Monday, August 15, 2011

dramas?

Lúc mình còn nhỏ, trong lúc ăn cơm vẫn hay mẹ ấm ức kể với ba về những chuyện hiềm khích, không công bằng ở trường. Mình nhớ tên cô Tuyết vẫn hay được nhắc tới trong mỗi lần kể chuyện của mẹ. Không biết là cảm giác không thích cô bắt đầu từ những câu chuyện của mẹ hay là vì vẻ lạnh lùng, cao ngạo của cô. Sau này khi mẹ bị giảm biên chế, cô Tuyết phấn đấu lên làm hiệu phó của trường. Cũng may là mẹ nghỉ dạy, nếu không chắc kho chuyện ấm ức của mẹ chắc chỉ tuyền chữ Tuyết.
Lúc đó mình học cấp một, như tuổi thằng Nì con J. bây giờ, cứ tưởng mấy chuyện nói xấu nhau, giận hờn hay ganh ghét, tị hiềm là trò con nít, giống như mình với con Mộng với con bé An hay với con Hằng, con Trang, con Sơ, con Biên thôi chớ. Đâu biết thế giới người lớn là một version của những trò vun vít của trẻ nhỏ, có điều cay độc, thâm thúy, và  lạnh lùng hơn nhiều nhiều lần.
Từ hồi đưa mẹ vô làm chung, có nhiều lần mình tự hỏi làm sao lại đưa mẹ vô cái kẹp giữa những mụ già có trái tim và suy nghĩ của những đứa con nít. Xin lỗi vì báng bổ người lớn tuổi nhưng sự thật là vậy.
Lúc trước khi mẹ vào làm việc, hai người đàn bà họ hàng ngày vẫn đẩy những chiếc xe lặng lẽ đi qua từng dãy hành lang thâu lượm chai lọ đem về căn phòng tối tăm với những khối nhôm dày sát hai bên tường. Mình vẫn thường  chạy vô đó xin những mảnh giấy lau dầy để lót giày mỗi khi quên mang theo tất. Họ có vẻ tốt bụng và vui vẻ. Cảm giác đầu tiên của mình là vậy! Nên khi công ty bắt đầu rục rịch dọn sang chổ mới và mướn thêm nghiên cứu gia, mình hỏi thăm bà chủ bên đó để đưa mẹ vào làm. Mọi việc suông sẻ và mẹ được chọn vô làm, theo đúng luật equal opportunity quy định của ban nhân sự. Có nghĩa là cũng qua phỏng vấn và lựa chọn.
Hai tuần đầu tiên thử việc là những tuần công ty dọn sang địa điểm mới, mẹ- bị cái nhọt trên tai hành sốt te tua nhưng vẫn ráng đi làm mỗi ngày. Đó, đôi lúc mình thấy mẹ có sức khỏe phi thường. Những người mẹ không được phép bị đau là vậy!
Sau vài tháng làm quen việc, chuyện ma cũ ăn hiếp ma mới thì chổ làm nào cũng có. Nhưng với mẹ, nó cứ tiếp diễn. Những ấm ức mẹ chỉ biết đem về kể cho chồng con nghe.
Kể lể thì dài dòng vì những trò lặt vặt của hai bà đó dài liên miên từ ngày này sang ngày khác nên tống khứ nó qua một bên đi cho rồi.
Bạn mình đều hỏi được làm chung với mẹ, được có thời gian ăn trưa với mẹ sao không ăn, nhưng thực tế là mẹ tránh gặp mình tối đa. Bà Mễ, vẫn hay chua cay dấm dót rằng mẹ đã spend quá nhiều thời gian ăn trưa với mình. Nên mẹ sợ liên lụy tới con, cứ lút cút ăn một mình.Giờ trưa bây giờ, mẹ bưng cơm ra xe ăn vội rồi canh giờ đi vô. Mình ăn luôn trong văn phòng.
Tuần vừa rồi, khi bà Mễ đi nghỉ, bà Mỹ bị áp chế gì đó đã lên thẳng văn phòng nhân sự tố cáo sự chèn ép vô lý về tinh thần và không công bằng trong công việc của bà Mễ và chồng bả (bà Mễ đưa chồng vô làm cả gần hai năm nay). Ban nhân sự và ông chủ hoang mang nên có hỏi mình tham gia vào cuộc phỏng vấn riêng của từng người. Không có gì xảy ra vì mẹ kiên quyết không cho mình dính líu tới những biến động dưới lầu. Sáng nay mình hỏi cô bên nhân sự, cô ấy nói, đã nói chuyện với hai bên bị cáo và kẻ cáo buộc, chắc sẽ ổn thỏa thôi, ôi, toàn là dramas ấy mà!
Và bà Mỹ làm gì để xoa dịu những cáo buộc mình đã cả gan làm tuần rồi? Bả nói bả ganh tị với cách đối xử đặc biệt mẹ có từ hai vợ chồng nhà kia.
Đối xử đặc biệt my a$$!!!! (lại xin lỗi vì lỗ mãng)

No comments: