Văn xưa có lối tả chuyện thất tình là lạ.
Năm 551 trước Công Nguyên, Khổng Phu Tử tên là Khâu, chữ là Trọng Ni, sinh ở ấp Trâu, nước Lỗ, dòng dõi nhà Ân.
Từ nhỏ, Khâu ham học lạ thường, mà học hành cũng rất mau lẹ. Hay tìm thầy giỏi trong thiên hạ để theo học nhưng thường thì chỉ một tháng là nhà nào cũng hết chữ.
Độ ấy, Khâu theo học ở nhà họ Cát nước Tống. Hàng xóm nhà họ Cát là nhà họ Chu, có người con gái là nàng Chu Thu Ngọc. Nhà họ Chu này vốn dòng Chu Công, thế thời suy vi, dọn về ở vùng này đã ba đời nay. Chu Thu Ngọc vẻ mặt rất xinh đẹp mà lại nết na hiền thục, thường ngồi dệt vải ngoài sân nhìn Khâu học.
Khâu cũng có tình ý với nàng, hay liếc mắt trông sang. Khâu ngồi đọc sách nghe giảng ba tháng không học được chữ nào vào bụng bèn nhờ người qua nói với nàng Chu “Ta ở đây không sao học được, tạm xa nàng ít lâu, tới khi thành đạt sẽ cho người tới đón nàng về”. Nói đoạn rũ áo ra đi.
Khâu tới Vệ, chặt tre, viết thẻ nhờ người đưa về cho nàng Chu.
“Nước Vệ. Tháng Ba. Mùa Hạ.
Khí hậu và phong cảnh ở đây đẹp đẽ vô cùng.
Nếu có nàng ở đây, ta sẽ đưa nàng tới tắm ở sông Nguyệt Cầm,
rồi đi hóng gió ở đền Vũ Vu.
Ta gọi nàng là Cô Gái Trung Hoa.
Ta sẽ đưa nàng tới đây.
Ta sẽ đưa nàng tới đây.”
2.
Mùa thu, tháng tám, Khổng Phu Tử trở về Tống, thì nàng Chu đã về làm lẽ nhà họ Bàng.
Nàng Chu biết Khổng Phu Tử về, nhờ người nói lại: “Em là cô gái trong khung cửa, có biết chữ đâu mà đọc thẻ tre của chàng gửi? Cha mẹ đặt đâu thì xin ngồi đấy, chưa bao giờ dám mơ đến hai chữ Tự Do? Mọi thứ xin tùy ý chàng”.
Khổng Phu Tử ngồi phệt xuống nền nhà nàng khi cũ, trong lòng tê tái, ruột gan rối bời, suốt nửa ngày không nói được chữ nào.
“Sông Nguyệt Cầm mà để làm gì? Đền Vũ Vu thì dành cho ai?
Ta đã không đủ Nhân chăng? Ta đã không đủ Trí chăng?
Tại sao nàng lại bỏ ta?”
Học trò nước Tống, nước Trịnh nghe tin Khổng Phu Tử bôn ba khắp nơi trở về , kéo nhau đến, đứng chật hai bờ ruộng xin được nghe giảng. Chúng hỏi “Thầy đi khắp nơi thế, xin được nghe dạy bảo một lời?”
Khổng Phu Tử lặng thinh, mắt nhìn xa xăm. Nhìn xuyên thế giới, nhìn từ cõi dương phần qua cõi âm phần. Nhìn thấy ông Chu Công ngồi viết sách, nhìn thấy nàng Chu nương ngồi dệt vải. Thẫn thờ mà đáp rằng:
“Ta Tòng Chu”.
3.
Năm 506 trước Công nguyên, Khổng Phu Tử dẫn ba mươi học trò qua Thái. Dân nước Thái chẳng buồn đón tiếp. Nhà giàu vẫn đóng chặt cửa, nhà nghèo vẫn ra ruộng cày.
Ba hôm sau, nàng Nam Tử, xinh đẹp nhất hồi đó cũng qua Thái. Dân nước Thái đứng chật đường tranh nhau xem mặt. Nhà giàu mở cửa, đốt pháo. Nhà nghèo dọn ngõ, treo nêu.
Khổng Phu Tử rầu rầu sắc mặt gọi mấy trò lại mà hỏi rằng:
"Này anh Do, thế nào là nhan sắc?"
Tử Lộ đáp “Thưa thầy, nhan sắc là sắc đẹp của người con gái”.
Khổng Phu Tử cau mày “Anh sai rồi”.
"Này anh Tứ, thế nào là nhan sắc?"
