Thế hệ ba mẹ tôi- lúc khăn gói dẫn bầy con ra đi- có hỏi những câu tương tự?
Tháng sáu hàng năm, cả nhà tôi vẫn theo ba mẹ đi gặp mặt đồng hương Đà lạt. Họ không gọi hội đồng hương mà gọi là hội thân hữu, chắc để bao gồm thêm những người yêu mến, hay có ít nhiều gì đó liên quan đến Đà lạt. Mọi người gặp mặt, đều chào nhau bằng câu, “Chào người Đà lạt!” Không biết ba trăm sáu mươi bốn ngày họ là ai, cho một ngày, ai cũng là người Đà lạt.
Nói là đi gặp người quen cùng quê, nhưng ngoài gia đình bà và má, tôi không còn biết và nhận ra ai cả. Hầu hết những người đi dự đều là người nhỏ hoặc hơn hoặc đồng lứa với ba mẹ tôi, ra đi vào những năm tôi còn quá nhỏ để nhớ nỗi khuôn mặt và bối cảnh của họ. Đến như khi mẹ giới thiệu tôi với cô con gái bà Bốn Rìu, lại nhắc nhà ở gần giếng Hai vòi. Trong khoảng khắc, tôi không tài nào nhớ quá khỏi cái giếng Hai vòi của bà Tín. Cứ tẩn mẩn tới tối mới định vị được nhà bà Bốn Rìu ở đâu. Rồi sực nhớ dì T. con ông cậu làm dâu nhà này.
Cái mức độ thiêng liêng, gần gũi với đồng hương trong tâm thức, theo từng thế hệ mà giảm đi, tôi nghiệm ra vậy.
Như bà đây, mỗi năm đau yếu thể nào bà cũng ráng ra tham dự. Bà ngồi trên hàng ghế danh dự, lưng tay trổ đồi mồi đen ráp nắm chặt tay mấy bà bạn, quay qua điểm mặt thử ai đi ai ở, ai còn ai mất. Lúc bà đi săm soi coi từng cái hình nhỏ cắt dán trên những tấm carton sinh hoạt của hội thân hữu hàng năm, tay bà run rẩy rờ từng khuôn mặt, dừng lại hình bà bạn già, bà nói, “Bà này ngoại nghe nói đã mất năm ngoái.” Thế hệ của bà, giờ chỉ ngồi lặng lẽ tán chuyện con cháu, chuyện cái khớp chân, cái khuỷu tay đau nhức mỗi khi trở trời, chuyện một ngày mình đi bộ bao xa. Vậy nhưng ông bà là chất keo dính cho thế hệ con cháu sau này, vành khăn đen mỏ quạ đó, búi tóc nhỏ xíu bạc phơ đó, hàm răng đen bóng cái còn cái mất đó, thể nào mà không gợi nhớ những ngày mưa dầm bùn đất dính nghẹt đế dép lội ngược về những con dốc ngợp những hàng thông xanh?
Hôm đi mẹ gặp được người thầy giáo cũ, ba gặp người đồng hương Ban Mê Thuộc về hội ngộ với Đà lạt. Từ lúc mới tới, đã nhìn quanh quất tìm người quen để còn tay bắt mặt mừng. Người này hỏi người kia, có gặp anh A, chị B, chú C chưa? Người quen nhau thế hệ của ba mẹ thì nhiều lắm. Nếu tính ra thì chắc cũng là những người ở vùng lân cận tìm về thôi. Những người ở tiểu bang khác, chắc là có riêng hội đồng hương Đà lạt hay là không tiện về họp mặt. Thích nhất là được nghe lại những giọng nói với âm hưởng của người Đà lạt. Không nặng, không nhẹ, trung hòa của thanh âm tứ xứ. Bao nhiêu năm qua rồi, vẫn không lầm lẫn đâu được! Chỉ ngồi chứng kiến cảnh người người tay bắt mặt mừng chào hỏi với người quen cũ thôi cũng đủ thấy vui vui trong bụng.
