này!
Thị Bình: (Nói cùng một lúc với Quý) - Thằng Hải!
Phượng: (La cùng một lúc với Thị Bình) - Anh!
Phượng: - Thôi cha! Cha đừng bới chuyện nhà người ta làm gì nữa!
Phượng: - Cha say rồi ư? Tôi chẳng vừa đặt chén nước cho cha trên bàn là gì?
Quý: (Cầm chén nước) - Đây là nước lã chứ trà đây hả, tiểu thư?
Phượng: - Thì chỉ có nước lã chứ làm gì còn trà?
Quý: - Đồ bú dù! Thì mày cũng biết là sau bữa cơm, tao vẫn phải uống chén trà ngon cơ mà!
Hải: - A! Cơm xong rồi cần có trà ngon kia à! Phượng, thế mày không pha trà Long Tỉnh thứ 4đ80 một gói ấy, để nhấp giọng cho cha?
Phượng: - Chè Long Tỉnh? Trong nhà một cánh chè rời cũng không còn nữa là!
Quý: - Đây là nhà tao không phải nhà mày! Nếu mày ngứa mắt, mày cứ cút ngay đi là hơn!
Hải: (Xông tới) - Dượng, dượng...
Thị Bình: - Thôi, đừng, đừng con, con hãy nể mặt đẻ đây với, đừng cãi nhau làm gì nữa.
Quý: - Mãy hẵng sờ vào gáy xem: mày về đây chưa được hai hôm là việc nhà rối beng! Tao đã không nói gì mày thì chớ mày lại còn định đánh tao kia à? Mày cút ngay ra khỏi nhà tao, cho tao nhờ!
Hải: - Đẻ ạ, con không tài nào chịu được nữa, thôi đẻ cho con đi.
Thị Bình: - Nói nhảm, trời lại sắp mưa mà con đi đâu?
Hải: - Con có chút việc chưa làm xong. Có lẽ con cũng phải lên đằng hiệu xe tay, đi kéo mấy giờ xe.
Thị Bình: - Hải này, con...
Hải: - Giữ hồn! Đừng chọc điên tiết tôi lên làm gì!
Quý: - Có đẻ mày đấy, mày làm gì tao mày cứ làm đi! Đồ pha nòi!
Hải: - Thế nào? Chửi ai đấy?
Quý: - Chửi mày! Mày...
Thị Bình: (Nói với Quý) - Khổ quá! Đừng sĩ diện nữa, im đi xem nào.
Quý: - Sao tao lại không sĩ diện? Mày về với tao, tao có con riêng đâu, mà mày cũng mang thứ ấy về!
Thị Bình: - Giời hỡi giời!
Hải: - Để... để tôi bắn chết cái thứ người già mà dại này đi xem nào!
Quý: (Đứng vụt dậy, thấy nguy quá, phải đứng im, xanh cả mặt, gào to) - Kìa súng! Súng, súng kìa!
Phượng: (Chạy tới giằng lấy tay Hải) - Anh ơi!
Thị Bình: - Thằng Hải, mày buông chiếc súng ra.
Hải: (Nói cùng Quý) - Tôi bảo này: xin lỗi ngay đẻ đi, nói ngay: "tôi xin lỗi và từ rầy tôi không nói nhảm, chửi nhảm như thế nữa".
Hải: (Đi tới một bước nữa) - Nói ngay!
Quý: - M... ày..., m... ày, mày hằng... hẵng... buông khẩu súng ra trước đã,
Hải: - Không, nói ngay đi!
Quý: - Ừ cũng được, (Nói với Thị Bình) Xin lỗi, từ rầy về sau, tôi không bao giờ nói nhảm, chửi nhảm nữa.
Hải: (Chỉ vào cái ghế tròn) - Bây giờ lại đấy mà ngồi.
Quý: (Tiều tuỵ ngồi xuống ghế, miệng còn lẩm bẩm) Đồ lộn nòi.
Hải: - Có thế chứ! Đây chẳng cần phí hơi, phí sức gì nhiều lắm đâu!
Thị Bình: - Cất súng đi nào, Hải, con hẵng cất khẩu súng đi!
Hải: (Buông khẩu súng, cười) - Đẻ, đẻ đừng sợ, con chỉ làm cho người ta biết giữ hồn thôi.
Thị Bình: - Đưa đây cho đẻ. Súng mày lấy ở đâu thế này?
Thị Bình: - Thế bây giờ mày mang theo bên mình làm gì?
Hải: - Làm gì đâu!
Thị Bình: - Không, con phải nói thiệt đi.
Hải: (Mỉm cười) - Chẳng có gì sốt. Bọn nhà Chu Phác Viên ép uổng con quá chừng, bây giờ hết đường đi, thì đấy cũng là một con đường.
Thị Bình: - Nói nhảm, đưa đây cho đẻ.
Hải: (Không chịu đưa) - Đẻ!
Thị Bình: - Vừa rồi giữa bữa cơm tối, đẻ đã nói với con: việc đằng ấy thế là xong rồi; họ Lỗ nhà mình từ rầy đừng nhắc đến nữa.
Hải: (Cúi đầu, nói nhỏ và thong thả) - Thế nhưng bao nhiêu máu chảy trên mỏ thì sao? Những cái bạt tai nó vừa đánh vào mặt con, thì sao? Cho là xong thế nào?
Thị Bình: - Ừ, xong rồi. Đằng ấy thế là cho xong đi. Báo oán, trả thù, bao giờ cho hết? Việc gì cũng ông trời xanh xui khiến cả, con ạ, đẻ muốn con chịu khó thì hơn.
Thị Bình: (Nói to) - Hải, con là con yêu của đẻ. Con hẵng nghe đẻ nói: xưa nay không bao giờ đẻ phải nặng lời cùng con như thế này. Lần này hễ con đập đánh một người đằng nhà họ Chu, bất kỳ già hay trẻ, hễ con đụng đến người ta, là đẻ từ con ngay!
Hải: (Khẩn khoản) - Nhưng đẻ ạ...
Thị Bình: - Con chẳng lạ gì đẻ nữa: nếu con nhất định làm một việc mà đẻ hết sức can ngăn không muốn cho con làm, thì đẻ sẽ lập tức chết trước mặt con, cho con xem. Con đưa khẩu súng đây cho đẻ.
Hải: (Không chịu đưa).
Thị Bình: - Đưa đây ngay cho đẻ! (Chạy tới, giật lấy khẩu súng).
Hải: (Vẻ khổ sở) - Đẻ, sao đẻ...
Phượng: - Anh, anh cứ để cho đẻ giữ xem nào.
Hải: - Nếu vậy đẻ lấy thì lấy, nhưng đẻ cất ở đâu phải cho con biết kia!
Quý: - Đúng! Đúng rồi! Thế mới đúng lý chứ!
Hải: - Thôi, im cái miệng đi!
Thị Bình: - Hải, đẻ cấm con không được nói với dượng con như thế.
Hải: - Vâng, thôi thì đẻ cho con đi đằng này. Con phải đi lên xưởng xe xem có người quen...
Thị Bình: - Được, con đi. Nhưng thế nào rồi cũng phải về. Người trong một nhà, con không được bực bội vô lý,
Hải: - Vâng, con sẽ về ngay.
(Hải đi ra, khép cửa lại. Quý sẽ đứng dậy nhìn theo, rồi hầm hầm trở về đứng bên cái bàn vuông).
Quý: - Đồ ôn con! (Hỏi Thị Bình) Vừa rồi bảo mua trà sao không mua?
Thị Bình: - Hết cả tiền lẻ rồi.
Quý: - Vậy, Phượng, tiền tao đâu!... Tiền vừa mới lĩnh ở đằng nhà chủ về đâu?
Quý: - Phải rồi, tất cả trước sau, tiền công, tiền thưởng là đi 60$00!
Phượng: - Vâng, nhưng còn tiền trả nợ cho người ta...
Quý: - Thế nào, mày còn trả nợ nữa kia?
Phượng: - Vừa rồi bác Tam lại gõ cửa réo tiền nợ bạc của cha. Đẻ đã đưa tiền giả rồi.
Quý: (Hỏi Thị Bình) - Sáu chục đồng thế là giả nợ bạc tuốt?
Thị Bình: - Vâng, tiền nợ bạc của cha nó lâu nay thế là giả hết rồi cả đấy.
Quý: - Con mẹ mày, chỉ một mình mày là báo hại, làm cho "gia đạo" của tao thế là sạch sành sanh! Lúc này là lúc giả nợ bạc đấy à?
Thị Bình: - Giả đi cho xong chuyện. Cả cái nhà này tôi cũng thấy không cần giữ lại làm gì nữa.
Quý: - Sao lại không cần giữ?
Thị Bình: - Tôi định đến ngày kia là về Tế
Thị Bình: - Lần này, tôi đem con Phượng về một thể; không để nó ở lại một mình trên này nữa.
Quý: (Cười nói cùng Phượng) - Phượng, mày nghe không, đẻ mày định bắt mày về đấy.
Thị Bình: - Lần trước, lúc tôi ra đi, còn chưa biết công việc làm ăn thế nào. Đem nó đi chỗ xa lạ không tiện, mà ở nhà thì có thím Trương chăm nom nó. Cho nên tôi mới để nó ở lại. Bây giờ, dưới ấy đã có việc làm, mà con Phượng ở đây chả làm gì. Thế nào tôi cũng đem nó cùng đi.
Phượng: (Đau đớn) - Thế nào? Đẻ nhất định đưa con cùng đi hở, đẻ?
Thị Bình: - Ừ, từ rầy về sau, dầu thế nào đẻ cũng không để cho con ở xa đẻ được.
Quý: - Không được đâu! Việc này chúng mình còn phải bàn lại kỹ lưỡng mới được.
Quý: - Lẽ tất nhiên là tao chẳng đi rồi. Nhưng đẻ mày định đưa con Phượng về làm gì?
Thị Bình: - Con gái thì phải theo đẻ nó chứ! Trước kia là bất đắc dĩ đó thôi.
Quý: - Con Phượng ở đây cùng ta, ăn ngon mặc tốt, ra vào những chỗ mặt to, tai lớn. Mụ định đưa nó cùng về làm gì? Có mà tôi sống!
Thị Bình: - Cãi vã nhau vô ích. Cha nó thử hỏi nó xem, nó ưng theo tôi, hay ưng ở lại đây.
Quý: - Nó ưng ở lại cùng cha nó hẳn đi chứ!
Thị Bình: - Thì hỏi nó lại xem.
Quý: (Chắc thế nào cũng thắng) - Phượng, lại đây con! Mày nghe đấy: mày ưng thế nào tuỳ mày. Ưng theo đẻ, hay ưng theo cha? (Phượng quay mặt lại nước mắt đầm đìa) Kìa, con bé này chuyện gì mà khóc?
Quý: - Mày nói đi chứ! Có phải cô dâu lên kiệu về nhà chồng đâu mà sụt sịt! Nói đi tao nghe nào?
Thị Bình: (An ủi con) - Phượng, con nói đi cho đẻ nghe. Hồi chiều, con đã nói phân minh là nhất định con theo đẻ về, bây giờ con nghĩ thế nào, thế? Con, con gái yêu của đẻ, con nói đi. Con cứ nói thiệt cùng đẻ. Thế nào đẻ cũng vẫn yêu con kia mà.
Quý: (Cười đắc ý) - Có gì đâu. Mụ bảo đưa nó về, nó không ưng về đấy thôi mà, tao biết lắm chứ: nó bỏ chỗ này đi không dứt đâu! (Lại cười).
Phượng: (Bảo Quý) - Thôi đi! (Nói với Thị Bình) Thôi, đẻ đừng hỏi con nữa, lòng con khổ lắm rồi. Nhưng đẻ ạ, con nhất định về cùng đẻ, đẻ nhá! (Nằm úp mặt vào lòng Thị Bình, nức nở khóc).
Thị Bình: - Con đẻ ơi, hôm nay, đẻ thấy lòng con dường như còn có nhiều nỗi éo le...
Thị Bình: - Thôi cha nó đừng nói nữa (Nói cùng Phượng) Đẻ xấu số, đẻ tệ với con, con đừng trách đẻ, con ạ. Từ rầy con sẽ luôn luôn sống cùng đẻ một chỗ. Không ai lừa đảo con nữa đâu. Con ơi! Con là khúc ruột của đẻ. (Hải từ phía bên trái đi vào)
Hải: - Đẻ, thím Trương vừa về xong, con gặp thím ấy ngoài đường.
Thị Bình: - Thế con có nhắc thím ấy chuyện bán đồ đạc của nhà ta không?
Hải: - Vâng, con nhắc rồi, thím ấy bảo là sẽ có thể sắp xếp được.
Thị Bình: - Con lên xưởng có tìm được người quen không?
Hải: - Có đấy ạ. Nhưng con phải đi ngay, con phải tìm một người nhận thực nữa kia.
Thị Bình: - Thế hai đẻ con ta cùng đi nhé. Phượng, con ở nhà chờ đẻ, đẻ về ngay giờ đấy.
Quý: (Nhìn theo) - X... ì...! Đồ lạc loài! (Chạy lại bên cạnh Phượng, chỗ cửa sổ) Đẻ mày đi rồi, Phượng, con định thế nào, nói đi. (Phượng chỉ thở dài và yên lặng đứng nghe tiếng ễnh ương và tiếng sấm bên ngoài).
Quý: - Mày thấy không? về đằng ấy, lòng mày xem chừng còn vấn vương khá nặng.
Phượng: - Vấn vương gì? Giời nóng nực chết ngây người đi được ấy chứ!
Quý: - Thôi, mày đừng giấu tao nữa. Xong bữa cơm chiều đến giờ, con mắt mày cứ nhìn chằng chằng thất thần đi thế kia mà! mày nghĩ chuyện gì?
Phượng: - Tôi chả nghĩ gì sốt.
Quý: - Phượng, con là con gái ngoan của cha, cha chỉ được một mình mày là con yêu, bây giờ mày theo đẻ mày đi về, cha ở đây một mình lẻ loi quá!
Quý: - Thôi mày đừng đánh trống lảng nữa! Mày nhất định về Tế
Phượng: - Phải! (Thở dài một hơi)
Quý: (Hát với một giọng buồn bã) - Hoa khai, hoa tạ, niên niên hữu; nhân quá liễu cá thanh xuân bất tái lai! (1) A! này, Phượng này, đời người đáng sống, cũng chỉ khoảng vài ba năm là cùng; ngày xuân đẹp đẽ, khi dịp tốt đã lỡ rồi, là xong chuyện.
Phượng: - Cha, cha đi nghỉ đi, tôi mệt lắm rồi!
Quý: - Công việc làm đằng cụ chủ chẳng lo gì. Đã có cha. Ngày mai cha con ta vẫn có thể trở lại làm. Bây giờ, mày về mày đành lòng bỏ một chỗ ăn ở sung sướng như thế này sao? Mày đành lòng bỏ anh Cả...
Quý: - Con đừng suy nghĩ vẩn vơ làm gì, con ạ! Trên đời này không tin được một ai đâu, chỉ có đồng tiền là chắc chắn hơn hết! Nói thế nhưng cũng chỉ có đẻ mày cùng mày là không biết đồng tiền là quý thôi.
Phượng: - Cha lắng nghe xem, hình như có tiếng ai gõ cửa ấy. (Tiếng gõ cửa)
Quý: - Gần 11 giờ rồi, còn ai đến chơi bây giờ nữa?
Phượng: - Cha để tôi ra xem.
Quý: - Không! Để tao ra. (Đi ra phía cửa bên trái) Ai đấy?
(Tiếng Xung giả lời bên ngoài) - Nhà cụ Quý đây phải không?
Qúy: - Vâng, đúng rồi, ai hỏi gì?
Quý: - Ai đấy!
(Tiếng Xung bên ngoài) - Tôi ở đằng nhà cụ chủ.
Qúy: (Mừng rỡ, ngoảnh lại bảo Phượng) - Đấy, mày thấy không? Người đằng nhà cụ chủ lại đến đấy.
Phượng: (Sợ hãi) - Ấy chết!... cha, cha bảo người ta rằng nhà mình đi vắng cả rồi.
Quý: - Giề! Việc gì mà!... (Đi ra mở cửa)
Phượng: (Lật đật sắp xếp qua loa những đồ vật bừa bộn trong buồng, khuân những đồ không cần vứt vào nhà trong, để chờ khách vào, tiếng Qúy và tiếng Xung ở ngoài đi vào).
Xung: (Nhìn Phượng mừng rỡ) - Kìa Phượng!
Phượng: (Ra vẻ lấy làm lạ) - Kìa anh Hai!
Quý: (Cười nịnh) - Hè... hè!
Xung: (Cười) - Chỗ này khó tìm quá. Nhưng ngoài kia có nước hồ đẹp lạ.
Quý: -
Phượng: - Không...
Xung: - Mợ bảo Xung lại đây chứ.
Quý: (Bắt đầu hiểu) - Bà bảo anh Hai tới cùng chúng tôi đấy à?
Xung: - Ừ. Nhưng chính Xung cũng định lại đây thăm Phượng cùng cả nhà. Đẻ Phượng, và anh Phượng đâu?
Quý: - Chúng nó vừa đi xong.
Phượng: -
Xung: (Ngây thơ) - Mợ chỉ nhà cho Xung đấy chứ. Xung có biết đâu. Ngoài kia có vũng nước to, vừa mưa xong, đường trơn quá, tối giời, đi không khéo ngã dễ như chơi.
Quý: - Thế anh Hai không trượt chân chứ?
Xung: - Không. Xung đi xe nhà thích lắm kia. (Nhìn quanh quất trong nhà, nói với Phượng ra vẻ đắc ý). Té ra Phượng ở đây!
Quý: - Thế nào?
Xung: - ấy chết! Suýt nữa quên! Chẳng là mợ bảo tôi rằng: Cha con nhà cụ Quý ra về, mợ không yên tâm tí nào. Mợ sợ rồi đây Phượng và cụ Quý chưa có việc làm ngay, cho nên mợ bảo tôi đưa ra biếu đẻ Phượng 100đ00 (Đưa tiền ra).
Phượng: - Thế nào?
Quý: (Đắc ý bảo Phượng) - Đấy mày xem, nhà người ta giầu có, có khác, ăn ở thiệt thuỷ chung!
Phượng: - Không đâu!
Quý: - Cái con này, can gì đến mày mà mày cũng chõ mồm vào? Bà đã bảo anh Hai thân chinh đưa đến, mình phải bái lĩnh tấm lòng tốt của bà chứ! (Rút ngay tờ giấy bạc. Nói với Xung) Chốc nữa anh về, thế nào anh cũng làm ơn bẩm bà hộ rằng: Chúng tôi vẫn vui vẻ, xin bà an tâm, và chúng tôi xin bái tạ.
Quý: - Mày trẻ con, biết gì nào!
Phượng: - Cha nhận tiền, chốc nữa đẻ và anh về không nghe đâu.
Quý: (Nói với Xung) - Thiệt rõ làm tội anh Hai đi bao nhiêu là đường đất! Để tôi đi lên phố mua ít thức điểm tâm anh xơi cho vui. Anh ở nhà cùng cháu một chốc đã. Tôi xin phép anh...
Phượng: - Cha đừng đi, và chớ nhận tiền đấy.
Quý: - Mày im miệng nào! Vào pha ngay chén trà bưng ra hầu anh, tao về ngay giờ. (Đi ra vội vã).
Xung: - Để cha Phượng đi đi cũng hay.
Phượng: (Chán nản) - Tệ quá đi mất! (Bực bội). Ai bảo anh cho tiền làm gì?
Xung: - Phượng, Phượng, hình như Phượng không thích gặp tôi phải không Phượng? Sao lại thế?
Phượng: - Cụ ông xơi cơm rồi chứ?
Xung: - Vừa ăn xong. Vừa rồi ba lại phát cáu, mợ bỏ cơm, đi lên gác, thế là Xung phải lên theo, khuyên mợ có đến nửa tiếng đồng hồ. Nếu không thì Xung đến đây từ lâu rồi kia.
Xung: - Từ chiều Xung không gặp anh. Xung chắc là anh ấy buồn bực; cho nên lại về phòng uống rượu thôi. Bây giờ hẳn còn say tuý luý chứ gì.
Phượng: - Úi chào! (Thở dài)... Thế anh bảo người nào dưới nhà đi hộ anh có hơn không? Hà tất anh phải tự mình đi đến cái ngõ chật hẹp bẩn thỉu như thế này.
Xung: (Rất thành khẩn) - Hẳn bây giờ Phượng tức chúng tôi lắm nhỉ? Phượng ạ, câu chuyện hồi chiều thiệt tôi cũng lấy làm khó chịu hết sức. Nhưng Phượng chớ cho anh Cả là người hư hốt. Sau lúc đó, anh ấy ăn năn lắm. Phượng không biết, đối với Phượng, anh ấy vẫn quý lắm.
Phượng: -
Xung: - Nhưng chúng mình vẫn có thể coi nhau là những người bạn chí thiết luôn luôn chứ sao?
Xung: - Đừng, Phượng hẵng khoan về. Rồi đây Phượng cùng cha Phượng cũng vẫn có thể giở lại làm kia mà. Sắp sửa dọn đến nhà mới đấy, ba cũng sẽ lên mỏ, bấy giờ Phượng sẽ giở về, bấy giờ tôi sẽ sung sướng hết sức.
Phượng: -
Xung: - Phượng ạ, những cái việc nhỏ nhen ấy có làm quái gì! Phượng đừng buồn. Cuộc đời còn to tát hơn nhiều chứ! Phượng gắng sức học đi. Phượng sẽ biết rằng trên thế giới này biết bao người xưa kia cũng phải chịu những nỗi đau khổ như chúng mình bây giờ, và sau đó họ được sung sướng.
Phượng: - A! Cái kiếp đàn bà, bao giờ cũng vẫn là đàn bà. (Bỗng giật mình) Anh nghe kìa! Quái! (Tiếng ễnh ương kêu)
Xung: - Không! Phượng không phải là một cô con gái tầm thường! Phượng có sức,
Phượng: - Của chúng ta, thế nào?
Xung: - Hẳn chứ, Xung cùng Phượng hai đứa mình có thể bay, bay xa, bay tới một chỗ, một thế giới thật sạch sẽ, sung sướng không tranh giành, không giả dối, không có những sự bất bình, không có... (ngửng đầu lên, nhìn mơ màng) Phượng bảo thế có hay không?
Xung: - Phượng có ưng cùng đi với Xung không? Chúng ta cùng đưa cả... ấy đi nữa cũng được.
Phượng: - Ai kia?
Xung: - Người Phượng nói với Xung hôm qua ấy mà, người mà Phượng bảo Phượng đã nhận lời rồi ấy! Xung chắc rằng nhất định người ấy cũng giống Phượng, và dễ yêu như Phượng.
(Hải đi vào)
Phượng: - Anh!
Hải: (Lạnh lùng) - Chuyện gì đấy?
Xung: - Chào anh Hải.
Phượng: -
Hải: - A!... Ai ngờ đâu hai người còn ngồi cùng nhau ở đây. Dượng đi đâu?
Phượng: - Đi lên phố mua gì ấy.
Hải: (Bảo Xung) - Kể cũng lạ, đêm khuya thế này, mà cậu Hai còn chịu khó đi đến chỗ nghèo khổ này... để thăm chúng tôi kia à?
Hải: - Việc gì kia?
Xung: (Đỏ mặt) - Câu chuyện chiều hôm nay, lúc anh ở đằng nhà ấy mà!...
Hải: (Vùng vằng) - Tôi xin anh đừng nhắc lại câu chuyện ấy nữa.
Phượng: - Anh, anh đừng thế. Người ta có lòng tốt tới thăm nom mình, an ủi mình kia mà.
Hải: - Này anh Hai, chúng tôi không cần an ủi, chúng tôi sống chết cũng chỉ có một nắm xương nghèo này, chúng tôi không cần anh giữa lúc nửa đêm còn đến an ủi!
Xung: - Thiệt anh Hải hiểu lầm lòng tôi.
Hải: - Tôi không hiểu lầm. (Ngoảnh lại bảo Phượng) Con Phượng, mày đi vào trong nhà đi.
Phượng: (Khẩn khoản) - Anh!...
Hải: - Mày đi vào ngay đi! Tao còn có chuyện muốn nói với cậu Hai đây. (Thấy Phượng vẫn đứng đấy) Đi vào ngay đi.
Hải: - Này anh Hai: tôi đã nói chuyện cùng anh, tôi biết rằng đằng nhà anh, chỉ anh là còn tử tế đôi tí. Nhưng tôi bảo anh, anh nhớ lấy: từ rày về sau nếu anh còn bén mảng tới đây, tới để... an ủi chúng tôi cũng vậy, tôi sẽ không nể mặt anh đâu!
Xung: (Cười) - Tôi vẫn nghĩ rằng: làm người dầu thế nào thì đối với những kẻ có thiện cảm với mình, mình cũng không nên cự tuyệt như vậy!
Hải: - Thiện cảm thế nào giữa hai người như tôi cùng anh? Thiện cảm thì cũng tuỳ ở địa vị người này, người kia chứ!
Xung: - Anh Hải ạ, tôi thấy rằng ý kiến anh lắm lúc cũng quá thiên. Bao nhiêu người giầu có nào phải đều là người hư hết! Thì trong bọn họ chả nhẽ lại không có một người nào có thể gần gũi với các anh được hay sao?
Hải: - Anh còn đầu non, tuổi trẻ tôi có nói nhiều anh cũng chả hiểu nào! Tôi chỉ nói trắng ra một câu cho anh rõ: anh không nên đi lại chỗ này, chỗ này không phải là chỗ anh đi lại.
Hải: -
Xung: - Anh nói cố nhiên cũng đúng một phần, nhưng...
Hải: - Bởi vậy, nếu như dầu nhà cậu Hai con ông chủ mỏ quả có nghĩ đến tương lai của con Phượng đi nữa, thì tôi cũng xin cậu từ rầy về sau đừng có đi lại cùng nó nữa là tốt hơn hết!
Hải: - Hiện giờ, tôi chỉ cảnh cáo cho anh, (Trừng mắt lên)...
Xung: - Cảnh cáo kia à?
Hải: - Tôi cảnh cáo cho anh biết: bất kỳ ngày nào, giờ nào, hễ tôi còn thấy anh lại nhà chúng tôi, ngồi trò chuyện với em tôi, thì nhất định là tôi (Dịu giọng lại) Nhưng... thôi!
Xung: - Anh Hải, mấy lời anh vừa nói đó, thiệt tôi không hề tưởng rằng anh có thể nghĩ như vậy. Tôi không ngờ rằng những câu ba thường nói cùng tôi thế mà cũng có phần đúng.
Hải: - Ba anh là một lão già khốn nạn!
Xung: - Cái gì?
Phượng: -
Hải: - Mày nữa, mày là đồ đốn...
Phượng: - Tôi không nói cùng anh. (Bảo Xung)
Xung: (Nhìn Hải) - Ừ, tôi về; (Nói với Phượng) Tôi xin lỗi Phượng, vì tôi đến đây mà phiền cho Phượng quá.
Phượng: - Anh đừng nói nữa, anh đi về đi, anh Hai ạ.
Xung: - Thôi, tôi về vậy! (Nói với Hải rất thuần từ) Thôi, chào anh, tôi không giận anh đâu, tôi vẫn ước ao làm bạn cùng anh (Đưa tay phải) anh có chịu bắt tay tôi một lần không?
(Hải không để ý, quay hẳn lưng lại)
Phượng: - Chao! (Xung quay mình sắp đi ra thì Quý, tay bưng một khay vừa nước chanh vừa rượu, vừa thức ăn, từ phía cửa bên trái đi vào)
Hải: - Dượng hẵng dịch ra, cho người ta đi về.
Quý: - Không, không, sao anh Hai vừa tới đã về ngay làm vậy?
Phượng: (Giận dữ) - Hỏi anh Hải ấy!
Quý: (Cười nói với Xung) - Kệ thây nó, anh Hai ạ. Anh hẵng ngồi lại nói chuyện một chốc đã.
Xung: - Không, tôi đi về thôi.
Quý: - Nhưng cũng để mời anh xơi tí gì rồi hẵng... Tôi đi mãi lên trên kia mới biện được vài thức ăn tốt; để mời anh cầm đũa, thời vài chén rượu đã rồi hẵng!
Xung: - Không, khuya rồi, tôi phải về đã.
Hải: (Chỉ vào khay thức ăn, hỏi Phượng) - Tiền đâu mà bày biện thế kia?
Quý: (Quay lại bảo Hải) - Tiền tao chứ tiền đâu nữa.
Phượng: - Không, không phải! Tiền đằng nhà đúng một trăm đấy!
Quý: (Cười gượng) - Ta... Tao tiêu rồi.
Xung: (Không muốn đứng lâu nữa) - Thôi chào cả nhà, tôi về đây.
Hải: (Níu Xung lại) - Khoan đã, về thế nào? Anh tưởng chúng tôi có thể mắc lừa các người thế này đây hả?
Xung: - Nói gì thế?
Hải: - Tôi còn tiền, tôi còn tiền. Trong ví tôi còn vừa đúng hai đồng đây, (Mở ví rút ra tất cả món tiền lẻ) Đây: vừa hai đồng đúng. Anh cầm về hộ đi. Chúng tôi không cần ai bố thí!
Quý: - Làm thế thì coi thế nào được?
Xung: - Cái người như anh thiệt bất tận nhân tình.
Hải: - Phải rồi, tôi "bất tận nhân tình"; tôi không bao giờ hiểu cái lối giả dối, cái bộ từ bi xỏ lá của các ngài, tôi không thể..
Phượng: - Anh Hải!
Hải: - Cầm về! Tôi bảo anh cầm về ngay, và anh cút ngay hộ tôi!
Hải: - Tôi nói trước cho mà biết: từ rày về sau, đằng nhà họ Chu nhà anh, bất kỳ thằng nào, hễ bén mảng đến đây là tôi đánh cho chết toi!
Xung: - Cám ơn. Đằng nhà họ Chu, ngoài tôi ra, còn ai dại gì mà tới đây nữa đâu. Thôi tôi về.
Quý: - Này Hải này...
Hải: - Để cho nó cút.
Quý: - Để... để... để tôi cầm đèn anh ra, ngoài nhà ngoài tối quá.
Xung: - Cám ơn.
(Hai người cùng đi ra)
Phượng: (Chạy theo) - Này, anh Hai!
Hải: - Phượng, con Phượng, mày không được đi theo nó đâu đấy! (Thị Bình ở phía cửa bên phải đi vào)
Hải: - Đẻ, thằng con thứ hai của lão chủ mỏ vừa đến xong.
Thị Bình: - Ừ, đẻ thấy một chiếc ô tô đỗ ngoài cửa, đẻ không biết ai tới đây, đẻ không dám vào.
Hải: - Con vừa đuổi nó ra khỏi nhà xong, đẻ có biết không?
Thị Bình: - Có, hồi nãy, đẻ đứng nghe cả buổi ngoài kia.
Hải: - Bà ấy đưa biếu đẻ một trăm đồng bạc đấy!
Thị Bình: (Tức tối) - Ai cần tiền nhà bà ấy, mà bà ấy biếu! Ngày mai tao đem ngay con Phượng về nhà là hơn.
Hải: - Sáng mai đã về kia hở đẻ?
Thị Bình: - Ừ! Đẻ vừa nghĩ lại rồi: sáng mai về.
Hải: - Thế thì hay lắm. Vậy con cũng chẳng cần nói gì nữa.
Thị Bình: - Thế nào kia?
Hải: - Không. Lúc con giở về đây, hồi nãy ấy mà, con thấy con Phượng đang ngồi chuyện trò với cái thằng Hai ấy.
Thị Bình: - Chuyện gì kia?
Hải: - Con không rõ.
Thị Bình: - Chết! Con nhà như thế thì thôi!
Hải: - Thế để con đi lại đằng này tí đã, đẻ nhá.
Thị Bình: - Con đi đâu kia?
Hải: - Tiền còn xu nào đâu. Con đi thuê cái xe hàng kéo mấy giờ vậy.
Thị Bình: - Đi làm gì? Không cần, con ạ. Đẻ còn tiền đây. Con cứ ở nhà mà ngủ.
Hải: - Không. Đẻ giữ lấy đấy mà tiêu. Con đi đây. (Hải đi ra phía cửa bên phải)
Thị Bình: (Chạy theo gọi) - Hải ơi, Hải! (Phượng đi vào)
Phượng: - Đẻ, đẻ về rồi đấy ư?
Thị Bình: - Mày mải đi đưa cậu Hai nhà bà chủ, đẻ về, mày cũng chả biết gì đến nữa.
Phượng: - Bà chủ bảo anh ấy đến đây, đẻ ạ.