Tử Cống đáp “Thưa thầy, nhan sắc là nét đẹp trong thiên hạ”.
Khổng Phu Tử nói “Như anh nói thì cũng tạm được coi là có học”.
"Này anh Hồi, thế nào là nhan sắc?"
Nhan Uyên đáp "Thưa thầy, làm gì có nhan sắc, thiên hạ cứ tưởng lầm đấy thôi ạ".
Khổng Phu Tử cười khanh khách “Anh nói phải lắm, phải lắm”.
Tăng Sâm đứng nghe lỏm ngoài cửa bèn nói chõ vào:
“Thưa thầy, thế còn nàng Chu nương ?”.
Khổng Phu Tử lặng thinh, mắt nhìn xa xăm. Nhìn xuyên thế giới, nhìn từ cõi dương phần qua cõi âm phần. Nhìn thấy ông Chu Công ngồi viết sách, nhìn thấy nàng Chu nương ngồi dệt vải. Thẫn thờ mà đáp rằng:
“Ta vẫn tòng Chu”.
4.
Khổng Phu Tử lang thang khắp nơi mà không làm nên trò trống gì. Học trò bỏ đi gần hết. Nhan Uyên thì đã chết, chỉ còn Tử Cống ở gần, thỉnh thoảng tới thăm thầy.
Khổng Phu Tử nói:
“Ta sắp đi ngủ với giun rồi,
Ta sắp đi ngủ với giun rồi.
Sao anh đến trễ thế?”
Tử Cống hỏi:
“Liệu có còn nhà Chu được chăng?”.
Khổng Phu Tử đáp:
“Hết tất cả rồi. Thiên hạ loạn lạc đã lâu, làm gì còn nhà Chu nữa?”.
Khổng Phu Tử lại lặng thinh, mắt lại nhìn xa xăm. Nhìn xuyên thế giới, nhìn từ cõi dương phần qua cõi âm phần. Không còn thấy ông Chu Công ngồi viết sách, không còn thấy nàng Chu nương ngồi dệt vải. Thẫn thờ hồi lâu rồi nói:
“Ta đi đây”.
Một tháng sau Khổng Tử mất. Đấy là năm 479 trước CN. 250 năm sau, nhà Chu mất về tay nhà Tấn, còn nàng Thu Ngọc, mãi đến hết đời, Khổng Phu tử cũng không một lần gặp lại.
Năm 551 trước Công Nguyên, Khổng Phu Tử tên là Khâu, chữ là Trọng Ni, sinh ở ấp Trâu, nước Lỗ, dòng dõi nhà Ân.
Từ nhỏ, Khâu ham học lạ thường, mà học hành cũng rất mau lẹ. Hay tìm thầy giỏi trong thiên hạ để theo học nhưng thường thì chỉ một tháng là nhà nào cũng hết chữ.
Độ ấy, Khâu theo học ở nhà họ Cát nước Tống. Hàng xóm nhà họ Cát là nhà họ Chu, có người con gái là nàng Chu Thu Ngọc. Nhà họ Chu này vốn dòng Chu Công, thế thời suy vi, dọn về ở vùng này đã ba đời nay. Chu Thu Ngọc vẻ mặt rất xinh đẹp mà lại nết na hiền thục, thường ngồi dệt vải ngoài sân nhìn Khâu học.
Khâu cũng có tình ý với nàng, hay liếc mắt trông sang. Khâu ngồi đọc sách nghe giảng ba tháng không học được chữ nào vào bụng bèn nhờ người qua nói với nàng Chu “Ta ở đây không sao học được, tạm xa nàng ít lâu, tới khi thành đạt sẽ cho người tới đón nàng về”. Nói đoạn rũ áo ra đi.
Khâu tới Vệ, chặt tre, viết thẻ nhờ người đưa về cho nàng Chu.
“Nước Vệ. Tháng Ba. Mùa Hạ.
Khí hậu và phong cảnh ở đây đẹp đẽ vô cùng.
Nếu có nàng ở đây, ta sẽ đưa nàng tới tắm ở sông Nguyệt Cầm,
rồi đi hóng gió ở đền Vũ Vu.
Ta gọi nàng là Cô Gái Trung Hoa.
Ta sẽ đưa nàng tới đây.
Ta sẽ đưa nàng tới đây.”
2.
Mùa thu, tháng tám, Khổng Phu Tử trở về Tống, thì nàng Chu đã về làm lẽ nhà họ Bàng.
Nàng Chu biết Khổng Phu Tử về, nhờ người nói lại: “Em là cô gái trong khung cửa, có biết chữ đâu mà đọc thẻ tre của chàng gửi? Cha mẹ đặt đâu thì xin ngồi đấy, chưa bao giờ dám mơ đến hai chữ Tự Do? Mọi thứ xin tùy ý chàng”.