Trong chừng đó năm chăm chỉ đi gặp đồng hương, hiếm khi nào anh em tôi gặp người cùng trang lứa. Mà nếu có cũng là người ở đâu đó, dù có ở lại Đà lạt, cả đời cũng chưa chắc đã đụng mặt nhau. Được biết những người cùng lứa với anh em tôi, hầu như là con dân HO, đều ở tứ tán khắp nơi, như chị em chị T. ở tuốt bên Texas, chị em anh H. ở Arizona, chị em T. N. thì đứa ở Georgia đứa sống ở Hawaii, T. lang thang qua tới Massachusette, D. lưu lạc tới Hawaii, anh T. nghe đâu ở Washington, anh Đạt chị Xuân thì sống đâu đó ở North California, thằng Bình con cô Tư thì nghe nói đã bỏ về Việt nam sống. Người quen cùng quê, cùng xóm thì chắc cũng nhiều nhưng đã mất hoặc không liên lạc được. Thật tình mà nói, nếu không vì ba mẹ đường xa đi lại không tiện, anh em tôi có nhớ tới ngày này để hội tụ về? Rồi khi đi lại giữa những khuôn mặt quen mà lạ vầy, biết nói chuyện gì đây? Giá như có gặp người cùng xóm, cũng loay hoay tán gẫu chuyện công ăn việc làm, chuyện nuôi con dạy cái, đủ thứ chuyện ta bà, trừ chuyện ‘hồi đó bên mình.’
Con bây giờ biết nói tên thành phố tôi sinh ra mỗi khi hỏi nó mẹ ở Việt nam ở đâu. Bấy nhiêu thôi cũng đủ làm tôi tự mình hào hứng- nói tắt lại là tự hào- lắm rồi. Giống như lúc xưa, mỗi lần khai nguyên quán, phải là nguyên quán của ba, điền vào Bát Vọng Tây, thiệt tôi thấy mập mờ, xa lắc. Hành trình về quê của cả nhà nhằm để con biết tới quê cha đất tổ, Đà lạt trong con giờ chỉ có từ ‘nóng’. Chắc là trời trưa nắng gắt, bầu đoàn kéo nhau đi thắp nhang mộ Nội Ngoại. Nhưng mà vậy đi, trang giấy trắng không thể nào viết hết trong một khoảnh khắc. Mình không quay lưng, con làm sao mà quên được.
Lòng có mềm đi giữa một chiều Đà lạt trong lòng California?
…Gần nhau, trao cho nhau yêu thương tình loài người, gần nhau, trao cho nhau tin yêu đừng gian dối…
Hẹn về tháng sáu nhiều năm sau…
Tháng sáu hàng năm, cả nhà tôi vẫn theo ba mẹ đi gặp mặt đồng hương Đà lạt. Họ không gọi hội đồng hương mà gọi là hội thân hữu, chắc để bao gồm thêm những người yêu mến, hay có ít nhiều gì đó liên quan đến Đà lạt. Mọi người gặp mặt, đều chào nhau bằng câu, “Chào người Đà lạt!” Không biết ba trăm sáu mươi bốn ngày họ là ai, cho một ngày, ai cũng là người Đà lạt.
Nói là đi gặp người quen cùng quê, nhưng ngoài gia đình bà và má, tôi không còn biết và nhận ra ai cả. Hầu hết những người đi dự đều là người nhỏ hoặc hơn hoặc đồng lứa với ba mẹ tôi, ra đi vào những năm tôi còn quá nhỏ để nhớ nỗi khuôn mặt và bối cảnh của họ. Đến như khi mẹ giới thiệu tôi với cô con gái bà Bốn Rìu, lại nhắc nhà ở gần giếng Hai vòi. Trong khoảng khắc, tôi không tài nào nhớ quá khỏi cái giếng Hai vòi của bà Tín. Cứ tẩn mẩn tới tối mới định vị được nhà bà Bốn Rìu ở đâu. Rồi sực nhớ dì T. con ông cậu làm dâu nhà này.
Cái mức độ thiêng liêng, gần gũi với đồng hương trong tâm thức, theo từng thế hệ mà giảm đi, tôi nghiệm ra vậy.
Như bà đây, mỗi năm đau yếu thể nào bà cũng ráng ra tham dự. Bà ngồi trên hàng ghế danh dự, lưng tay trổ đồi mồi đen ráp nắm chặt tay mấy bà bạn, quay qua điểm mặt thử ai đi ai ở, ai còn ai mất. Lúc bà đi săm soi coi từng cái hình nhỏ cắt dán trên những tấm carton sinh hoạt của hội thân hữu hàng năm, tay bà run rẩy rờ từng khuôn mặt, dừng lại hình bà bạn già, bà nói, “Bà này ngoại nghe nói đã mất năm ngoái.” Thế hệ của bà, giờ chỉ ngồi lặng lẽ tán chuyện con cháu, chuyện cái khớp chân, cái khuỷu tay đau nhức mỗi khi trở trời, chuyện một ngày mình đi bộ bao xa. Vậy nhưng ông bà là chất keo dính cho thế hệ con cháu sau này, vành khăn đen mỏ quạ đó, búi tóc nhỏ xíu bạc phơ đó, hàm răng đen bóng cái còn cái mất đó, thể nào mà không gợi nhớ những ngày mưa dầm bùn đất dính nghẹt đế dép lội ngược về những con dốc ngợp những hàng thông xanh?