Thị Bình: - Thấy anh mày nói hai đứa chúng mày cùng nhau trò chuyện khá lâu?
Phượng: - Đẻ bảo là con nói chuyện với anh Hai ấy ư?
Thị Bình: - Ừ. Nó nói những gì cùng mày thế?
Phượng: - Có gì đâu. Chuyện thường thôi mà.(Tiếng sấm lại chuyển đằng xa)
Thị Bình: - Con nghe đấy, tiếng sét ngoài trời kia kìa. Đẻ khổ lắm rồi, con đẻ ở đây làm những gì, thôi đừng giấu đẻ nữa.
Phượng: - Con không giấu đẻ đâu! Con chẳng nói hết cùng đẻ rồi là gì? Hai năm nay... (Tiếng Quý ở căn phòng ngoài): Đẻ nó đâu, đi ngủ chứ! Khuya rồi.
Thị Bình: - Mặc tôi. Cứ ngủ trước đi. (Nói với Phượng) Con nói làm sao?
Phượng: - Thì con chả nói cùng đẻ rồi là gì? Hai năm nay, hôm nào, tối lại, con cũng... về nhà ngủ cả mà.
Thị Bình: - Con ạ, con nói thiệt cùng đẻ. Đẻ bây giờ không tài nào chịu được những điều quá khổ nữa rồi.
Phượng: - Đẻ (Khóc sụt sùi) đẻ ơi, sao đẻ lại không tin con đẻ (úp mặt vào lòng Thị Bình khóc).
Thị Bình: (Lau nước mắt) - Con đẻ ơi! Không phải là đẻ không tin con. Nhưng bây giờ thiệt đẻ không dám tin người đời nữa. Con đẻ dại, không hiểu lòng đẻĐẻ khổ sở mấy mươi năm giời nay, không biết nói cùng ai được! Lúc đẻ còn xuân xanh tuổi trẻ không ai bày bảo cho, nên cứ lỡ một, lầm hai, sa đà dần dần, thành ra hư hỏng. Con ạ, đẻ sinh ra được một đứa con gái như con, đẻ không muốn con ngày sau lại lầm lỗi như đẻ ngày trước. Phượng, con là con đẻ, đẻ không còn gì quý hơn con nữa, con thương lấy đẻ cùng. Con mà lừa đẻ, là con giết đẻ đấy, con xấu số của đẻ ạ!
Phượng: - Không đâu đẻ ạ, từ rầy về sau, con sẽ luôn luôn là con đẻ thôi mà!
Thị Bình: - Này con, đẻ con ta chỉ ở lại đây đêm nay nữa thôi. Sáng mai thế nào chúng mình cũng về nhà.
Phượng: (Đứng dậy) - Thế nào? Ngày mai đã về kia ư?
Thị Bình: - Ừ ! Đẻ nghĩ lại rồi, sáng mai đẻ con chúng ta đi về thôi. Từ rầy về sau, không bao giờ giở lại đây làm gì nữa.
Phượng: - Không bao giờ giở lại nữa! Nhưng sao lại về vội thế hở đẻ?
Thị Bình: - Mày còn muốn ở lại làm gì nữa, con?
Phượng: - Con, con...
Thị Bình: - Con không ưng về sớm một tí ư?
Phượng: (Thở dài, cười, gượng) - Cũng được, thế thì mai sáng chúng ta về sớm vậy.
Thị Bình: (Bỗng ra vẻ ngờ vực) - Con ạ, hình như con đương còn chuyện gì giấu đẻ ấy.
Phượng: (Gạt nước mắt) - Đẻ, có gì đâu.
Thị Bình: - Con đẻ, con nhớ lời đẻ vừa nói cùng con không?
Phượng: - Con nhớ rồi.
Thị Bình: - Con ạ, từ rầy con không được đi lại với người đằng nhà họ
Phượng: - Vâng.
Thị Bình: (Trịnh trọng) - Nhưng, con phải thề cùng đẻ kia!
Phượng: (Sợ hãi) - Cần gì phải thề hở, đẻ?
Thị Bình: - Không! Con phải thề đi!
Phượng: (Quỳ xuống) - Đẻ (Bỗng nhảy chồm vào lòng Thị Bình) Thôi đẻ ạ, con... con thề không xuôi!
Thị Bình: (Chảy nước mắt) - Con nỡ lòng làm khổ đẻ đến thế ư con? Già đời người, đẻ chỉ vì con mà con quên rồi sao, con? (Khóc nức nở).
Phượng: - Thôi đẻ để con thề, để con thề...
Thị Bình: (Đứng dậy) - Vậy thì con quỳ xuống mà thề.
Phượng: - Đẻ, con thề cùng đẻ: từ rầy về sau con nhất định không bao giờ gặp lại người đằng nhà cụ chủ.
(Tiếng sấm dậy)
Thị Bình: - Con ạ, giời sấm sét ngoài kia kìa. Rồi đây, con có còn quên lời đẻ mà đi gặp người ta không?
Phượng: (Sợ hãi) - Đẻ, con không quên đâu, con không bao giờ quên đâu.
Thị Bình: - Con phải thề đi, thề đi: nếu con quên lời đẻ thì...(Tiếng sét đánh).
Phượng: (Nhắm mắt nói liều) - Thì... sét đánh con chết tươi. (Nhảy chồm vào lòng Thị Bình) Đẻ ơi! (Khóc nức nở) Giời ơi! (Tiếng sấm chuyển).
Thị Bình: (Ôm con vào lòng) - Phượng ơi, Phượng! Con đẻ ơi! (Quý đi từ phía cửa bên trái ra. Quần cộc, áo lót, mắt lờ đờ nhìn Thị Bình)
Quý: - Đêm khuya rồi sao chưa đi ngủ, còn thì thầm gì đấy?
Thị Bình: - Mặc tôi, cứ đi ngủ đi! Hôm nay tôi ngủ cùng con Phượng ở đây vậy.
Quý: - Thế nào?
Phượng: - Không, đẻ vào ngủ đi. Để con ngủ một mình ngoài này cũng được.
Quý: - Con Phượng suốt ngày hôm nay nó mệt nhọc lắm rồi. Để cho nó ngủ chứ.
Thị Bình: - Phượng, con không muốn đẻ ngủ cùng con ư?
Phượng: - Thôi, đẻ cho con ngủ một mình vậy. (Quý đi vào).
Thị Bình: - Cũng được. Con ngủ cho ngon giấc đi.
Phượng: - Vâng đẻ đi ngủ tí đi. (Thị Bình vào)
(Phượng cài chốt cửa bên phải. Bên kia tường tiếng Lỗ Quý hát: "Hoa tàn, hoa lại nở, năm nay còn có năm sau, đời người khi hết cái xuân xanh là rồi!". Phượng sẽ đi đến trước bàn tròn, vặn nhỏ ngọn đèn. Bên ngoài tiếng ễnh ương kêu, tiếng chó sủa. Phượng ngồi trên mép giường thay áo, lấy dép đi, đi vài bước lại về giường ngồi, thở dài. Bên kia tường vẫn nghe tiếng Quý hát khe khẽ, tiếng Thị Bình khuyên Quý đừng ồn. Ngoài đường, tiếng mõ cầm canh nghe rời rạc, từng hồi một. Phượng lại ngồi dậy, cầm chiếc quạt nan quạt thật mạnh. Nực quá, Phượng phải mở cửa sổ đứng nhìn ra). (Quý từ phía cửa trái đi ra, chân lê đôi dép)
Quý: - Con chưa ngủ à?
Phượng: - Vâng.
Quý: (Cầm bình rượu và nhích khay thức ăn) - Thôi, con đi ngủ đi.
Phượng: - Vâng.
Quý: - Đêm khuya lắm rồi.
(Quý đi vào, Phượng đi lại phía cửa bên phải, đứng một chốc, nghe tiếng Quý cùng Thị Bình nói chuyện trong phòng. Phượng đi đến chỗ chiếc bàn tròn đấm vào mặt bàn một cái rồi khóc sùi sụt. Ngoài kia tiếng huýt sáo nghe xa xa; Phượng đứng vụt dậy, nín thở đứng nghe, ra vẻ sợ hãi. Phượng vặn ngọn đèn to lên một tí, đi tới nơi cửa sổ ló đầu nhìn, rồi đứng dựa vào cửa sổ nhìn ra, lòng hết sức bồn chồn. Tiếng huýt sáo nghe gần hẳn lại. Phượng sẽ lấy một miếng giấy đỏ che vào bóng đèn, đặt chiếc đèn lên bậc cửa. Tiếng huýt sáo nghe rõ hơn. Xa xa lại một tiếng sấm dồn. Phượng lật đật rút đèn nơi cửa sổ, vặn nhỏ hẳn xuống, đặt đèn vào đằng sau. Ngoài cửa nghe có tiếng chân bước). (Tiếng gõ cửa phía ngoài)
Tiếng Bình ngoài cửa sổ (Nói rất khẽ) - Này, mở cửa, mở cửa cho anh vào với.
Phượng: - Ai?
Tiếng Bình: - Đố biết.
Phượng: (Run cả tiếng) - Anh, anh tới đây làm gì?
Tiếng Bình: - Đố biết nữa đấy!
Phượng: - Giờ em không gặp anh được đâu. (Sợ hãi) Đẻ em ở nhà cơ.
Phượng: - Anh cẩn thận, anh Hải em còn tức anh lắm.
Tiếng Bình: - Hải đi vắng, anh biết rồi.
Phượng: (Quay lưng đi vào) - Anh đi về đi!
Tiếng Bình: - Không! (Người bên ngoài cố đẩy cửa sổ, Phượng ở trong cố sức giữ).
Phượng: - Anh đừng có vào đấy!
Tiếng Bình: (Nói khẽ) - Phượng! Phượng ơi! Anh van em, em mở hộ anh!
Phượng: - Không, không, quá nửa đêm rồi, em đã thay áo đồ rồi.
Tiếng Bình: - Thế nào? Thay áo đồ rồi kia à?
Phượng: - Vâng, em đã lên giường ngủ rồi.
Tiếng Bình: (Run cả tiếng) - Thế... thế thì anh đành... anh... (Một hơi thở thật dài)
Phượng: (Khẩn khoản) - Vậy anh đừng vào nữa, anh nhé. Có được không?
Tiếng Bình: - Được, thôi được, anh đành về vậy... Nhưng Phượng ơi, em hẵng hé cửa sổ cho anh... nhiêu chuyện cho em rồi. Sao anh chưa chịu thôi?
Phượng: (Thở dài) - Được rồi, thì ngày mai vậy. Ngày mai em sẽ vâng lời anh, gì cũng được hết.
Tiếng Bình: - Ngày mai ư? Thiệt không?
Phượng: - Vâng, thiệt đấy. Em không dối anh đâu.
Tiếng Bình: - Thế thì được, chắc đấy, ngày mai nhé; Phượng đừng dối Bình mà tội, Phượng nhé. (Tiếng chân bước)
Phượng: - Anh về đấy ư?
Tiếng Bình: - Ừ ! Anh về đây, Phượng nhé. (Tiếng bước chân nghe xa dần)
Phượng: (Nói một mình) - Thế là anh ấy về rồi! (Mở cửa sổ một luồng gió thổi vào) Ai cha! (Bỗng thấy Bình đứng nơi cửa sổ)
Phượng: - Giời ơi! Đẻ ơi! (Lật đật đóng cửa, nhưng Bình đã cố đẩy cánh cửa).
Phượng: ( Hết sức đóng cửa) - Anh... anh... anh... về đi!
(Cuối cùng Bình đã lọt vào khỏi cửa sổ, mình mẩy đầy những bùn, má bên phải máu tươi chảy)
Bình: - Đấy, Phượng làm gì anh cũng vào được kia mà!
Phượng: (Lui vào mấy bước) - Anh lại say rồi!
Bình: - Phượng ơi, sao em lại tránh anh làm gì? Em sợ gì mà không chịu gặp anh? (Quay má bên phải về phía đèn, Phượng nhìn thấy vết máu).
Phượng: - Má anh làm sao thế?
Bình: (Sờ má nhìn thấy bàn tay có máu) - Anh tìm nhà đi trượt, ngã ngoài đường ấy. (Đóng cửa sổ).
Phượng: - Không, không, anh về đi! Em van anh! Anh về đi nhé.
Bình: - Không, anh phải nhìn em lâu lâu tí kia. (Tiếng sấm chuyển ầm ầm bên ngoài).
Bình: (Dịch lại) - Em sợ gì kia?
Phượng: (Run cả giọng) - Em sợ anh! (Lui vào) Trông bộ anh dễ sợ quá kia: đầy mặt máu là máu... em không dám nhìn anh nữa... anh,... anh...
Bình: (Cười lạ lùng) - Em bảo anh thế nào hả, em dại của anh? (Cầm tay Phượng). (Ngoài giời, một tiếng sét to)
Phượng: - Trời ơi! Đẻ tôi ơi! (Chạy nép vào trong lòng Bình) Em sợ quá đi mất!
(Một tiếng sét đánh đoành lên. Mưa to, sấm chuyển đùng đùng, sân khấu tối dần dần, một luồng gió xô hẳn cánh cửa sổ, bên ngoài đêm đen hoắc. Một đường chớp nhoáng qua người ta thấy bóng Phồn Y nơi cửa sổ. Phồn Y đứng giữa mưa, đầu tóc tán loạn, ướt đầm đìa, mặt xanh nhợt như xác ma. Phồn Y sẽ đưa tay khép cánh cửa cài chặt chốt ngoài lại. Sấm sét lại chuyển dậy đùng đùng. Căn phòng tối như mực).
Phượng: - Anh ôm chặt lấy em, em sợ quá đi mất.
(Sân khấu sáng dần lên. Ngoài cửa, bỗng nghe tiếng Hải gọi to, trong lúc ấy, Bình ngồi xuống nơi chiếc ghế. Phượng đứng về bên cửa, mặt lo lắng).
Bình: - Ai ngoài kia! (Lắng tai nghe)
Phượng: - Anh im đi.
Tiếng Thị Bình: (ở phòng ngoài) - Hải đấy à? Thế nào con lại về đấy?
Tiếng Hải: - Mưa to quá kia! Đằng xưởng xe buồng ướt hết. Không có chỗ ngủ.
Phượng: (Nói khẽ) - Anh Hải về đấy, anh ra đi, mau lên. (Bình vội đến chỗ cửa sổ, đẩy cửa)
Bình: (Đẩy không được) - Lạ quá!
Phượng: - Thế nào?
Bình: (Nguy ngập) - Ai cài cửa phía ngoài ấy.
Phượng: - Thiệt ư? Ai thế nhỉ? (Sợ hãi)...?
Bình: (Lại ráng hết sức xô cửa) - Không được, không tài nào xô nổi ra.
Phượng: - Anh đừng lên tiếng, họ ở ngoài cửa này này!
Tiếng Hải: (Ngoài cửa): - Tấm phản đâu, đẻ nhỉ?
Phượng: - Chết rồi, anh ạ! Đẻ và anh Hải vào đấy. Anh trốn, anh trốn ngay đi! (Phượng đưa Bình lánh vào phía cửa bên trái, Hải cầm đèn đẩy cửa đi vào).
Hải: (Khản tiếng) - Cái gì kia? (Nhìn thấy Phượng cùng Bình đang đứng im phăng phắc) Đẻ ơi! đẻ vào đây nhanh lên, con bắt gặp quỷ sứ đây này!
Thị Bình: (Chạy lật đật vào nhà, miệng ấp úng) - Giời!
Phượng: (Chạy ra phía cửa bên phải, kêu lên một tiếng hết sức đau đớn) Giời ơi! (Thị Bình đi ven theo bạo cửa, suýt ngã)
Hải: - À! Té ra mặt mày! (Nhặt được con dao, liền chạy xông tới định đâm Bình, thì bị Thị Bình cố hết sức níu lại).
Thị Bình: - Hải ơi! Con chớ đấy, con động đến nó, đẻ chết ngay trước mặt con cho con xem!
Hải: (Dậm chân thật mạnh) - Đẻ buông con ra! Đẻ buông con ra xem nào!
(Bình chạy ngay về phía cửa bên phải)
Hải: (Thét to) - Bắt lấy nó! Dượng ơi, bắt lấy nó!
(Hải cố chạy theo, nhưng bị Thị Bình níu chặt lại thành ra kéo cả Thị Bình đi theo mấy bước).
Thị Bình: (Biết Bình chừng đã chạy xa, sẽ ngồi xuống đất, ngẩn cả người) - Giời ôi!