Khổng Phu Tử ngồi phệt xuống nền nhà nàng khi cũ, trong lòng tê tái, ruột gan rối bời, suốt nửa ngày không nói được chữ nào.
“Sông Nguyệt Cầm mà để làm gì? Đền Vũ Vu thì dành cho ai?
Ta đã không đủ Nhân chăng? Ta đã không đủ Trí chăng?
Tại sao nàng lại bỏ ta?”
Học trò nước Tống, nước Trịnh nghe tin Khổng Phu Tử bôn ba khắp nơi trở về , kéo nhau đến, đứng chật hai bờ ruộng xin được nghe giảng. Chúng hỏi “Thầy đi khắp nơi thế, xin được nghe dạy bảo một lời?”
Khổng Phu Tử lặng thinh, mắt nhìn xa xăm. Nhìn xuyên thế giới, nhìn từ cõi dương phần qua cõi âm phần. Nhìn thấy ông Chu Công ngồi viết sách, nhìn thấy nàng Chu nương ngồi dệt vải. Thẫn thờ mà đáp rằng:
“Ta Tòng Chu”.
3.
Năm 506 trước Công nguyên, Khổng Phu Tử dẫn ba mươi học trò qua Thái. Dân nước Thái chẳng buồn đón tiếp. Nhà giàu vẫn đóng chặt cửa, nhà nghèo vẫn ra ruộng cày.
Ba hôm sau, nàng Nam Tử, xinh đẹp nhất hồi đó cũng qua Thái. Dân nước Thái đứng chật đường tranh nhau xem mặt. Nhà giàu mở cửa, đốt pháo. Nhà nghèo dọn ngõ, treo nêu.
Khổng Phu Tử rầu rầu sắc mặt gọi mấy trò lại mà hỏi rằng:
"Này anh Do, thế nào là nhan sắc?"
Tử Lộ đáp “Thưa thầy, nhan sắc là sắc đẹp của người con gái”.
Khổng Phu Tử cau mày “Anh sai rồi”.
"Này anh Tứ, thế nào là nhan sắc?"
Tử Cống đáp “Thưa thầy, nhan sắc là nét đẹp trong thiên hạ”.
Khổng Phu Tử nói “Như anh nói thì cũng tạm được coi là có học”.
"Này anh Hồi, thế nào là nhan sắc?"
Nhan Uyên đáp "Thưa thầy, làm gì có nhan sắc, thiên hạ cứ tưởng lầm đấy thôi ạ".
Khổng Phu Tử cười khanh khách “Anh nói phải lắm, phải lắm”.
Tăng Sâm đứng nghe lỏm ngoài cửa bèn nói chõ vào:
“Thưa thầy, thế còn nàng Chu nương ?”.
Khổng Phu Tử lặng thinh, mắt nhìn xa xăm. Nhìn xuyên thế giới, nhìn từ cõi dương phần qua cõi âm phần. Nhìn thấy ông Chu Công ngồi viết sách, nhìn thấy nàng Chu nương ngồi dệt vải. Thẫn thờ mà đáp rằng:
“Ta vẫn tòng Chu”.
4.
Khổng Phu Tử lang thang khắp nơi mà không làm nên trò trống gì. Học trò bỏ đi gần hết. Nhan Uyên thì đã chết, chỉ còn Tử Cống ở gần, thỉnh thoảng tới thăm thầy.
Khổng Phu Tử nói:
“Ta sắp đi ngủ với giun rồi,
Ta sắp đi ngủ với giun rồi.
Sao anh đến trễ thế?”
Tử Cống hỏi:
“Liệu có còn nhà Chu được chăng?”.
Khổng Phu Tử đáp:
“Hết tất cả rồi. Thiên hạ loạn lạc đã lâu, làm gì còn nhà Chu nữa?”.
Khổng Phu Tử lại lặng thinh, mắt lại nhìn xa xăm. Nhìn xuyên thế giới, nhìn từ cõi dương phần qua cõi âm phần. Không còn thấy ông Chu Công ngồi viết sách, không còn thấy nàng Chu nương ngồi dệt vải. Thẫn thờ hồi lâu rồi nói:
“Ta đi đây”.
Một tháng sau Khổng Tử mất. Đấy là năm 479 trước CN. 250 năm sau, nhà Chu mất về tay nhà Tấn, còn nàng Thu Ngọc, mãi đến hết đời, Khổng Phu tử cũng không một lần gặp lại.
No comments:
Post a Comment