Hôm đi mẹ gặp được người thầy giáo cũ, ba gặp người đồng hương Ban Mê Thuộc về hội ngộ với Đà lạt. Từ lúc mới tới, đã nhìn quanh quất tìm người quen để còn tay bắt mặt mừng. Người này hỏi người kia, có gặp anh A, chị B, chú C chưa? Người quen nhau thế hệ của ba mẹ thì nhiều lắm. Nếu tính ra thì chắc cũng là những người ở vùng lân cận tìm về thôi. Những người ở tiểu bang khác, chắc là có riêng hội đồng hương Đà lạt hay là không tiện về họp mặt. Thích nhất là được nghe lại những giọng nói với âm hưởng của người Đà lạt. Không nặng, không nhẹ, trung hòa của thanh âm tứ xứ. Bao nhiêu năm qua rồi, vẫn không lầm lẫn đâu được! Chỉ ngồi chứng kiến cảnh người người tay bắt mặt mừng chào hỏi với người quen cũ thôi cũng đủ thấy vui vui trong bụng.
Trong chừng đó năm chăm chỉ đi gặp đồng hương, hiếm khi nào anh em tôi gặp người cùng trang lứa. Mà nếu có cũng là người ở đâu đó, dù có ở lại Đà lạt, cả đời cũng chưa chắc đã đụng mặt nhau. Được biết những người cùng lứa với anh em tôi, hầu như là con dân HO, đều ở tứ tán khắp nơi, như chị em chị T. ở tuốt bên Texas, chị em anh H. ở Arizona, chị em T. N. thì đứa ở Georgia đứa sống ở Hawaii, T. lang thang qua tới Massachusette, D. lưu lạc tới Hawaii, anh T. nghe đâu ở Washington, anh Đạt chị Xuân thì sống đâu đó ở North California, thằng Bình con cô Tư thì nghe nói đã bỏ về Việt nam sống. Người quen cùng quê, cùng xóm thì chắc cũng nhiều nhưng đã mất hoặc không liên lạc được. Thật tình mà nói, nếu không vì ba mẹ đường xa đi lại không tiện, anh em tôi có nhớ tới ngày này để hội tụ về? Rồi khi đi lại giữa những khuôn mặt quen mà lạ vầy, biết nói chuyện gì đây? Giá như có gặp người cùng xóm, cũng loay hoay tán gẫu chuyện công ăn việc làm, chuyện nuôi con dạy cái, đủ thứ chuyện ta bà, trừ chuyện ‘hồi đó bên mình.’
Con bây giờ biết nói tên thành phố tôi sinh ra mỗi khi hỏi nó mẹ ở Việt nam ở đâu. Bấy nhiêu thôi cũng đủ làm tôi tự mình hào hứng- nói tắt lại là tự hào- lắm rồi. Giống như lúc xưa, mỗi lần khai nguyên quán, phải là nguyên quán của ba, điền vào Bát Vọng Tây, thiệt tôi thấy mập mờ, xa lắc. Hành trình về quê của cả nhà nhằm để con biết tới quê cha đất tổ, Đà lạt trong con giờ chỉ có từ ‘nóng’. Chắc là trời trưa nắng gắt, bầu đoàn kéo nhau đi thắp nhang mộ Nội Ngoại. Nhưng mà vậy đi, trang giấy trắng không thể nào viết hết trong một khoảnh khắc. Mình không quay lưng, con làm sao mà quên được.
Lòng có mềm đi giữa một chiều Đà lạt trong lòng California?
…Gần nhau, trao cho nhau yêu thương tình loài người, gần nhau, trao cho nhau tin yêu đừng gian dối…
Hẹn về tháng sáu nhiều năm sau…
6 comments:
Chi. o*i,
Tra(n tro*? na`y ddo^i khi la`m em kho^ng muo^'n co' con ... Co' le~ " the only thing to fear is fear itself" chi. nhi? ...
Nga`y bin`h an nha chi. :)
Tram
Em ơi, trăn trở này chỉ là một phần nhỏ của trăm ngàn mối lo khi có con. Chuyện gì chớ chuyện này mình dạy được mà. Ngày bình an và cuối tuần vui nghen em.
i love Đà Lạt.
And giọng người Đà lạt!!!
I went there two weeks ago when i was in vietnam. It was great!
J nhin dep nhu nguoi mau chi ah :)
Ủa, Ta đi VN về lại rồi đó hả? Mau vậy? Đà lạt bây giờ bị lai căng nhiều quá, không còn nguyên thủy như hồi trước nữa đâu!
Cám ơn dì Thắng khen J. Dạo này em khỏe không?
Post a Comment