Hải: (Dậm chân) - Đẻ! Đẻ! Đẻ rõ vớ vẩn! (Quý đi vào)
Quý: - Nó chạy mất rồi, thế nhưng con Phượng đâu?
Hải: - Con nhà vô liêm sỉ! Nó cũng cút nốt nữa rồi!
Thị Bình: - Giời ôi! Con tôi, con tôi...! Ngoài kia nước sông lên to thế kia! Con ơi... Phượng ơi! Muôn vàn đẻ xin con chớ điên rồ... Phượng ôi! (Chạy ra theo).
Hải: (Níu lại) - Đẻ đi đâu kia?
Thị Bình: - Mưa to thế này nó liều mạng nó đi. Thôi, hỏng! Đẻ phải theo nó, đẻ phải theo nó.
Hải: - Được rồi, để con cùng đi với đẻ...
Thị Bình: - Thì đi nhanh lên! (Chạy ra, vừa chạy vừa gọi) Phượng ơi! Phượng ơi! (Tiếng gọi xa dần).
(Quý cũng đội mũ chạy theo. Một mình Hải dừng lại một chốc, rồi đi vào mở hòm lấy khẩu súng nhìn kỹ càng, bỏ súng vào lòng, đi ra rất nhanh. Bên ngoài mưa gió xen cùng tiếng Thị Bình gọi: "Phượng ơi! Phượng ơi!").
DÀN CẢNH- Buồng tiếp khách nhà
Phác Viên: (Buông tờ báo xuống, ngáp dài, uốn lưng có vẻ mệt mỏi) - Chúng mày đâu? (Bỏ kính, dụi mắt, gọi to hơn nữa) Chúng mày (Đứng dậy đi về phía buồng ăn, vừa đi vừa lau kính) có đứa nào ngoài ấy không? (Lại một luồng chớp nhoáng qua phía ngoài, Phác Viên đi tới chỗ tủ bên phải, bấm chuông. Trong lúc vô tình, nhìn thấy bức ảnh Thị Bình, Phác Viên liền cầm lấy, đeo kính vào xem. Một người đầy tớ đi vào).
Phác Viên: - Tao gọi mày đã có nửa tiếng đồng hồ nay rồi.
Người đầy tớ: - Bẩm ngoài kia mưa to, con chẳng nghe gì sốt.
Phác Viên: (Chỉ vào cái đồng hồ quả lắc) - Đồng hồ sao chết rồi kia?
Người đầy tớ: - Bẩm, mọi hôm có cô Phượng lên giây. Hôm nay, cô ấy về, chúng con quên mất.
Phác Viên: - Mấy giờ rồi?
Người đầy tớ: - Bẩm có lẽ hai giờ sáng.
Phác Viên: - Hồi chiều tao bảo thầy ký kế toán gửi món tiền xuống Tế
Người đầy tớ: - Bẩm cụ truyền gửi tiền cho một người ở Tế
Phác Viên: - Phải rồi.
(Lại một luồng chớp nhoáng bên ngoài, Phác Viên nhìn ra phía vườn hoa.)
Phác Viên: - Đoạn dây điện nơi vườn hoa, bà mày đã cho gọi người chữa lại chưa?
Người đầy tớ: - Gọi rồi đấy ạ. Nhưng thợ điện người ta bảo trời mưa to quá, chưa có thể chữa. Ngày mai họ sẽ tới vậy.
Phác Viên: - Thế không nguy hiểm ư?
Người đầy tớ: - Bẩm có nguy hiểm lắm chứ ạ. Vừa rồi con chó anh cả con chạy qua chạm phải dây bị điện rút là chết tức tươi. Hiện giờ chỗ ấy đã chằng qua một sợi dây phía ngoài. Không ai đi vào đâu ạ.
Phác Viên: - ờ... ờ... ờ. Vừa rồi mày bảo mấy giờ rồi nhỉ?
Người đầy tớ: - Gần hai giờ sáng rồi đấy ạ. Bẩm cụ định đi nghỉ?
Phác Viên: - Mày lên mời bà xuống đây.
Người đầy tớ: - Bà con ngủ yên giấc rồi ạ.
Phác Viên: - Thế anh Hai đâu?
Người đầy tớ : - Anh con cũng ngủ từ lâu rồi ạ.
Phác Viên: - Thế mày tìm xem anh Cả ở đâu?
Người đầy tớ: - Anh con xơi cơm xong là đi ngay đến giờ chưa thấy về. (Im lặng trong một lát)
Phác Viên: (Đi tới nơi chiếc xô pha ngồi xuống) - Làm sao không có một đứa nào trong phòng này cả, ấy nhỉ?
Người đầy tớ: Bẩm vâng, không có ai hết, cả nhà đều đi ngủ cả rồi.
Phác Viên: - Thế thì được rồi, cho mày đi ngủ đi.
Người đầy tớ: - Bẩm cụ còn cần gì nữa không?
Phác Viên: - Thôi tao chả cần gì nữa.
(Người đầy tớ đi ra phía cửa giữa. Phác Viên đứng dậy đi qua lại mấy bước trong phòng, rồi đứng lại trước cái tủ gương bên phải, cầm chiếc ảnh Thị Bình vặn to đèn lên xem. Xung đi từ phía phòng ăn đi ra).
Xung: (Không ngờ giờ này bố còn thức) - Ba!
Phác Viên: (Mừng rỡ) - Kìa con... con chưa ngủ kia à?
Xung: - Vâng, chưa ạ.
Phác Viên: - Con tìm ba phải không?
Xung: - Không ạ, con tưởng mợ con ở đây.: - Anh con xơi cơm xong là đi ngay đến giờ chưa thấy về.
(Im lặng trong một lát)
Phác Viên: (Đi tới nơi chiếc xô pha ngồi xuống) - Làm sao không có một đứa nào trong phòng này cả, ấy nhỉ?
Người đầy tớ: Bẩm vâng, không có ai hết, cả nhà đều đi ngủ cả rồi.
Phác Viên: - Thế thì được rồi, cho mày đi ngủ đi.
Người đầy tớ: - Bẩm cụ còn cần gì nữa không?
Phác Viên: - Thôi tao chả cần gì nữa.
(Người đầy tớ đi ra phía cửa giữa. Phác Viên đứng dậy đi qua lại mấy bước trong phòng, rồi đứng lại trước cái tủ gương bên phải, cầm chiếc ảnh Thị Bình vặn to đèn lên xem. Xung đi từ phía phòng ăn đi ra).
Xung: (Không ngờ giờ này bố còn thức) - Ba!
Phác Viên: (Mừng rỡ) - Kìa con... con chưa ngủ kia à?
Xung: - Vâng, chưa ạ.
Phác Viên: - Con tìm ba phải không?
Xung: - Không ạ, con tưởng mợ con ở đây.
Xung: - Không thấy ạ, con gõ cửa mãi, nhưng cửa khoá... à! Mà có lẽ mợ con ở trong phòng cũng nên... Thưa ba, con đi vào.
Phác Viên: - Này con, Xung. (Xung đứng lại) Con hẵng đứng đây tí đã.
Xung: - Thưa ba có việc gì cần hỏi con?
Phác Viên: - Không có việc gì đâu. Nhưng sao con còn chưa đi ngủ kia?
Xung: - Vâng, hôm nay con thức khuya quá, con sẽ đi ngủ ngay.
Phác Viên: - Hồi chiều, ăn cơm xong, con đã đưa thuốc ông đốc-tờ Kook cho mợ uống chưa?
Xung: - Rồi đấy ạ.
Phác Viên: - Con có quần vợt không?
Xung: - Có đấy ạ.
Phác Viên: - Thích chứ?
Xung: - Vâng, thích ạ.
Phác Viên: (Đứng dậy cầm lấy tay Xung) - Thế nào? Con sợ ba ư?
Xung: - Ba, vâng.
Xung: (ấp úng) - Ba... Con chẳng biết nói thế nào cả. (Im lặng trong một chốc, Phác Viên đi tới nơi chiếc xô-pha, thở dài nhè nhẹ, ngoắt Xung tới gần).
Phác Viên: (Buồn bã) - A... Hôm nay hình như ba thấy ba già hẳn đi... con có biết không?
Xung: - Thưa ba, không.
Phác Viên: - Thế con có sợ một ngày kia rồi ba sẽ chết và không ai chăm nom đến con, hay không?
Xung: - Vâng, sợ.
Phác Viên: - À! mà hồi sáng con bảo là muốn bớt tiền học của con để giúp cho đứa nào đi học ấy nhỉ? Con nói lại cho ba nghe. Để ba xem có nên cho con, thì ba sẽ cho.
Xung: - Sáng ngày con nói nhảm đấy ạ; từ rày về sau con không vớ vẩn thế nữa.
Phác Viên: - Ngày kia chúng ta dọn đến nhà mới ở, con thích chứ?
Xung: - Vâng.
Phác Viên: (Vẻ thất vọng) - Sao con nói chuyện cùng ba ít ỏi quá thế?
Xung: (ấp úng) - Vâng con... con nói không được. Chẳng là ngày thường hình như ba không thích gặp chúng con ấy... Sao hôm nay, ba có vẻ khác mọi hôm. Con... con...
Phác Viên: - ờ... ờ... Thôi con đi ngủ đi.
Xung: - Vâng, thưa ba con đi ngủ.
(Xung đi về phía phòng ăn, - Phác Viên buồn bã nhìn con đi vào, một lát sau, lại đứng dậy cầm ảnh Thị Bình ngắm, ngẩn cả người. Phồn Y im lặng đi từ phía cửa giữa vào, khoác chiếc áo mưa, ướt đầm đìa. Mái tóc ướt mất một phần, mặt trắng nhợt; đôi mắt có vẻ lạnh lùng, chán chường. - Nhìn thấy Phồn Y, Phác Viên có vẻ ngạc nhiên.)
Phồn Y: (Đứng im chỗ cửa giữa, thấy vẻ mặt của chồng, nói rất bình tĩnh) - Chưa đi ngủ kia?
Phác Viên: - Mợ đấy à? (Đi lại gần Phồn Y) Đi đâu về thế? Thằng Xung tìm mợ từ tối đến giờ.
Phác Viên: - Mưa to thế này mà đi dạo chơi thế nào?
Phồn Y: - Phải rồi. (Nói thiệt nhanh) Tôi đau bệnh thần kinh.
Phác Viên: - Tôi hỏi mợ, vừa rồi mợ đi đâu?
Phồn Y: - Ông hỏi làm gì?
Phác Viên: - Quần áo ướt hết cả thế kia, sao không đi thay đi?
Phồn Y: - Lòng tôi nóng điên lên được, phải ra ngoài kia dầm mưa cho nó mát một tí.
Phác Viên: - Đừng nói nhảm nữa! Nhưng vừa rồi mình đi đâu về?
Phồn Y: (Nhìn Phác Viên nói dằn từng tiếng) - ở trong nhà này, chả đi đâu hết.
Phác Viên: - Ở trong nhà này ư?
Phồn Y: - Vâng. Ngồi xem mưa ở ngoài vườn hoa ấy.
Phác Viên: - Xem mưa, suốt một đêm?
Phồn Y: - Vâng, dầm mưa suốt một đêm.
Phác Viên: - Này mợ, xem chừng mợ lên gác nghỉ một tí thì hơn.
Phồn Y: (Lạnh lùng) - Không cần! Ông lại cầm cái gì kia? A! Lại vẫn cái ảnh cô gái ấy. (Giơ tay đòi xem ảnh)
Phác Viên: - Mợ xem làm gì? Đẻ thằng Bình đấy mà.
Phồn Y: (Giật lấy tấm ảnh, lại đứng xem, dưới ánh đèn) - Đẻ thằng Bình đẹp đấy chứ nhỉ? (Phác Viên ngồi xuống chiếc xô pha không giả nhời) Tôi hỏi cậu: có phải thế không?
Phác Viên: - Phải.
Phồn Y: - Nét mặt trông trung hậu lạ.
Phác Viên: (Chỉ mơ màng nhìn về phía trước mặt).
Phồn Y: - Và lại có vẻ thông minh lắm!
Phác Viên: (Mơ màng) - ừ !
Phồn Y: - Còn trẻ quá nhỉ?
Phác Viên: (Vô ý thức) ừ ! Còn trẻ.
Phồn Y: (Đặt tấm ảnh xuống) - Kỳ quá! Hình như tôi đã gặp đâu rồi ấy...
Phồn Y: - Ông giữ tấm ảnh này làm gì cơ? (Phác Viên nhìn Phồn Y, không trả lời).
Phồn Y: (Lại giật lấy tấm ảnh) - Để đấy vậy. (Cười, vẻ mặt kỳ quái) Không mất đâu! Để tôi giữ cô ả hộ cậu vậy. (Buông tấm ảnh xuống giữa bàn).
Phác Viên: - Đừng vờ điên vờ nữa, mợ cứ vớ vẩn!
Phồn Y: - Tôi điên đấy. Ông để mặc tôi có được không?
Phác Viên: - Được rồi. Lên gác đi ngủ đi. Để tôi nằm đây một mình nghỉ tí xem.
Phồn Y: - Không! Tôi muốn nghỉ một mình ở đây kia, ông lên gác đi.
Phác Viên: - Tôi bảo mình lên gác mà ngủ! Đi lên đi!
Phồn Y: - Không, tôi không thích lên, tôi bảo cho ông biết, tôi không thích lên đâu! (Một lát)
Phác Viên: (Thong thả và nói khẽ) - Mình giữ cẩn thận cái này này, (Chỉ lên đầu) Nhớ lấy lời ông đốc-tờ Kook, ông ấy bảo mình phải nằm nghỉ, nói chuyện in ít chứ. Ngày mai ông ấy sẽ tới nữa. Tôi đã mời ông ấy cho mình rồi đấy.
Phồn Y: - Ngày mai... a! ngày mai! (Bình cúi đầu đi từ phía phòng ăn ra, nét mặt buồn bã, đi vào phía phòng giấy).
Bình: (Bình giật mình, ngửng đầu) - A! Ba còn chưa ngủ kia?
Phác Viên: - Con đi đâu mãi bây giờ mới về?
Bình: - Không ạ, con về những hồi nãy kia. Con vừa ra phố mua ít đồ dùng.
Phác Viên: - Giờ con định đi đâu đấy?
Bình: - Con định vào bàn giấy lấy bức thư giới thiệu của ba cho con.
Phác Viên: - Sáng mai, mày đi chuyến xe sớm chứ?
Bình: - Con sực nhớ tối nay có chuyến tầu hai rưỡi, con định đi ngay bây giờ.
Phồn Y: (Giật mình) - Đi ngay bây giờ kia à?
Bình: - Vâng.
Phồn Y: (Có vẻ sợ) - Bình định đi vội vàng thế kia ư?
Bình: - Mợ, vâng.
Phác Viên: (Ôn tồn) - Ngoài kia mưa to lắm con ạ, đi giữa đêm thế này có tiện không?
Bình: - Con định đi ngay giờ, sáng mai đến sớm, dễ gặp người ta hơn.
Phác Viên: - Thế thì thư đã viết xong, ba để ngay trên bàn trong phòng giấy ấy, con muốn đi ngay cũng được. (Bình gật đầu đi vào phía buồng giấy) Mà này! Con không phải đi (Bảo Phồn Y) Mợ đi vào trong ấy lấy cho nó.
Phồn Y: (Nhìn Phác Viên có vẻ ngại) - V... âng! (Đi vào buồng).
Phác Viên: (Nhìn theo Phồn Y, ra dáng lo) - Mợ con nhất định không chịu lên gác ngủ, chốc nữa con phải đưa mợ con lên và nhớ dặn mấy đứa hầu trông nom mợ ngủ cho cẩn thận nhé.
Bình: (Bất đắc dĩ) - Thưa ba,... vâng!
Phác Viên: (Vẻ lo lắng hơn) - Con lại đây! (Bình tới gần, Phác Viên nói khẽ) Con dặn chúng nó cẩn thận tí nhé (Buồn bã) Ngó bộ cái bệnh nó lại nặng thêm kia đấy: vừa rồi, một mình mợ mày đã đi ra mãi đâu ngoài kia mới về xong.
Phác Viên: - ừ... ngồi dầm mưa ngoài ấy một đêm ròng, đi về ướt đầm đìa, rồi nói những câu kỳ quái quá đi mất! Ba e có chuyện không hay... Ba già rồi, con ạ, ba chỉ muốn cho thế nào trong nhà được bình yên vô sự.
Bình: (áy náy) - Con tưởng câu chuyện ấy ba cũng chẳng cần làm quá nghiêm trọng làm gì, để thế rồi nó cũng xong...
Phác Viên: (Có vẻ sợ) - Không, không con ạ! Việc đời có nhiều điều mình không ngờ đến kia! Thì sao một ngày hôm nay làm cho ba sực nghĩ đến chuyện làm người quả thiệt... quả thiệt là một câu chuyện khó khăn, khó khăn hết sức! (Vẻ mệt mỏi) Bây giờ, con chịu lên mỏ làm việc, rèn luyện cho thành thân, ba rất vui lòng, con ạ. Có cái này, con nên mang theo (Dắt Bình tới nơi bàn vuông, mở hé cái cặp da cho xem). Nhưng ba dặn con nhé: đây là đồ tuỳ thân, để mà tự vệ đấy nhé! Chớ có cẩu thả dùng nhảm, không khéo mà tai bay vạ gió đấy nhé. (Khoá cặp lại) Chìa khoá đây. Khi đi thì nhớ mang theo. Đừng có quên đấy!(Cầm phong thư vào)
Phác Viên: (Mơ màng, bảo Bình) - Ừ ! Thế con đi nhé. Ba cũng phải đi nghỉ đây. (Bảo Phồn Y) à! Mợ cũng cố gắng và nằm nghỉ tí đi.
Phồn Y: - Vâng, được rồi.
(Phác Viên đi vào buồng giấy)
Phồn Y: (Đau đớn) - Thế là Bình nhất định đi đấy ư?
Bình: - Phải.
Phồn Y: - Vừa rồi ba nói gì cùng Bình đấy?
Bình: - Ba dặn tôi phải đưa mợ lên gác, mời mợ đi nghỉ.
Phồn Y: (Cười lạt) - Sao ông ấy không gọi mấy người khiêng xác tôi lên, khoá trái cửa lại có hơn không?
Phồn Y: - Bình dối tôi làm gì, tôi biết! Tôi biết tất! Ông ấy lại bảo tôi nào là bệnh thần kinh, nào là bệnh điên chứ gì! Tôi biết ông ấy muốn Bình cho tôi là điên, muốn mọi người đều cho tôi là điên hết!
Bình: - Không đâu, mợ đừng nghĩ thế.
Phồn Y: - Cả Bình nữa, Bình cũng định dối tôi à? (Giọng uất ức nói khẽ) Tôi nhìn con mắt các ngài cũng hiểu thôi mà! Hai bố con nhà anh bây giờ chỉ trông sao cho tôi hoá điên mau lên. Vắng mặt tôi, nhà các ngài, - cả hai bố con - thầm thầm lén lén, mỉa vụng tôi, nói tôi, cười tôi, bày mưu bày kế sau lưng tôi, để bẩy tôi chứ gì?
Bình: - Mợ đừng nghĩ quá đi như vậy. Để tôi đưa mợ lên gác nghỉ nhé.
Phồn Y: (To tiếng) - Tôi không cần Bình đưa, đi dịch ra! (Nói khẽ) Tôi không chịu được cái lối của ông ba Bình cứ thậm thì thậm thụt đằng sau lưng tôi, dặn Bình cẩn thận đưa cái con điên ấy lên gác!
Phồn Y: (Ngớ ngẩn) - Đi đâu kia?
Bình: - Tôi phải lên tầu, phải sắp xếp đồ lề.
Phồn Y: - Tôi hỏi Bình lúc ban tối, hồi nẫy, Bình đi đâu thế?
Bình: - Hỏi làm gì? Mợ lại không biết thừa ra rồi!
Phồn Y: - Thì lại đi đến nhà con bé ấy, chứ đi đâu nữa! (Nhìn vào mặt Bình, Bình cúi đầu).
Bình: (Sau một chốc im lặng, bỗng quả quyết nói) - ừ, tôi đến đằng ấy đấy, tôi đến đằng ấy đấy, làm gì tôi nào?
Phồn Y: (Bỗng nhụt hẳn) - Chả làm gì hết! (Cười gượng) Mà Bình này, câu chuyện lúc chiều, tôi nói lỡ miệng đấy Bình ạ, Bình đừng giận tôi nhé; tôi chỉ hỏi Bình, sau lúc lên trên mỏ thì Bình định xử trí với con Phượng thế nào?
Bình: - Lúc ấy ư?...(Bỗng nói nhanh) Thì tôi lấy nó làm vợ chứ gì nữa!
Phồn Y: - Lấy nó thiệt ư?
Bình: - Thiệt đấy.
Phồn Y: - Thế ba thì sao?
Phồn Y: - Bình này, bây giờ tôi vẫn có thể giúp cho Bình một dịp tốt.
Bình: - Thế nào?
Phồn Y: - Nếu như Bình chịu khó rốn ở lại nhà, hôm nay, thì tôi có thể giúp Bình về phía ba ấy mà.
Bình: - Bất tất. Câu chuyện này tôi cho là một câu chuyện quang minh chính đại, có thể nói cùng mọi người.
Phồn Y: - Bình ơi!
Bình: - Gì kia?
Phồn Y: - Bình biết rồi đấy, Bình đi, tôi sẽ thế nào không?
Bình: - Tôi biết thế nào được, mà biết.
Phồn Y: (Vẻ sợ hãi) - Bình nhìn thấy ba như thế mà Bình lại không biết kia ư?
Bình: - Tôi chả hiểu mợ muốn nói gì gì nữa?
Phồn Y: (Chỉ lên đầu) - Cái này này, Bình lại không hiểu ư?
Bình: - Thế nào kia?
Phồn Y: - Trước hết là cái lão đốc-tờ Kook rồi đây hằng ngày nó sẽ đến để nài tôi uống thuốc, ép tôi uống thuốc. "Uống thuốc đi! Uống thuốc đi! Uống thuốc đi!" Rồi dần dần người canh gác một lâu một nhiều vào để giam giữ tôi, như một con vật quái gở ấy! Chúng nó... sẽ. ..
Phồn Y: - Chúng nó sẽ dần dần học lấy cái giọng của ba anh ấy mà: "Cẩn thận! Cẩn thận nhé! Bà ấy điên đấy!" Đấy là những câu mà chúng nó sẽ to nhỏ cùng nhau, nói vụng cùng nhau, sau lưng tôi. Thế là dần dần đứa nào đứa nấy cũng cẩn thận, cũng giữ gìn, không dám nhìn mặt tôi nữa! Rồi cuối cùng là một chuỗi dây xích sẽ khoá kín tôi lại ở trên kia. Thế mà bảo tôi không điên thật sự thế nào được?
Bình: (Xem đồng hồ) - ấy chết! Đến giờ rồi! Thôi mợ cho tôi cái thư vậy, tôi còn về sắp xếp đồ nữa.
Phồn Y: (Giọng khẩn khoản) - Chắc đứt đi là thế rồi đó, Bình ạ! Bình nghĩ lại xem: Bình không động lòng tí nào, không thương xót tôi tí nào ư?
Phồn Y: (Giận dữ) - Thế ư? Bình quên rằng đẻ Bình xưa kia cũng đã bị ba Bình bỏ nên rồi chết tức đi đấy à?
Bình: - Đẻ tôi không như mợ đâu. Đẻ tôi hiểu ái tình là gì, đẻ tôi yêu con; đối với ba, đẻ tôi không bao giờ làm những việc không phải.
Phồn Y: - Bình dám mở miệng nói những câu như thế kia ư! Bình quên bẵng rằng ba năm trước đây, trong gian phòng này, Bình là thế nào ư? Bình quên rằng chính Bình mới thiệt là người có tội, Bình quên rằng chúng mình... Nhưng thôi tôi chả nhắc lại câu chuyện cũ làm gì nữa. (Bình cúi đầu, rùng mình, ngồi xuống chiếc xô pha, tay sờ đằng trước bụng, gân mặt căng hẳn lên. Phồn Y nhìn Bình một cách thất vọng, vừa khóc vừa nói tiếp). Này Bình ơi, tôi van Bình một lần nữa, một lần cuối cùng nữa. - Bình cũng biết xưa nay tôi có hề chịu khổ khiếu cùng ai như thế này bao giờ đâu! Nhưng lần này, tôi van Bình thương lấy tôi, thương lấy tôi với, cái nhà này tôi không tài nào chịu nổi nữa rồi! Những nỗi tủi nhục của tôi ngày hôm nay, Bình cũng đã nhìn thấy cả đấy. Những tình cảm ấy rồi đây không phải là ngày một, ngày hai mà thôi đâu! Nó sẽ kéo dài hàng tháng, hàng năm, cho đến lúc tôi chết đi mới hết! Ba Bình chán tôi, ghét tôi, ông ấy lại sợ tôi vì tôi biết rõ những câu chuyện bí mật trong đời ông. Ông ấy chỉ mong sao cho người nào cũng xem tôi như một giống quái vật, một con điên, Bình ơi!
Phồn Y: - Bình ạ, tôi không còn một ai là bà con, thân thích, không còn người nào tin cậy được nữa! Bây giờ đây tôi xin Bình, tôi xin Bình hẵng khoan đi...
Bình: - Không, không thể được!: - Bình ạ, tôi không còn một ai là bà con, thân thích, không còn người nào tin cậy được nữa! Bây giờ đây tôi xin Bình, tôi xin Bình hẵng khoan đi...
Bình: - Không, không thể được!
Bình: - Chết! Mợ nói nhảm nào!
Phồn Y: - Không, không! Bình đưa tôi đi cùng... đưa tôi đi xa chỗ này đi!... Rồi, sau này, dầu khi Bình có muốn đón con Phượng về... cùng nhau ở chung, tôi cũng vâng! Tôi chỉ cần... chỉ cần... chỉ cần đừng xa Bình là được rồi.
Bình: (Sợ hãi lùi hẳn lại đằng sau, một lát sau mới giả nhời, run cả tiếng) - Tôi... tôi cũng sợ mợ điên thiệt mất rồi!
Phồn Y: (Giọng êm thấm) - Đừng, Bình ơi! Bình đừng nói thế, chỉ có tôi mới hiểu rõ Bình, tôi biết chỗ nhược điểm của Bình mà cũng chỉ có Bình là hiểu tôi. Tính tình Bình thế nào tôi biết hết! (Cười vẻ quyến rũ, dịch tới dang tay như muốn kéo Bình lại gần) Bình lại đây, Bình ơi,.. Bình sợ gì mà?
Bình: (Nhìn Phồn Y nói ra vẻ hoảng) - ấy! Mợ đừng cười như thế! Tôi không muốn mợ cười với tôi như thế! (Tay bóp đầu, vẻ khổ não) Chao! Tôi giận tôi quá đi mất! Tôi bực vì tôi đã thế này mà vẫn còn sống, còn sống làm gì nữa kia chứ!
Bình: (Đau đớn) - Thế dễ mợ không biết rằng: những mối ái tình như vậy bất kỳ người nào biết ra người ta cũng phải chán ghét ư?
Phồn Y: - Tôi đã nói với Bình bao nhiêu lần rồi. Tôi không thấy thế, lương tâm tôi không bao giờ bực bội hết. Này Bình, lúc tối thiệt tôi có làm càn, nhưng nếu như Bình nghe lời tôi, ở nhà đừng đi đâu, thì tôi sẽ gọi con Phượng trở về.
Bình: - Thế nào kia?
Phồn Y: - Gọi nó về, vẫn còn được, không sao đâu mà?
Bình: (Bước tới trước mặt Phồn Y nói thong thả) - Mợ đi đi!
Phồn Y: - Thế nào?
Bình: - Mợ bây giờ không phải là người sáng suốt nữa, mợ lên gác đi ngủ đi thôi!
Bình: - Đúng rồi! Mợ lên gác đi!
Phồn Y: (Tuyệt vọng nói rất uất ức) - Hồi chiều tôi vừa thấy Bình cùng con Phượng, ở đằng nhà Lỗ Quý ấy.
Bình: (Thất kinh) - Thế nào? Hồi nẫy mợ vừa lại đằng ấy đấy ạ?
Phồn Y: (Ngồi xuống) - Ừ, tôi đứng cạnh nhà ấy có nửa buổi.
Bình: - Lúc nào kia?
Phồn Y: (Cúi đầu) - Tôi thấy Bình trèo cửa sổ vào nhà nó đấy.
Bình: - Rồi mợ làm gì nữa?
Phồn Y: (Nhìn về phía trước mặt) - Tôi đứng chờ trước cửa sổ ấy.
Bình: - Rồi mợ đứng đến lúc nào?
Phồn Y: - Thì cũng đến lúc Bình ra, tôi mới về.
Bình: (Đi lại cạnh Phồn Y) - Thế là chính mợ cài cái chốt ngoài cánh cửa sổ đấy phỏng?
Phồn Y: - Phải rồi.
Bình: (Căm giận) - Mợ thật là một giống quái vật, không thể ai tưởng tượng được!
Bình: - Mợ quả là một con điên!
Phồn Y: - Bình muốn thế nào?
Bình: - Tôi muốn cho con người ấy chết ngay đi! (Bình đi về phía buồng ăn, cánh cửa đóng lại đánh sầm một tiếng).
Phồn Y: (Ngồi ngẩn người, đưa mắt nhìn theo vào phía cửa buồng ăn một lúc, liếc thấy tấm ảnh Thị Bình cầm lấy nhìn một lát, đặt tấm ảnh xuống, rồi đứng dậy đi mấy bước) - Quái lạ! Biết làm sao bây giờ?
(Cánh cửa giữa bỗng hé ra, Phồn Y ngoảnh đầu lại: Lỗ Quý rón rén bước vào).
Quý: (Cúi khom lưng chào) - Bẩm bà, bà đã đỡ?
Phồn Y: (Có vẻ sợ) - Bác đến làm gì?
Quý: (Cười nịnh) - Con đến hầu thăm bà đấy thôi ạ. Con chờ mãi ngoài cửa phòng từ nẫy giờ đấy ạ.
Phồn Y: (Cố giữ bình tĩnh) - A! Vừa rồi bác chờ
Quý: (Vẻ giảo quyệt) - Nếu như bà vui lòng dàn xếp cho để con không phải vào hầu cụ ông thêm phiền thì hay lắm. (Cười lạt) Thế thì đỡ phiền cho cả mọi người. Chẳng giấu gì bà, chúng con thì chỉ xin bữa ăn thôi mà.
Phồn Y: (Vẻ không bằng lòng) - Bác tưởng rằng tôi... (Dịu giọng) Nhưng thôi, thế cũng chẳng hề gì.
Quý: (Sung sướng) - Thiệt con đội ơn bà. Vậy con sẽ xin bà truyền cho con biết ngày nào chúng con có thể giở lại nhận việc.
Phồn Y: - Ờ, thì ngày kia, hai bố con bác lại giở lại vậy.
Quý: (Chắp tay vái) - Bẩm lạy bà, phúc đức bà ban cho, con xin đội ơn. à chết! Con còn quên: bẩm bà đã thấy anh Hai con về chưa?
Phồn Y: - Chưa thấy đấy!
Quý: - Bẩm hình như vừa rồi bà có truyền cho anh con đưa tới thưởng chúng con một trăm đồng bạc thì phải?
Quý: - Bẩm... bẩm nhưng vừa lúc ấy thì thằng cả chúng con lại "hồi" món ấy đi.
Phồn Y: - Thằng cả nào kia?
Quý: - Bẩm là thằng Hải chúng con ấy mà... thằng chó chết ấy mà.
Phồn Y: - Thế nào nữa?
Quý: - Chẳng là mụ Thị Bình nhà con thực quả chưa biết rằng bà có ban cho con số tiền ấy.
Phồn Y: (Giật mình như nói một mình) - Thị Bình?... (Vẻ suy nghĩ) Thị Bình là ai kia? (Cánh cửa giữa mở hé)
Quý: (Ngoảnh cổ lại) - Ai đấy? (Hải đi vào, quần áo ướt sũng, nét mặt hầm hầm, mắt nhìn khắp bốn góc phòng có vẻ vừa mệt vừa giận. Phồn Y nhìn Hải ra dáng sợ hãi).
Hải: (Hỏi Quý) - Dượng ở đây à?
Quý: (Có vẻ tức) - Mày làm thế nào mà vào đây được?
Quý: - Mày lên đây làm gì? Con Phượng thế nào rồi?
Hải: (Lấy chiếc khăn lau nước mưa trên mặt) - Tìm mãi không thấy đâu cả. Đẻ còn chờ ngoài cửa ấy.
Quý: - Không, tao chả thấy. Kệ nó, chốc nữa nó về giờ đấy. Thôi, mày về cùng tao vậy, Công việc ở đây tao thu xếp cũng ổn rồi. Thôi được, ta đi về.
Hải: - Dượng khoan hẵng về. Dượng đi gọi hộ anh cả trong nhà ra đây, tôi tìm mãi chả được.
Quý: (Ngần ngại) - Mày muốn gì nữa kia?
Hải: - Không mà, tôi chả làm gì đâu, tôi muốn nói cùng nó mấy câu thôi.
Quý: (Không tin) - Tao xem chừng mày, mày lại muốn...
Hải: (Nhìn chằng chằng vào mặt Quý) - Có đi không thì bảo?
Quý: (Sợ) - Mà... mà này... Tao vào mời anh ấy ra đây, rồi mày chỉ nói vài câu thôi nhé.
Phồn Y: - Bác Quý, bác cứ đi gọi nó ra. Có tôi ở đây, không hề gì đâu.
Hải: - Ừ ! Dượng vào đi. Mà này: xem chừng đấy nhé! Vào trong ấy không gọi nó ra mà bỏ đi thẳng thì cẩn thận đấy nhé, về nhà tôi bảo cho! Và bảo chúng nó mở cửa cho đẻ vào với. Trời mưa to.
Quý: - Được, được, được rồi! Mà xong là tao đi thôi đấy. (Nói nhỏ) Đồ chó đẻ! (Đi vào phía buồng ăn).
Phồn Y: (Đứng lên) - Anh là ai?
Hải: - Anh con Phượng!
Phồn Y: (Dịu giọng) - Anh lại đây định gặp anh cả ư?
Hải: - Phải.
Phồn Y: - Có lẽ nó định lên tầu ngay bây giờ.
Hải: - Thế nào kia?
Phồn Y: - Ừ! Nó sắp đi ngay giờ đấy mà.
Hải: - À! Nó sắp đi ngay giờ à?
Phồn Y: - Phải rồi nó...
Bình: (Nhìn Hải) - A!
Hải: - Hay lắm! Cậu cả còn chưa đi à? Này! Anh hẵng mời bà ấy đi vào đi; tôi có chuyện cần nói riêng với một mình anh.
Bình: (Nhìn Phồn Y, Phồn Y vẫn đứng im, Bình sẽ đi đến bên cạnh, bảo Phồn Y) - Để mời mợ lên gác thì tiện hơn.
Phồn Y: - Được rồi. (Phồn Y đi về phía phòng ăn. Hải nhìn Bình mặt có vẻ căm)
Bình: (Run cả tiếng) - Đến giờ này mà anh vẫn còn đến đây cơ à?
Hải: - Nghe nói cậu cả sắp đi?
Bình: - Nhưng còn kịp chán, anh lại bây giờ cũng còn vừa, anh định làm gì kia? Tôi cũng vừa sửa soạn xong.
Hải: (Tức tối) - Sửa soạn xong cả rồi kia à?
Bình: - Phải.
Hải: (Tới sát mặt Bình) - Này! (Tát mạnh vào mặt Bình)
Bình: (Mặt chảy máu nhưng vẫn cố nén lòng giận dữ) - Mày... mày (Thò tay lấy mùi soa lau máu trên má).
Hải: (Nghiến răng) - Mày định đi nữa thôi? (Im lặng một chốc)
Bình: (Cố nhịn) - ấy là kế hoạch từ trước của tôi đấy.
Hải: (Cười độc địa) - Kế hoạch từ trước kia đấy à?
Bình: (Bình tĩnh) - Tôi thấy rằng giữa chúng mình, nhiều chỗ hiểu lầm nhau quá!
Hải: - Hiểu lầm? (Nhìn thấy máu ở tay, lau ngay vào áo) Tôi không hiểu lầm anh, tôi biết anh là một thằng hèn, là đồ khốn nạn, chỉ lo làm những trò đểu giả!
Bình: (Bình tĩnh) - Chúng mình gặp nhau hai lần đều là những lúc tôi hư thân bẳn tính, cho nên anh có thể coi tôi là người hư hỏng hết sức.
Hải: - Chối làm gì! Anh là bọn cậu cả, tâm địa anh đểu cáng hết sức. Các ngài là bọn kiếm được miếng cơm quá dễ dàng, thừa hơi thừa sức không biết dùng làm gì, thế là đi dỗ dành con gái nhà nghèo, xong đó là thôi đấy, trách nhiệm để mặc ai cả thôi mà!
Hải: (Khinh bỉ) - Cậu cả đang còn làm bộ khí khái đến thế kia! Này! Trong nhà anh ngó bộ anh còn là thông minh hơn cả đấy! Nhưng thôi! Thứ anh đáng gì mà tôi phải làm thế? Tôi dại gì mà đưa cái thân hữu dụng của tôi đi đổi lấy cái mạng chó chết của anh?
Bình: (Nhìn thẳng vào mặt Hải) - Anh tưởng hiện giờ tôi sợ anh đấy hẳn? Không, anh lầm. Tôi sợ gì anh, tôi chỉ sợ tự tôi đây này; tôi đã lầm một lần rồi, tôi không muốn lầm một lần nữa.
Hải: (Cười chế diễu) - Tôi thấy cái thứ người như anh, sống đã là lầm to rồi. Hồi nãy, nếu không có đẻ tôi, thì tôi đã thịt ngay anh rồi kia. Bây giờ đây, cái mạng anh vẫn còn trong tay tôi mà!
Hải: - A! Anh... không thích sống nữa? Nhưng anh còn quyến rũ con em của tôi, đi theo anh, theo hầu anh.
Bình: (Cười gượng) - Anh tưởng tôi ích kỷ đến thế kia ư? Anh cho tôi là người không có một tí can trường, đi dỗ dành em anh, rồi bỏ rơi nó ư? Anh không hỏi em anh xem, nó biết tôi yêu nó đến chừng nào. Tôi nói thiệt cùng anh: chỉ nhờ có nó mà lâu nay, tôi còn chút hy vọng sống lại.
Hải: - Anh nói khéo lắm!... Thế thì làm sao... làm sao anh không làm cho đường đường chính chính đi?
Hải: (Gay gắt) - A! Bởi thế cho nên một mặt thì anh thực lòng yêu nó, cùng nó làm những việc xấu hổ đến đâu cũng làm, và một mặt nữa anh lại nghĩ đến gia đình anh, đến ông chủ mỏ, ba anh. Rồi đây, người nhà nhà anh sẽ bảo anh bỏ phăng nó đi, để lấy một cô tiểu thư nào môn đăng hộ đối chứ gì?
Bình: - Thế sao anh không hỏi Phượng xem, em anh cũng biết rằng lần này, tôi sở dĩ bỏ nhà ra đi là cũng chỉ vì muốn xa hẳn ba tôi, muốn thoát ly gia đình để tìm dịp tốt mà kết hôn cùng Phượng đấy chứ!
Hải: - Anh bao giờ cũng khéo chối. Vậy chứ vừa rồi nửa đêm trời tối, anh đi lại đằng nhà chúng tôi làm gì? Anh chối nữa thôi?
Bình: (Tức tối) - Tôi không chối, tôi không cần gì chối với anh. Bây giờ đây tôi coi anh là anh của Phượng, cho nên tôi mới nói như thế. Tôi yêu Phượng, Phượng cũng yêu tôi; chúng tôi đều thanh niên, chúng tôi đều là người. Hai đứa trai gái luôn luôn gần gũi cùng nhau, thế nào cho khỏi chuyện nọ chuyện kia. Nhưng tôi chắc rồi đây thế nào tôi cũng sẽ có thể đối đãi với Phượng hết sức tử tế, tôi sẽ lấy Phượng làm vợ, tôi sẽ không bao giờ ở tệ cùng Phượng.
Bình: - Cái ấy, cái ấy... Cái ấy tôi cũng có thể nói thiệt cho anh biết, là vì có người đàn bà đã bắt buộc tôi, ép uổng tôi phải làm thế.
Hải: (Nói khẽ) - Thế nào? Lại còn người đàn bà khác nữa kia?
Bình: - Ừ, chính là cái bà anh vừa thấy ở đây hồi nãy ấy.
Hải: - Bà nào kia?
Bình: (Khổ não) - Bà ấy chính là kế mẫu của tôi đấy!... A! Một câu chuyện tôi đã vùi lấp trong lòng mấy năm trời nay không hề dám nói cùng ai hết... Con người cũng thông sách vở, cũng có giáo dục, thế mà. .. vừa gặp nhau là bà ấy bỗng đeo đẳng mối tình, rồi nhất định... Kể ra trong câu chuyện này tôi cũng có một phần trách nhiệm.
Bình: - Phượng biết chứ, tôi cũng biết là Phượng biết. (Buồn bã) Hồi ấy tôi vớ vẩn quá đi mất! Về sau, mình càng lầm lỗi lại càng sợ, càng bực, càng chán với mối tình không tự nhiên ấy, anh hiểu không? Tôi muốn xa người ta, nhưng người ta nhất định không buông tôi, nhất định bíu chặt lấy tôi. Thứ người ấy là ma, là quỷ gì ấy, tuyệt không e dè sợ hãi một tí nào? Anh có hiểu rõ không? Thiệt tôi chán chường quá đi mất! Rồi tôi say sưa nhảm nhí, tôi chỉ muốn bỏ đi, chết cũng cam lòng. Sau đó may tôi gặp được Phượng, Phượng làm cho tôi hiểu sự lẽ, cho nên một năm nay, tôi vẫn còn có sức để mà sống
Bình: - Bấy nhiêu câu chuyện mấy năm giời nay, tôi có dám nói cùng ai đâu, thế mà... (Nói thong thả) kể cũng lạ, hôm nay lại đi nói cùng anh!
Hải: (Vẻ âm thầm) - Đây có lẽ là câu chuyện nghiệp báo của cha anh cũng nên!
Bình: - Đừng, đừng nói nhảm!... Sở dĩ tôi đã nói cùng anh câu chuyện đó, là chỉ vì anh là anh ruột Phượng và tôi cũng muốn cho anh tin rằng tôi thực lòng, muốn anh tin là tôi không hề lừa dối Phượng mà thôi.
Hải: - Vậy thì anh định lấy con Phượng thiệt phải không? Anh cũng biết nó là một đứa con gái đần hết sức, nó không thể lấy một người nào khác nữa đâu.
Bình: - Ừ ! Hôm nay tôi đi, chừng vài tháng nữa tôi sẽ về đón Phượng lên.
Hải: - Nói thế thì nói, chứ ai tin được miệng lưỡi các người, các người là con chủ mỏ!
Hải: - Đưa cho tôi làm gì? Tôi chả thừa hơi đọc những cái ấy rồi.
Bình: (Nghĩ ngợi một chốc ngẩng đầu lên) - Thế thì bây giờ tôi cũng chẳng còn chứng cớ gì khác nữa. Nhưng trong cái túi rết của anh kia, đang còn khí giới giết người được đấy. Anh không tin tôi, thì đây, tôi vẫn còn ở trong tay anh.
Hải: - Chao! Cậu Cả, cậu tưởng tôi đã tha cho cậu rồi đấy hẳn? Cậu tưởng như thế là thằng này đã hài lòng thật sự rồi đấy hẳn,(Rút khẩu súng ra).
Bình: (Thất kinh) - Anh muốn gì kia?
Hải: - Tôi muốn giết ngay anh chứ gì nữa! (Chĩa mũi súng vào Bình) Thứ người như anh thiệt không đáng sống tí nào.
Bình: - Được rồi! anh cứ bắn đi! (Nhắm mắt).
Hải: - Nhưng thôi!... (Thở dài đưa súng cho Bình) Cứ mở mắt ra mà nhìn!
Hải: (Buồn bã) - Chả thế nào hết! Các cụ già bao giờ cũng lẩn thẩn. Tôi biết đẻ tôi, con Phượng là tính mạng của đẻ... Bây giờ tôi chỉ cần một điều là anh bảo con Phượng chăm nom lấy bà cụ; thì tôi sẽ tha chết cho anh. Có thế thôi!
(Bình định nói nữa nhưng Hải gạt tay không nghe)
Hải: - Bây giờ, thì anh hẵng vào gọi con Phượng ra đây hộ tôi.
Bình: - Thế nào cơ?
Hải: - Gọi con Phượng ra đây. Nhất định là nó còn ở trong nhà nhà anh chứ đâu.
Bình: - Không, không! Phượng nó vẫn còn ở đằng nhà chứ?
Hải: - Đâu? Đẻ tôi và tôi đi tìm nó giữa mưa giữa gió có ngót hai giờ đồng hồ mà chả thấy. Bởi vậy tôi mới nhất định là nó tới đây.
Bình: - Thế là hai giờ nay, Phượng đi giữa cơn giông, nó... nó đi vào đâu mới được chứ?
Bình: (Bỗng ra vẻ sợ hãi) - Chết rồi! Không khéo nó lại...
Hải: - Anh cho là nó... không chả có lẽ. Không! Tôi chắc nó chả có gan ấy đâu!
Bình: (Rùng mình) - Có thể lắm, chứ chả không đâu! Anh không hiểu Phượng. Nó trọng danh giá lắm kia! Mà nó lại to gan nữa. Nó... nhưng lẽ nào Phượng lại không gặp tôi đã, lẽ nào nó lại đi... liều mình như vậy?
(Im lặng trong chốc lát)
Hải: (Đột ngột) - Thôi! Anh đừng vờ nữa! Anh lại định dối tôi. Anh nói thiệt đi: nó ở trong nhà nhà anh, nó ở trong nhà nhà anh ấy! (Tiếng huýt sáo nho nhỏ bên ngoài)
Bình: (Đưa tay bảo Hải đừng nói) - Im! Đừng ồn! (Tiếng huýt sáo nghe gần lại, Bình mừng rỡ) Phượng, Phượng đây rồi, tôi nghe rõ!
Hải: - Thế nào?
Bình: - Tiếng Phượng huýt sáo đấy. Mỗi lần chúng tôi gặp nhau đều huýt sáo như thế!
Bình: - Chắc là ở trước vườn hoa ấy. (Bình hé cửa sổ, huýt sáo... tiếng huýt sáo bên ngoài nghe lại gần hơn)
Bình: (Ngoảnh lại bảo Hải) - Đúng là Phượng rồi. (Tiếng gọi nơi cửa giữa)
Bình: - Bây giờ anh hẵng lánh qua phòng này một chốc. Phượng nó không hề tưởng là anh ở đây. Đừng để nó thấy anh; nó sợ, tội nghiệp! (Đưa Hải đi về phía phòng ăn, Hải đi vào)
Tiếng Phượng: (Phía bên ngoài nói rất khẽ) - Anh Bình! Anh Bình!
Bình: (Chạy nhanh đến cửa giữa) - Phượng! (Mở cửa) Vào đây.
(Phượng đi vào, đầu tóc tán loạn, áo quần ướt sạch, nước mắt lẫn nước mưa trên má, rét run cả mình, hàm răng đánh cầm cập, đứng ngẩn người nhìn Bình một lúc)
Bình: (Cảm động) - Em Phượng!
Phượng: (Vẻ sợ hãi) - Không có ai trong này chứ?
Bình: (Vẻ thương xót) - Không ai hết! (Cầm tay Phượng).
Phượng: - Anh ơi! (Ôm lấy Bình khóc nức nở)
Bình: - Thế nào? Tại sao mà Phượng đến thế này hở Phượng? Sao Phượng lại tới đây tìm anh? Đi vào lối nào?
Phượng: - Em đi vào lối cửa sau.
Bình: -
Phượng: - Không, anh ơi! (Khóc sùi sụt) Để em nhìn anh tí đã!
Bình: (Đưa Phượng đến chiếc xô-pha, ngồi xuống một bên) - Em Phượng! Hồi nãy em đi đường nào?
Phượng: (Nhìn Bình, nuốt nước mắt) - Anh Bình ơi! Anh đang còn ở đây, em tưởng chừng như em đã xa anh ngót một năm trời rồi.
Bình: - Em Phượng tội nghiệp của anh, sao em lại điên thế? Em vừa đi đâu kia hở, em điên rồ của anh?
Bình: (Cầm tay Phượng) - Phượng!
Phượng: - ... Thế mà chẳng biết vì sao tìm chẳng thấy con sông ở đâu cả!
Bình: - A! Thiệt anh tệ với Phượng quá đi mất, Phượng tha lỗi cho anh nhé! Em tha lỗi cho anh, em đừng trách anh, em Phượng nhé!
Phượng: - Anh ạ, em cứ lần mò đi như thế mà rồi rút cục lại đâm đầu vào đây; em chạy đến chỗ vườn hoa, nơi cột điện gẫy, em bỗng nghỉ đến chuyện chết quách cho xong. Em biết rằng, chỉ đụng vào nơi dây điện một tí thôi, là em có thể quên hết mọi sự. Nhưng rồi em lại thấy ngọn đèn trên cửa sổ buồng anh, thế là em chắc rằng anh còn ở nhà. Em lại nghĩ ngay rằng không nên chết như vậy, rằng em không thể chết một mình, em không xa anh được, em nghĩ rằng chúng ta có thể cùng nhau đi, chúng ta phải cùng nhau đi xa hẳn chốn này... Anh Bình ơi! Anh...
Bình: (Nghĩ ngợi) - Phải! Chúng mình sẽ đi xa, xa hẳn chỗ này.
Bình: (Nghĩ ngợi một lúc, lắc đầu) - Không! Không!
Bình: (Nhìn Phượng) - Không, không!... Chúng ta phải đi ngay bây giờ đi thôi.
Phượng: (Ngờ vực) - Thế nào? Đi ngay bây giờ?...
Bình: (Chứa chan ân ái) - ừ. Trước kia anh định đi một mình lên trước đã, rồi sẽ đón em lên sau. Nhưng bây giờ không cần.
Phượng: - Thiệt nhé! Cùng đi nhé!
Bình: - Ừ, thiệt hẳn chứ!
Phượng: (Sung sướng, đứng dậy cầm tay Bình hôn, gạt nước mắt) - Thiệt nhé! Thiệt nhé! Anh Bình nhé! Anh là người tốt lòng, anh là người tốt lòng nhất trong thiên hạ, anh là... anh của em, anh vừa cứu em sống.
Bình: (Vẻ cảm động, lấy khăn lau nước mắt) - Phượng, từ nay về sau chúng mình sẽ mãi mãi ở cùng nhau một chỗ, không bao giờ xa nhau nữa.
Phượng: - Ừ ! Thế thì chúng mình đi xa hẳn chỗ này, và sẽ cùng nhau ở chung mãi.
Phượng: - Người nào kia?
Bình: - Anh Phượng ấy!
Phượng: - Anh Hải ấy à?
Bình: - Ừ, Hải tìm Phượng, Hải đang ngồi trong phòng ăn này.
Phượng: (Sợ hãi) - Không, không! Anh đừng gặp anh ấy. Anh ấy giận anh lắm. Anh ấy có thể giết anh được kia! Thôi đi đi, chúng ta đi ngay đi!
Bình: (An ủi) - Anh đã gặp Hải rồi... Thế nào chúng mình cũng phải gặp qua Hải một lần... Không có chúng mình đi cũng không lọt kia.
Phượng: - Nhưng anh ạ; anh... (Bình chạy vào phía buồng ăn)
Bình: - Anh Hải! Anh Hải đâu rồi!... Kìa! Vừa ở đây lại đi đâu rồi? Lạ quá! Có lẽ lại đi ra đằng cửa kia chắc!
Phượng: (Chạy lại gần Bình khẩn khoản) - Thôi, kệ anh ấy, chúng mình đi đi thôi anh ạ! (Kéo Bình đi về phía cửa giữa) Chúng mình cứ thế này đi đi thôi!
(Sau hai giờ chạy tìm con giữa mưa, Thị Bình đã khác hẳn người hồi nãy, quầng mắt sâu hóp hẳn vào, Thị Bình chỉ đứng nhìn xuống, vẻ đau khổ và thất vọng, mái tóc vẫn còn ướt nhiều chỗ, tay run, đi chậm chạp; khi nói tiếng khản hẳn đi).
Phượng: (Sợ hãi) - Ấy, đẻ! (Rụt rè) (Thị Bình nhìn con rất đau đớn)
Thị Bình: (Đưa tay vẫy con) - Phượng ơi! Con đi tới đây.
Phượng: - Đẻ ơi! đẻ ơi! (Chạy tới, quỳ xuống ôm lấy gối Thị Bình)
Thị Bình: (Vuốt đầu Phượng) - Con, con tội nghiệp của đẻ ơi!
Phượng: (Khóc thất thanh) - Đẻ ơi! Đẻ tha thứ cho con, đẻ tha thứ cho con, đẻ nhé!
Thị Bình: (Dìu Phượng dậy) - Sao con không nói cho đẻ rõ từ trước hở con?
Thị Bình: (Đau đớn, vẻ mặt âm thầm) - Thôi thì cũng chỉ vì đẻ con vớ vẩn; lẽ ra đẻ phải nghĩ đến sự tình này từ trước thì hơn. Nhưng nào đẻ có ngờ đây là lại có những câu chuyện thế này; là con cái tôi lại vập lấy cảnh éo le thế này! Con ạ, cái kiếp đẻ con khổ quá, nhưng các con...
Hải: - Thôi đẻ ạ, đi về đi, Phượng, mày cũng hẵng cùng về một thể đã... Con đã (Chỉ vào Bình) bàn cùng Bình rồi. Bình sẽ đi trước, rồi đón Phượng lên sau.
Thị Bình: (Mơ màng) - Chết! Ai bảo thế? Ai bảo thế?
Hải: - Đẻ ạ, con hiểu ý đẻ, Nhưng cũng chẳng có thể làm thế nào khác. Thôi thì để cho chúng nó cùng đi đi thôi, đẻ ạ.
Thị Bình: (Ngớ ngẩn ngồi xuống) - Thế nào? Để cho chúng nó đi thế nào?
Thị Bình: (Run cầm cập, cầm tay Phượng) - Phượng, thế con... con định đi cùng nó ư?
Phượng: (Cúi đầu, nắm chặt tay Thị Bình) - Đẻ, thì con cũng đành phải đi xa chỗ này đi thôi. Biết thế nào bây giờ?
Thị Bình: - Chúng con cùng nhau ăn, ở một chỗ thế nào được?
Hải: - Đẻ, sao thế hở đẻ?
Thị Bình: - Không, không được mà!
Phượng: (Khẩn khoản) - Đẻ ơi!
Thị Bình: (Kéo Phượng đi) - Thôi, đi về thôi, con ạ! (Bảo Hải) Con đi ra gọi cái xe, con Phượng chắc là bước không được nữa, chúng ta đi về, đi về thôi, nhanh lên, con!
Phượng: - Đẻ ơi, đẻ nỡ lòng nào!
Thị Bình: - Không, không xong, đi về, đi về nhà thôi, con ạ!
Phượng: - Đẻ ơi! Đẻ nhất định muốn cho con chết ngay trước mắt đẻ sao?
Hải: - Đẻ, thiệt con chẳng hiểu vì sao mà lần này đẻ...
Thị Bình: (Gắt) - Con đi ra thuê xe cho đẻ đi! (Bảo Phượng) Này, Phượng này, con nghe đây: thà đẻ không có con nữa còn hơn là đẻ để cho con cùng nó ăn ở một chỗ... Thôi ta đi về, đi về... (Hải vừa ra tới cửa, Phượng la lên một tiếng)
Phượng: - Trời ơi! Đẻ ơi! Đẻ ơi! (Ngất đi, ngã vào lòng Thị Bình).
Thị Bình: (Ôm lấy Phượng) - Con tôi ơi! Con...
Bình: - Phượng bị ngất rồi!
(Thị Bình sờ trán con, gọi khẽ: "Phượng! Phượng ơi!" khóc nức nở, Bình chạy vào phía buồng ăn),
Hải: - Không cần... không cần phải đi đâu làm gì, có tí nước lã là được rồi, từ bé nó vẫn thế.
Thị Bình: (ép nước lã vào mặt Phượng) - Phượng ơi! Con đẻ ơi! con tỉnh lại, con tỉnh lại đi!
Phượng: (Mở mắt dần dần, thở ra một hơi dài) - A! Đẻ ơi!
Thị Bình: - Này con đẻ, con đừng trách đẻ nhẫn tâm; đẻ khổ, đẻ không thể nói ra được.
Phượng: (Thở dài) - Đẻ...
Thị Bình: - Thế nào con, Phượng?
Phượng: (Bảo Bình) - Em phải nói hết cùng anh, để anh rõ.
Bình: - Phượng đỡ tí nào không hở Phượng?
Phượng: - Anh Bình, lâu nay em vẫn giấu anh, em không muốn nói cùng anh... (Nhìn Thị Bình vẻ xin tha thứ) Đẻ ơi! đẻ, con không tài nào mở miệng nói cùng đẻ được!
Thị Bình: - Thế nào, con nói đi!
Phượng: (Sụt sùi) - Con, con... con hiện đã có... (Khóc nức nở).
Bình: (Cầm tay Phượng) - Thế nào? Em Phượng, thiệt thế ư? Em...
Phượng: (Khóc nức nở) - Vâng.
Bình: - Từ bao giờ kia? Từ bao giờ kia?
Phượng: - Có lẽ đã ba tháng rồi.
Bình: - Vậy sao Phượng không cho anh biết hở Phượng? Phượng của anh?...
Thị Bình: (Nói khẽ) - Giời hỡi giời!
Bình: (Tới trước mặt Thị Bình) - Thôi tôi xin già, trăm sự đều tự tôi, thôi thì già đừng cố chấp làm gì nữa, tôi van già!...(Quỳ sụp xuống) Tôi van già, cho Phượng đi cùng tôi vậy. Tôi thề rằng: sau này tôi sẽ không bao giờ tệ bạc cùng Phượng, sẽ không bao giờ phụ lòng già.
Phượng: (Cũng quỳ xuống một bên Thị Bình) - Đẻ ơi! Đẻ thương... thương lấy chúng con cùng. Đẻ ừ đi một tiếng, cho chúng con đi vậy.
Thị Bình: (Ngồi xuống như dại như si, im lặng trong một chốc) - Thiệt chẳng khác nào chuyện chiêm bao! Con gái của tôi.. con gái tự mình sinh ra... Trời đất ơi! Ba mươi năm nay, tôi vất vả, khó nhọc... (úp mặt khóc xua tay) Thôi các con đi đi, từ nay đẻ không nhìn được các con nữa rồi. (Ngoảnh đầu vào phía tường)..
Thị Bình: (Bỗng quay đầu lại) - Không, không thể được! (Phượng lại quỳ xuống).
Phượng: - Đẻ ơi, đẻ lại nghĩ thế nào? Lòng con thì nhất định thế rồi, đẻ ạ. Con quyết tâm lắm rồi: bất kỳ là anh ấy đi đến đâu, thế nào hết, con cũng chỉ quyết lấy anh ấy thôi. Bình là người đầu tiên con yêu, con chỉ có thể yêu Bình. Đẻ ơi, bây giờ đã đến nông nỗi này, thì anh ấy đi đâu là con đi đấy, anh ấy ra thế nào, con cũng sẽ ra thế ấy. Đẻ ơi! đẻ cũng biết rằng: hiện giờ con...
Thị Bình: (Đưa tay bảo Phượng đừng nói nữa) - Thôi, con ơi! Con đừng nói nữa.
Hải: - Đẻ ạ, bây giờ, sự tình đã đến thế này thì đẻ cho nó đi, đi đi là hơn.
Phượng: (Lắc đầu) - Không đâu! Anh Bình ạ! (Nhìn Thị Bình) Đẻ, đẻ ơi!
Thị Bình: (Nói khẽ giọng rất âm thầm đau đớn) - A! Chỉ có giời biết ai là kẻ có tội, ai đã gây nên nghiệp chướng này!... Hai đứa chúng nó chỉ là hai đứa trẻ đáng thương. Nào chúng nó có biết là chúng làm những gì đâu! Giời ơi! Nếu như giời có muốn làm tôi thôi thì trị một mình tôi là đủ rồi. Chỉ một mình tôi là kẻ đã làm nên tội lỗi. Chính tôi là người đã lỡ bước đầu tiên. (Thảm thiết) Chúng nó là lũ trẻ ngây thơ, trong trẻo của tôi, chúng nó xứng đáng được sống mãi, được sống sung sướng mãi. Bao nhiêu oan nghiệp, đều tại lòng tôi cả, thôi thì bao nhiêu nỗi khổ, xin dành lại cho một mình tôi gánh cũng đủ rồi (Đứng dậy nhìn trời). Tối hôm nay đây, cũng chính tôi đã cho chúng nó đi cùng nhau. Tôi biết tội tôi, nhưng bây giờ tôi vui lòng vì chúng nó mà gánh hết mọi tội lỗi. Bao nhiêu ác nghiệt chỉ một mình tôi gây nên. Con cái tôi còn đầu non tuổi trẻ, lòng nó còn trong sạch... Giời đất ơi! Dầu thiệt có thế nào nữa, thôi thì cũng cho một mình tôi gánh thay cho chúng nó vậy. (Ngoảnh đầu lại) Này Phượng!...
Thị Bình: (Bình tĩnh) - Không gì đâu, con ạ. Thôi các con cùng nhau đi vậy.
Phượng: (Cảm động ôm lấy Thị Bình) - Đẻ ơi!
Bình: - Thôi chúng ta đi ngay đi. (Xem đồng hồ) Chỉ còn hai mươi nhăm phút nữa là tầu chạy rồi, để anh đi gọi chúng nó đánh xe ra, chúng ta đi nhé.
Thị Bình: - Không, Phượng này, các con đi lần này, phải âm thầm trong bóng tối mà đi, chớ làm để ai kinh động. (Bảo Hải) Hải, con ra gọi chiếc xe cho đẻ về trước, rồi con đưa hai đứa chúng nó lên tầu sau.
Thị Bình: (Bảo Phượng) - Con đẻ lại đây đẻ yêu con một tí đã. (Phượng đi tới ôm lấy Thị Bình, Thị Bình nói cùng Bình) Con cũng lại đây, để đẻ nhìn con một tí xem. (Bình đi đến, cúi đầu, Thị Bình gạt nước mắt) Thôi các con đi nhé!... Đẻ chỉ xin các con trước lúc đi phải thề cùng đẻ một điều.
Bình: - Đẻ cứ nói đi!
Thị Bình: - Các con không bằng lòng, thì đẻ quyết không cho con Phượng đi đâu.
Phượng: - Đẻ cứ nói đi, con xin vâng.
Thị Bình: (Nhìn Phượng và Bình) - Các con ra đi lần này, thì phải đi cho thiệt xa, đi mãi, đi mãi, không được trở về. Hôm nay là ngày xa nhau, dầu sống, dầu chết, từ rày các con nhất định không được gặp mặt đẻ nữa.
Phượng: (Khó chịu) - Đẻ ơi, không thể thế...
Bình: (Nháy mắt nói khẽ) - Hiện giờ đẻ còn bực bội, đẻ nói vậy, sau này đẻ thế nào cũng nghĩ lại chứ!
(Phượng quỳ xuống, chảy nước mắt, cúi đầu lạy Thị Bình, Thị Bình cố nín khóc)
Thị Bình: (Xua tay) - Thôi các con đi đi!
Bình: - Chúng mình đi về phía phòng ăn đi ra vậy, anh còn ít đồ lề trong kia.
(Bình, Phượng, Thị Bình đi về phía phòng ăn vừa đến cửa thì cánh cửa hé mở, Phồn Y đi ra, ba người đều giật mình đứng lại nhìn)
Phượng: (Thất thanh) - Kìa bà!
Phồn Y: - ấy, đi đâu vội thế? Ngoài kia giời còn sấm sét đùng đùng kia kìa!
Bình: (Bảo Phồn Y) - Một mình đứng ngoài nghe trộm chuyện người ta là nghĩa làm sao?
Phồn Y: - Ấy! Không phải một mình, còn người nữa kia! (Gọi vào phía buồng ăn) Ra đây, con!
Phượng: (Sợ hãi) - Kìa anh Hai!
Xung: (Vẻ áy náy) - Phượng!
Bình: (Buồn bã hỏi em) - Em Xung, sao em cũng vớ vẩn như vậy?
Xung: - Mợ gọi em đến đấy chứ, em có biết gì đâu.
Phồn Y: (Lạnh lùng) - Đấy, bây giờ thì mày biết rồi đấy!
Bình: (Nóng mặt bảo Phồn Y) - Mợ định làm trò gì mới được chứ?
Phồn Y: (Mỉa mai) - Làm gì đâu, cho em anh lại tiễn chân anh đấy thôi!
Bình: (Tức tối) - Đê tiện đến thế là cùng!
Xung: - Kìa anh!
Bình: - Xin lỗi em... (Nhìn vào mặt Phồn Y) Nhưng thiệt trên đời này, không có một bà mẹ nào như thứ người ấy!
Xung: (Ngớ ngẩn) - Mợ, việc gì thế này?
Phồn Y: - Mày nhìn lấy đấy, thì biết. (Hỏi Phượng) Phượng định đi đâu kia?
Bình: - Không giấu diếm nửa lời! Cứ nói vào mặt cho người ta biết, nói toạc ra, cho người ta biết chúng mình sẽ cùng nhau đi!
Xung: - Thế nào, Phượng, Phượng định đi cùng anh Cả ư?
Phượng: - Vâng, anh Hai ạ, tôi, tôi đã...
Xung: - Thế sao Phượng không cho tôi biết?
Phượng: - Không phải tôi giấu anh. Tôi đã nói cùng anh rồi chứ. Tôi đã bảo anh rằng anh đừng đeo đẳng cùng tôi vì rằng tôi... tôi đã...
Bình: (Bảo Phượng) - Tội gì mà Phượng phải nói thế? Cứ nói thẳng vào mặt cho chúng nó nghe! (Chỉ vào Phồn Y) Nói cho nó biết rằng Phượng sẽ lấy tôi!
Xung: - Phượng ơi! Thế là Phượng...
Phồn Y: (Bảo Xung) - Đấy, bây giờ mày biết rõ sự tình rồi đấy. (Xung cúi đầu).
Bình: (Bảo Phồn Y) - Bà thiệt là một người đàn bà không còn một tí gì nhân tâm nữa! Bà tính là con bà sẽ vì bà mà... đi phá đám chúng tôi chắc! (Bảo Xung) Em Xung, em nói đi, em nghĩ thế nào, em cứ nói cho anh nghe, em định làm gì anh, em nói đi cho anh nghe.(Xung nhìn Phồn Y, lại nhìn Phượng, rồi cúi đầu).
Xung: (Ngẩng đầu lên) - Không, không đâu mợ ạ! (Nhìn Phượng, cúi đầu xuống) Cái ấy chỉ là tuỳ lòng Phượng, con không nói gì hết.
Bình: (Đi tới gần Xung, cầm tay Xung) - Em Xung, tâm hồn của em bao giờ cũng trong trẻo, sáng sủa.
Xung: - Không, không phải thế! Nhưng dường như giờ đây tôi mới hiểu rằng.. là xưa kia có lẽ tôi không thiệt yêu Phượng... Lâu nay chẳng qua tôi... tôi... tôi nói nhảm mà thôi. (Nhìn Bình, thấy Bình nét mặt hớn hở, nói tiếp, rụt rè) Thôi thì, anh đem Phượng đi vậy, em chỉ mong anh bao giờ cũng sẽ rất tử tế với Phượng..
Xung: (Đau đớn) - Mợ, mợ thế nào thế hở, mợ?
Phồn Y: - Thôi, mày đừng nhận mợ mày là mẹ nữa? Mợ mày đã chết từ những bao giờ rồi kia! Mợ mày đã bị ba mày dầy vò chết, chết từ những bao giờ rồi kia! (Gạt nước mắt) Tôi đau, tôi khổ đã mấy năm giời nay rồi. Trong cái nhà chết người này, tôi hầu hạ một ông Diêm Vương đã mười tám năm giời nay. Mặc dầu, quả tim tôi vẫn chưa chết hẳn. Ông ấy chỉ trông sao cho tôi sinh ra thằng Xung, nhưng lòng tôi, đời người tôi vẫn là của tôi chứ! (Chỉ vào Bình) Chỉ có một mình nó là có thể yêu một người như tôi, nhưng bây giờ nó không yêu, nó không nghĩ gì đến tôi nữa!
Bình: - Em để vậy, kệ bà ấy, lại lên cơn điên rồi đấy!
Phồn Y: - Thôi, anh đừng học giọng nói của ba anh nữa. Đồ giả dối! Không điên!... Tôi không điên bao giờ! Tôi muốn Bình nói đi, tôi xin Bình hẵng nói trắng ra cho mọi người rõ... đây đã đến hơi thở cuối cùng của tôi rồi.
Bình: - Mợ bảo tôi nói gì? Tôi xem chừng mợ nên lên gác nghỉ đi là hơn.
Phồn Y: (Cười lạt) - Thôi, Bình đừng vờ nữa, Bình cứ nói trắng ra cho mọi người biết rằng tôi không phải kế mẫu của Bình!... (mọi người đều tỏ vẻ lạ lùng kinh sợ).
Phồn Y: - Nói đi, nói cho mọi người biết đi, nói cùng con Phượng cho nó rõ với.
Phượng: - Đẻ ơi! (Chạy sập vào lòng Thị Bình).
Phồn Y: - Mày nhớ lấy, chính mày mới là người dối em mày... Mày đã dối tao, mày mới thiệt là người lừa dối ba mày!
Bình: (Nói với Phượng) - Kệ thây bà ấy, cơn điên lại lên rồi! Thôi chúng mình đi ngay đi.
Phồn Y: - Đi đằng nào? Cửa lớn khoá rồi. Ba anh xuống đây bây giờ đấy, tôi đã cho người đi mời rồi.
Thị Bình: - Giời đất ơi! Giời đất!
Bình: - Mợ định làm gì mới được?
Phồn Y: (Lạnh lùng) - Chả làm gì sốt, chỉ để cho ba anh nhìn thấy nàng dâu chính đính của cụ, trước khi hai vợ chồng anh lên đường mà thôi! (La to) ông Phác Viên đâu rồi! ông Phác Viên ơi!
Xung: - Mợ ơi! mợ đừng làm thế!
Thị Bình: (Hoảng) - Phượng, Phượng ơi, ra ta về đi, con.
Phồn Y: - Rồi hẵng! Ông ấy ra đây rồi. (Phác Viên từ phía buồng giấy đi ra, mọi người đứng im)
Phác Viên: - Mợ la gì om sòm lên làm vậy? Khuya rồi còn chưa lên gác đi ngủ đi?
Phồn Y: - Tôi mời ông ra tiếp bà con họ nhà gái.
Phác Viên: (Thấy Thị Bình và Phượng, giật mình) - A! Mụ... Các người làm gì thế này?
Phồn Y: (Kéo tay Phượng đến trước mặt Phác Viên) - Đây! Nàng dâu của ông đây, nhìn xem! (Chỉ Phác Viên, bảo Phượng) Chào ba đi chứ! (Chỉ Thị Bình, bảo Phác Viên) Bà cụ già này chắc ông cũng biết là ai rồi.
Thị Bình: - Ấy! Bà...
Phồn Y: - Và Bình cũng lại đây. Tiện có mặt ông cụ, Bình lễ bà nhạc đi!
Bình: (Khổ sở) - Thưa ba con... con...
Phồn Y: (Giật mình) - Chết! Thế nào cơ?
Thị Bình: (Hoảng hốt) - Không, không phải mà, cụ nhớ nhầm rồi.
Phác Viên: (Hối hận) - à! Bà Thị Bình, tôi cũng vẫn mong là bà sẽ giở lại một lần nữa.
Thị Bình: - Không, không đâu. (Cúi đầu) A! Giời đất ơi!
Phồn Y: (Ngạc nhiên) - Thị Bình? Thế nào, bà này tên là Thị Bình ư?
Phác Viên: - Ừ, (Chán ngán) Thôi mợ đừng hỏi gạn làm gì nữa. Chính bà này là đẻ thằng Bình, là người đã chết ba mươi năm nay rồi đấy.
Phác Viên: - A! Giời ơi!
(Im lặng trong một lát, Phượng la lên một tiếng và nhìn Thị Bình. Thị Bình cúi đầu. Bình ngẩn người, bối rối đứng nhìn Phác Viên và Thị Bình, Phồn Y dường như cảm thấy rằng: ngoài bản thân mình còn có một số người khác mà vận mạng lúc này cũng đang bị đe doạ. Phồn Y đi dần dần đến bên Xung và nhìn con một cách ân hận).
Bình: (Điên cả người) - Không phải! Ba, ba bảo con đi ba bảo con là không phải đẻ con đấy.
Phác Viên: - Đồ hỗn! Bình! Không được nói nhảm. Dầu đẻ con có khổ sở một đời chăng nữa, thì cũng vẫn là đẻ của con.
Bình: (Đau đớn) - Ba ơi! Giời ơi!
Phác Viên: - Con hãy thấy rằng còn cùng con Phượng là cùng một mẹ mà lấy làm nhục. Con chớ quên nhân luân, thiên tính, con ạ.
Phượng: (Đau đớn nói cùng Thị Bình) - Đẻ ơi!
Phác Viên: - Bình, con đừng trách ba. Đây là cái tội lỗi rất lớn trong đời của ba. Nào ba có bao giờ ngờ rằng đẻ con ngày nay vẫn còn sống và hôm nay lại tìm đến đây! Thôi thì cũng chỉ có thể nói là giời xanh xui khiến... (Bảo Thị Bình). Bây giờ tôi già rồi. Hồi chiều, sau lúc tôi giục bà về Tế
Bình: (Nói cùng Thị Bình) - Vậy, đẻ, đẻ là...
Thị Bình: - Con ơi... (Khóc sùi sụt).
Phác Viên: - Bình, con quỳ xuống lạy đẻ con đi. Con đừng tưởng là giấc chiêm bao, chính đẻ con đấy.
Phượng: (Mê mẩn, hoảng hốt) - Đẻ ơi, lẽ nào lại thế hở đẻ? (Thị Bình không giả nhời chỉ nức nở khóc)
Phồn Y: (Hối hận bảo Bình) - Bình, tôi... thiệt tôi không hề tưởng đến sự tình lại... lại ra thế này, Bình...
Bình: (Nói cùng Phác Viên) - Ba! (Nhìn Thị Bình) Đẻ!
Phượng: (Nhìn Bình) - Giời ơi! (Chạy ra phía cửa giữa, Bình ngồi sụp xuống chiếc xô pha, Thị Bình đứng ngẩn người).
Phác Viên: (Đi đến trước mặt Bình) - Này con, Bình, câu chuyện là thế nào?
Bình: - Ba, ba sinh ra con làm gì hở ba?
(Xa xa nghe tiếng Phượng la ré thảm thiết, rồi nghe tiếng Xung gọi Phượng, cuối cùng tiếng Xung cũng hét lên nghe ghê người)
Thị Bình: (Nói cùng một lúc với Phồn Y) - Phượng ơi! Con thế nào thế, hở con?
Phồn Y: - Con tôi, con tôi đâu? Thằng Xung tôi đâu rồi? (Hai người cùng chạy ra phía cửa giữa).
Phác Viên: (Lật đật chạy đến cửa sổ, vén màn cửa kính, nhìn ra ngoài, run cả tiếng) - Thế nào? Thế nào kia? (Một người đầy tớ chạy từ phía cửa giữa vào).
Phác Viên: - Gì cơ? Nói nhanh lên!
Người đầy tớ: (Thất thanh) - Bẩm... bẩm... cô Phượng... cô Phượng... chết rồi...
Phác Viên: - Thế anh Hai đâu?
Người đầy tớ: - Bẩm... bẩm... anh Hai cũng... mất rồi.
Phác Viên: (Run tiếng) - Không... Không thể... không thể!... Thế nào?
Người đầy tớ: - Bẩm... bẩm... Số là cô Phượng chạy vấp vào cái dây điện ngoài kia, anh Hai con không biết cũng chạy tiếp tục lại níu lấy cô Phượng, hai người cùng... bị điện giật chết cả hai.
Phác Viên: (Cơ hồ ngất đi) - Lẽ nào!... Lẽ nào lại đến thế?... Không có thể, không thể thế được...
(Phác Viên cùng người đầy tớ đi ra. Bình từ phía buồng ăn đi vào, mặt trắng nhợt nhưng có vẻ bình tĩnh, đi tới chỗ bàn, rút lấy khẩu súng trong cặp, rồi thong thả đi vào phía buồng giấy. Ngoài kia, tiếng người ồn ào, tiếng khóc, tiếng la, tiếng gọi. Thị Bình đi từ phía cửa giữa vào, sắc mặt xang nhợt. Một người đầy tớ đi theo sau, tay cầm ống điện).
Thị Bình: - Tôi không tài nào khóc được nữa!
Người đầy tớ: - Đành thế, biết làm thế nào?... Nhưng bà muốn khóc thì cứ việc khóc.
Thị Bình: - Không, không! Tôi... Tôi...
(Cửa giữa mở to, nhiều người đầy tớ đi theo Phồn Y vào, mặt Phồn Y có vẻ cười dở, khóc dở) (Một người đầy tớ ở mé ngoài) - Bẩm bà, xin mời bà đi vào, bà đừng đứng nhìn nữa.
Phồn Y: (Bị mấy người đầy tớ dẫn vào phía cửa giữa đứng tựa cửa nhìn ra, vẻ mặt rất quái gở) - Xung ơi! Con mợ ơi! Sao con lại há miệng ra thế kia, hở con? Làm sao mà con cứ nhìn trừng trừng vào mặt mợ mà cười làm vậy hở con?... Xung ơi! Con mợ ơi! Con ngớ ngẩn của mợ ơi!
(Một người đầy tớ già) - Thôi để mời bà đi vào nhà cho. Người bị điện giật cháy khô đi thế này không có cách nào nữa!
Phồn Y: (Đi vào khóc khản cả tiếng) - Xung ơi! Con mợ ơi! Con yêu của mợ... Vừa hồi nãy đây, con đang sống đây kia mà, sao bây giờ con đã chết rồi, sao con chết được thảm thiết thế hở con?
Phác Viên: - Mợ bình tĩnh lại một tí. (Lau nước mắt)
Phồn Y: (Vẻ mặt cười gằn) - Xung ơi! Con mợ ơi, con chết đi cũng phải. Con chết đi cũng phải! Mợ con hư hốt đến thế, con chết đi cũng phải? (Ngoài cửa tiếng mấy người đầy tớ giằng co cùng Hải)
Phác Viên: - Đứa nào đấy? Đứa nào mà lúc này còn gây bậy ngoài kia?
(Người đầy tớ đi ra hỏi, ngay lúc ấy một người đầy tớ khác đi vào).
Phác Viên: - Việc gì mà ngoài kia om sòm lên làm vậy?
Người đầy tớ: - Bẩm cụ lại cái bác Hải hồi trưa ấy ạ! Hắn lại vừa đến gây chuyện với chúng con.
Phác Viên: - Bảo nó vào đây.
Người đầy tớ: - Bẩm cụ, nó đấm, nó đá chúng con. Bọn chúng con có mấy người vừa bị thương kia đấy ạ. Bây giờ nó nhẩy qua cửa sau đi mất rồi.
Phác Viên: - Nó đi rồi ư?
Người đầy tớ: - Bẩm cụ vâng.
Phác Viên: (Ngẫm nghĩ một lúc) - Đuổi theo nó đi, đuổi theo gọi nó trở lại đây.
Người đầy tớ: - Bẩm cụ, vâng.
(Bọn đầy tớ cùng nhau đi ra, trong phòng chỉ còn Phác Viên, Thị Bình và Phồn Y).
Phác Viên: (Đau đớn) - Ta bỏ mất một đứa con rồi, không thể bỏ nốt thằng nữa. (Cả ba người ngồi xuống).
Phác Viên: (Cảm thấy lạnh lùng, tịch mịch) - Mới ngần ấy tuổi đầu, mà... thế là nó đi, đi trước cả bọn mình nữa... Bây giờ còn lại mấy mạng già này nữa thôi...(Giật mình) à! Thằng Bình đâu, thằng Cả đâu? Con ơi, Bình ơi! (Không thấy giả nhời) Chúng mày đâu? Chúng mày có đứa nào ngoài ấy không? (Vẫn không ai giả nhời) Chúng mày đi tìm hộ tao đi, tìm thằng Cả tao về đây cho tao!
(Trong buồng giấy, một tiếng súng nổ, im phăng phắc ở phòng ngoài).
Phồn Y: (Giật mình) - Trời ôi! (Chạy về phía buồng giấy. Phác Viên đứng ngẩn người một lát. Phồn Y chạy từ phía buồng giấy ra, la thất thanh) Bình... Bình... nó...
Phác Viên: - Nó... Nó...
(Phác Viên cùng Phồn Y đều chạy về phía buồng giấy).
HẾt
No comments:
Post a Comment